CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
1.4 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
1.4.4 Về việc tập hợp, tổng hợp, chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri
Về vấn đề tập hợp, tổng hợp, chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri được thông tư liên tich số 525/2012 quy định như sau:
32 Điều 21, Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội
Thông qua các hoạt động tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi công tác, theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn; gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tập hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ở địa phương những ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.
Chậm nhất là 05 ngày, sau khi kết thúc đợt tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội hoặc sau khi nhận được ý kiến, kiến nghị của cử tri do đại biểu Quốc hội gửi đến, đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổng hợp, phân loại các ý kiến, kiến nghị của cử tri; báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam những ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương; chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ở địa phương, yêu cầu giải quyết, trả lời cử tri những ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.
Ban Dân nguyện có trách nhiệm tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri do các Đoàn đại biểu Quốc hội gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để phục vụ đại biểu Quốc hội tại kỳ họp; phân loại, chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền, yêu cầu giải quyết, trả lời cử tri.33
Từ quy định trên có thể thấy quá trình tập hợp, tổng hợp và chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri được chia làm ba giai đoạn, ở mỗi giai đoạn có các chủ thể làm nhiệm vụ của mình, cụ thể:
Giai đoạn tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri: Do đại biểu Quốc hội thực hiện – đây là một điểm mới và tiến bộ của quy định về chủ thể có nhiệm vụ tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trong Nghị quyết liên tịch số 525/2012 so với Nghị quyết liên tịch số 06/2004 bởi vì trước đây trong quy định cũ thì chủ thể làm nhiệm vụ tập hợp này là Đoàn đại biểu Quốc hội chủ trì phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh thực hiện. Tiến bộ ở đây là sự thay đổi trong Nghị quyết liên tịch mới đã làm cho quá trình tập hợp trở nên có tuần tự và hợp lí hơn bởi vì chủ thể của tiếp xúc cử tri là đại biểu Quốc hội, họ sẽ trực tiếp tiếp nhận ý kiến của cử tri, từ đó họ có thể tổng hợp một cách chính xác nhất so với việc là Đoàn đại biểu Quốc hội chủ trì phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh làm nhiệm vụ này vì để làm được việc này chủ thể
33 Điều 22, Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri của
này cũng phải tiếp nhận thông tin từ phía đại biểu Quốc hội rồi sau đó mới tổng hợp được, vì thế cũng giảm bớt đi thời gian, công sức so với quy định cũ.
Giai đoạn tổng hợp: Ở giai đoạn này để xác định nhiệm vụ của chủ thể nào thì phải căn cứ vào ý kiến, kiến nghị của cử tri này được tiếp thu từ nguồn nào (căn cứ vào kết quả tập hợp, phân loại của đại biểu Quốc hội) rồi phân nhóm, chia làm hai nhóm:
Nhóm thứ nhất:
Nhóm ý kiến, kiến nghị được ghi nhận từ các hoạt động tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi công tác, theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn; gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri. Ở nhóm này chủ thể làm nhiệm vụ tổng hợp là Đoàn đại biểu Quốc hội
Nhóm thứ hai:
Nhóm ý kiến, kiến nghị được ghi nhận từ tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội, chủ thể tập hợp là: Đoàn đại biểu Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.
Giai đoạn chuyển ý kiến, kiến nghị: ở đây chủ thể nào làm nhiệm vụ tổng hợp thì sẽ kim luôn nhiệm vụ chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri đến đúng cơ quan có thẩm quyền trả lời ý kiến, kiến nghị đó.
Một chủ thể khác cũng xuất hiện trong giai đoạn này là Ban Dân nguyện, tuy nhiên Ban Dân nguyện không phải chỉ thực hiện có một giai đoạn trong ba giai đoạn trên mà thực hiện cả ba và nhiệm vụ của Ban Dân nguyện chỉ bắt đầu khi các ý kiến, kiến nghị của cử tri được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội: “Ban Dân nguyện có trách nhiệm tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri do các Đoàn đại biểu Quốc hội gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để phục vụ đại biểu Quốc hội tại kỳ họp; phân loại, chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền, yêu cầu giải quyết, trả lời cử tri”.
Có thể khái quát quá trình tập hợp, tổng hợp, chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri theo sơ đồ sau: