Hình thức tiếp xúc cử tri

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOẠT ĐỘNG TIẾP xúc cử TRI của đại BIỂU QUỐC hội – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 21 - 27)

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

1.4 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

1.4.2 Hình thức tiếp xúc cử tri

Có hai hình thức tiếp xúc cử tri đó là: Hội nghị tiếp xúc cử tri và gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri. Tiếp xúc cử tri bao gồm: Tiếp xúc cử tri theo định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội, tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc của đại biểu, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm.20

1.4.2.1 Hội nghị tiếp xúc cử tri

Trước đây ở Nghị quyết liên tịch số 06/2004 quy định bắt buộc là tiếp xúc cử tri theo định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội, tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc của đại biểu, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm đều phải tổ chức theo hình thức hội nghị. Hội nghị tiếp xúc cử tri là hình thức tiếp xúc cử tri theo chương trình, kế hoạch của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên đến khi Nghị quyết liên tịch số 525/2012 ra đời thì Hội nghị tiếp xúc cử tri được áp dụng đối với tiếp xúc cử tri theo định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội còn đối với hoạt động tiếp xúc cử tri tại nơi làm việc, nơi cư trú, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng hoặc theo địa bàn mà đại biểu Quốc hội quan tâm, thì căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội có thể áp dụng hoặc không áp

18Điều 6, Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

19 Điều 5, Nghị quyết liên tịch số 06/2004/NQLT/UBTVQH11-ĐCTUBMTTQVN ban hành hướng dẫn về việc đại biểu quốc hội tiếp xúc cử tri

20 Điều 5, Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

dụng hình thức hội nghị tiếp xúc cử tri.21 Đây là một điểm mới tiến bộ trong quy định của pháp luật về hình thức của hoạt động tiếp xúc cử tri bởi vì quy định này giúp cho các đại biểu Quốc hội chủ động hơn khi tham gia tiếp xúc cử tri và gần gũi với cử tri hơn bởi vì khi tổ chức theo hình thức hội nghị thì đòi hỏi các cơ quan, đơn vị tổ chức và đại biểu Quốc hội phải chuẩn bị đầy đủ về mặt hình thức, cơ sở vật chất, địa điểm phải thật trang trọng như đúng với bản chất của hội nghị. Điều này thì cần phải có thời gian dài chuẩn bị vì thế rất mất thời gian và cả kinh phí, bản thân của các cử tri khi đi tham gia tiếp xúc cử tri đa số là nhân dân lao động họ không quen với không khí trang nghiêm của cơ quan thì khi tiếp xúc với các đại biểu cử tri sẽ không thoải mái mạnh dạn để nêu lên ý kiến, hay đặt câu hỏi của mình với đại biểu trong khi đó việc đó lại chính là quyền lợi của mình.

Bên cạnh đó việc tiếp xúc cử tri trước và sau kì họp đều có quy định về thời gian nên các đơn vị có liên quan có thể dự kiến tính toán mà chuẩn bị chu đáo theo hình thức hội nghị, còn đối với tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc của đại biểu, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm thì luật không nêu cụ thể về thời gian là khi nào sẽ tiếp xúc mà chỉ nêu là trong trường hợp đại biểu Quốc hội có “yêu cầu” hoặc khi đại biểu Quốc hội thấy “cần thiết” vì vậy các cơ quan liên quan khó có thể mà dự tính được thời gian cụ thể để chuẩn bị chu đáo theo hình thức hội nghị được nên có thể không áp dụng hình thức này.

Hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội

Các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội giúp ích rất nhiều cho các đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong đó có thể nêu lên một số lợi ích như sau:

Thứ nhất, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Từ đó mang tiếng nói của cử tri đến với diễn đàn của Quốc hội

Thứ hai, nắm bắt được các vấn đề nổi cộm đang diễn ra trong xã hội nhờ vậy, các cuộc thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế- xã hội tại hội trường thường có chất lượng và phản ánh đúng nhu cầu của đất nước.

Thứ ba, nắm bắt được các thông tin cần thiết để thực hiện chức năng giám sát, đa số các câu hỏi chất vấn được nêu ra tại các kỳ họp thường do các đại biểu thu thập được thông tin qua sự phản ánh của cử tri.

Từ đó quy định về hội nghị tiếp xúc cử tri như sau: Chậm nhất là 20 ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp xúc cử tri ở địa phương mình ứng cử, trong buổi tiếp xúc này đại biểu Quốc hội sẽ báo cáo dự kiến nội

21 Điều 18, Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri của

dung, chương trình kỳ họp Quốc hội và những vấn đề có liên quan đến kỳ họp, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đại biểu Quốc hội có thể lựa chọn những nội dung Quốc hội sẽ thảo luận, xem xét, thông qua tại kỳ họp để báo cáo, trao đổi với cử tri, gợi mở những vấn đề quan tâm để cử tri tham gia ý kiến.22

Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội

Chậm nhất là 20 ngày, sau ngày bế mạc kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp xúc cử tri ở địa phương mình ứng cử mục đích nhằm để báo cáo về kết quả kỳ họp Quốc hội mà đại biểu Quốc hội đã tham dự vừa qua về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Bên cạch đó phổ biến các luật, nghị quyết và những quyết định khác mà Quốc hội đã thông qua trong kỳ họp động viên nhân dân thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, chính sách, pháp luật của nhà nước. lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri. Cũng tại buổi tiếp xúc này vị trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc phân công đại biểu Quốc hội trong Đoàn báo cáo kết quả kỳ họp Quốc hội tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc báo cáo với cử tri thông qua phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương. Tại cuộc tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội báo cáo với cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình và việc thực hiện chương trình hành động đã hứa trước cử tri khi vận động bầu cử.23

1.4.2.2 Việc tiếp xúc cử tri nơi cư trú

Tiếp xúc cử tri nơi cư trú được quy định như sau: Khi đại biểu Quốc hội có yêu cầu tiếp xúc cử tri nơi cư trú, thì tùy theo nơi làm việc của đại biểu Quốc hội tại địa phương hoặc ở trung ương, thì Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân hoặc cơ quan, nơi đại biểu Quốc hội làm việc có trách nhiệm cử cán bộ liên hệ với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, nơi đại biểu Quốc hội cư trú để tổ chức cuộc tiếp xúc cử tri.24 Cái lợi thế của việc tiếp xúc cử tri nơi cư trú đó là đại biểu Quốc hội có sự gần rũi hơn do cử tri đã thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với đại biểu nên dễ bày tỏ quan điểm, nêu ý kiến, kiến nghị của mình, nếu như trước đây trong quy định của văn bản Luật cũ thì tiếp xúc cử tri nơi cư trú được thực hiện là do văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội giúp đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội tự liên hệ thì giờ đây thì tùy theo nơi làm việc của đại biểu Quốc hội tại địa phương hoặc ở trung ương, thì Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân hoặc cơ quan, nơi đại biểu Quốc

22 Điều 22 Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

23 Điều 22 Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

24 Điều 23 Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

hội làm việc lien hệ với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, nơi đại biểu Quốc hội cư trú thực hiện tiếp xúc cử tri chứ đại biểu Quốc hội không còn tự mình liên hệ nữa.

1.4.2.3 Việc tiếp xúc cử tri nơi làm việc

Tiếp xúc cử tri nơi làm việc được quy định như sau: Khi đại biểu Quốc hội có yêu cầu tiếp xúc cử tri tại nơi làm việc, thì Thủ trưởng, Chủ tịch Công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu Quốc hội làm việc có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, tạo điều kiện thuận lợi để cử tri tham dự buổi tiếp xúc.25 Cũng tương tự với tiếp xúc cử tri nơi cư trú thì tiếp xúc cử tri nơi làm việc là hoạt động tiếp xúc cử tri được cho là gần gũi nhất, nơi làm việc chính là nơi đại biểu tới mỗi ngày, có mối quan hệ trên công việc với mỗi cữ tri vì thế mỗi khi đại biểu Quốc hội có yêu câu muốn tiếp xúc cử tri thì có thể tự liên hệ với Thủ trưởng, Chủ tịch Công đoàn để gặp gỡ cử tri

1.4.2.4 Tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực

Việc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực cũng là một hoạt động của tiếp xúc cử tri mà Căn cứ vào chương trình, nội dung kỳ họp Quốc hội, các dự án luật, nghị quyết, các báo cáo và các dự án khác mà Quốc hội sẽ xem xét, thông qua tại kỳ họp, Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu Quốc hội quan tâm, cử tri tham gia cuộc tiếp xúc là chuyên gia, nhà nghiên cứu, người có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn về chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu cần trao đổi, lấy ý kiến, kiến nghị.26

Như đã nói ở trên, căn cứ vào chương trình nội dung kỳ họp Quốc hội, các dự án luật, nghị quyết, các báo cáo và các dự án khác mà Quốc hội sẽ xem xét, thông qua tại kỳ họp thì từ đây các đại biểu Quốc hội có thể xem xét những vấn đề mà mình quan tâm để tổ chức tiếp xúc cử tri nhằm thu thập hoặc xem coi cử tri nhận định như thế njao2 về vấn đề đó.

Điểm đặc biệt của hoạt động tiếp xúc cử tri theo chuyên đề lĩnh vực này là cử tri tham gia cuộc tiếp xúc là chuyên gia, nhà nghiên cứu, người có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn về chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu cần trao đổi, lấy ý kiến, kiến nghị, bởi vì đối tượng này là những cử tri có kinh nghiệm, năng lực đánh giá lẫn trình độ chuyên môn cao, những ý kiến đóng góp của họ ít nhiều vẫn sẽ có giá trị xác thực hơn.

25 Điều 24 Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

26 Điều 25, Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri của

1.4.2.5 Tiếp xúc cử tri theo đối tượng

Việc tiếp xúc cử tri theo đối tượng được quy định như sau: Căn cứ vào nội dung, chương trình kỳ họp Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri có liên quan trực tiếp đến đối tượng điều chỉnh của các dự án luật, các dự án khác mà Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp.

Theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân có trách nhiệm liên hệ với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc đúng đối tượng cử tri theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội.

Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến hoạt động tiếp xúc cử tri có trách nhiệm thông báo, tạo điều kiện để cử tri thuộc đối tượng đại biểu quan tâm tham dự cuộc tiếp xúc cử tri.

Tại cuộc tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội chủ động nêu những vấn đề mà mình quan tâm tìm hiểu để trao đổi từ đó lấy ý kiến, kiến nghị của cử tri xem ý của họ đánh giá như thế nào về những vấn đề đó.27

Điểm khác biệt giữa tiếp xúc cử tri theo đối tượng so với các hoạt động tiếp xúc cử tri khác (tiếp xúc cử tri chuyên đề, lĩnh vực, cư trú, làm việc…) là cử tri trong buổi tiếp xúc là tập hợp những cử tri thuộc lĩnh vực điều chỉnh của các dự án Luật hoặc các dự án khác mà Quốc hội xem xét thông qua tại kì họp ví dụ như Quốc hội xem xét dự án Luật về doanh nghiệp thì có sự tham gia của cự tri là chủ hoặc là đại diện của các doanh nghiệp tham dự. Ưu điểm của tiếp xúc cử tri theo đối tượng là đảm bảo tính khả thi của các dự án Luật khi Quốc hội ban hành nó đảm bảo được quyền lợi của đối tượng mà Luật điều chỉnh cũng như hạn chế sự thiếu khả quan dẫn đến hiện trạng Luật nói một đằng mà làm một nẽo.

1.4.2.6 Tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn tỉnh, thành phố, nơi đại biểu Quốc hội ứng cử

Bên cạnh đó trong trường hợp cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả đóng góp của cử tri vào việc xây dựng luật, hoạt động giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, đại biểu Quốc hội có thể tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi mình ứng cử. Chậm nhất là 20 ngày, trước ngày dự kiến tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thông báo bằng văn bản chương trình, kế hoạch, nội dung tiếp xúc cử tri nơi đại biểu Quốc hội đến tiếp xúc cho Đoàn đại biểu

27 Điều 26 Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

Quốc hội địa phương để sắp xếp, bố trí thời gian, địa điểm và chuẩn bị các điều kiện để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.28

Theo Hiến pháp năm 1992 “đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước”,29 vì vậy khi có nhu cầu tiếp thu ý kiến nhân dân cho việc nâng cao hiệu quả đóng góp của đại biểu vào việc xây dựng Luật, hoạt động giám sát…

thì đại biểu Quốc hội có thể tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn mà đại biểu ứng cử, vì cử tri này cũng là người mà đại biểu Quốc hội có trách nhiệm làm đại diện là một bộ phận của cử tri cả nước, mà như vậy thì đại biểu Quốc hội có quyền tiếp xúc là điều hiển nhiên.

1.4.2.7 Tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri

Tồn tại bên cạnh các hoạt động tiếp xúc cử tri nêu trên thì việc đại biểu Quốc hội gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri cũng được quy định trong Nghị quyết liên tịch như sau: Căn cứ vào điều kiện cụ thể và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của mình, đại biểu Quốc hội gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri để lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri bằng cách đại biểu Quốc hội trực tiếp hoặc yêu cầu cán bộ văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân hoặc cơ quan, nơi đại biểu Quốc hội làm việc tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương, nơi mình ứng cử, gửi ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương đến Đoàn đại biểu Quốc hội, nơi cử tri có ý kiến, kiến nghị.30

Mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri là gắn bó hữu cơ, nhưng để mối quan hệ này thực chất và có hiệu quả thì vai trò tổ chức, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức hữu quan là rất quan trọng, có tính chất cầu nối để thúc đẩy mối quan hệ này đạt được mục đích như mong đợi. Điều 7 Nghị quyết liên tịch về việc tiếp xúc cử tri đã nêu rõ: “Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp tổ chức, phục vụ cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội”.31 Về nhiệm vụ của các cơ quan phối hợp được quy định cụ thể từ điều 10 đến điều 17 của Nghị quyết liên tịch.

28 Điều 27 Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

29 Điều 97, Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001

30 Điều 28, Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

31 Điều 7, Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri của

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOẠT ĐỘNG TIẾP xúc cử TRI của đại BIỂU QUỐC hội – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)