CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NƯỚC TA HIỆN NAY - NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI
2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HIỆN NAY
2.1.1 Về việc thực hiện các hình thức tiếp xúc cử tri
Hiện nay có hai hình thức tiếp xúc cử tri, bao gồm: hội nghị tiếp xúc cử tri và gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri. Trên cơ sở quy định của pháp luật, trong những năm qua, các Đoàn đại biểu Quốc hội đã tích cực phối hợp với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và các cơ quan hữu quan ở địa phương tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri. Qua báo cáo tình hình tiếp xúc cử tri của các Đoàn đại biểu Quốc hội cho thấy, hình thức hội nghị tiếp xúc cử tri là khá phổ biến mà chủ yếu là tiếp xúc định kì trước và sau kì họp. Nhìn chung các Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức cho các đại biểu tiếp xúc cử tri trước và sau kì họp khá nề nếp. Và cứ mỗi kỳ họp thì chúng ta lại thu nhận được hàng nghìn ý kiến, kiến nghị của cử tri tập hợp lại để báo cáo tại kì họp.
Những ý kiến, kiến nghị đó là cơ sở để Quốc hội thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, xem xét ban hành chính sách, chỉnh sửa pháp luật cũng như thực hiện việc giám sát, đánh giá về những hoạt động của Chính phủ và các cơ quan tư pháp trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội.
2.1.1.1 Về hội nghị tiếp xúc cử tri trước và sau kì họp
Hội nghị tiếp xúc cử tri là một trong hai hình thức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và là hình thức được sử dụng phổ biến khi đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri. Theo số liệu thống kê được của 59/63 Đoàn đại biểu Quốc hội thì trong 04 năm giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008, đại biểu Quốc hội đã thực hiện được tổng số là 14.599 cuộc tiếp xúc cử tri với tổng số 1.432.282 lượt cử tri tham dự, trong đó chủ yếu là tiếp xúc cử tri dưới hình thức hội nghị.40
Tiếp xúc cử tri thường xuyên không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là điều kiện để các đại biểu Quốc hội làm tốt chức năng đại diện của mình. Tuy nhiên, đây là điều không dễ thực hiện. Lý do là các đại biểu Quốc hội thường rất bận (đặc biệt là các đại biểu kiêm nhiệm) và cử tri cũng không phải là những người nhàn rỗi. Đằng sau những quy định chặt chẽ của pháp luật, nhiều khi cử tri vẫn không biết tìm gặp những người đại diện cho mình bằng cách nào và trong điều kiện hiện nay các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội vẫn là cách thức truyền thống giữ mối quan hệ với cử tri. Việc tiếp xúc cử tri trước và sau kì họp Quốc hội đã được pháp luật quy định cụ thể, mang tính bắt buộc và đây là hình thức được các Đoàn đại biểu Quốc hội rất chú trọng và triển khai thường xuyên. Các Đoàn đại biểu Quốc hội đã chủ động xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội, đồng thời phối hợp với Ban thường trực Ủy ban Mặt
40 Thanh Hòa, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày Tổng Tuyển cử bầu Quốc hội Việt Nam: Tăng cường mối liên hệ giữa Quốc hội với cử tri,
http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&cateID=3&id=94375&code=X9AZF94375, [Truy cập ngày
trận Tổ quốc cấp tỉnh và các cơ quan hữu quan tổ chức để đại biểu tiếp xúc cử tri theo đó hội nghị tiếp xúc cử tri trước và sau kì họp chiếm 93% số cuộc và 97,37% số lượt cử tri tham gia tiếp xúc.41 Đặc biệt là ở mỗi lần tiếp xúc trước kỳ họp, các đại biểu thường thu thập được trên dưới 1.300 ý kiến của cử tri trong cả nước với nhiều lĩnh vực (kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh, môi trường, đối ngoại...), trong đó có nhiều ý kiến mang tầm vĩ mô khá xác đáng, nhiều ý kiến có tính phát hiện, giúp cho Quốc hội lựa chọn sát thực, đúng đắn các vấn đề cần phải chất vấn tại kỳ họp. Các cuộc tiếp xúc sau kỳ họp, các đại biểu đã chuyển tải đến cử tri những nội dung cơ bản của kết quả kỳ họp, nhất là các quyết nghị của Quốc hội về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường và những nội dung cơ bản của một số đạo luật vừa được thông qua.42 Đồng thời, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri để phản ánh với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương. Như vậy việc triển khai tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội trong thời gian qua đã có sự phối hợp tham gia khá tốt của các cơ quan hữu quan, quy mô và cách thức tổ chức khá chặt chẽ từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Đại biểu Quốc hội chuẩn bị nội dung tiếp xúc thuận lợi hơn, như thông báo dự kiến chương trình kỳ họp (trước mỗi kỳ họp) để cử tri tham gia đóng góp ý kiến cũng như việc báo cáo kết quả (sau kỳ họp Quốc hội).
Tuy nhiên, việc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội hiện nay còn gặp những khó khăn nhất định như phải phụ thuộc vào thời gian nhận dự kiến chương trình, nội dung kỳ họp, việc thu thập thông tin chuyên sâu còn hạn chế, cơ sở vật chất để phục vụ cuộc tiếp xúc còn yếu kém nên chưa đáp ứng được yêu cầu tiếp xúc rộng rãi với các thành phần cử tri. Đặc biệt là tiếp xúc cử tri sau kỳ họp để báo cáo kết quả sau kỳ họp còn hình thức. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn cử tri đã nắm được thông tin về kết quả kỳ họp thông qua theo dõi báo chí, phát thanh, truyền hình nên nhu cầu của việc tiếp xúc để nghe báo cáo kết quả kỳ họp không cao, cử tri ít mặn mà, không hào hứng tham gia.
2.1.1.2 Về việc thực hiện tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc
Tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội ở nơi cư trú, nơi làm việc cũng là một trong những hoạt động tiếp xúc cử tri có ý nghĩa quan trọng và thu được kết quả nhất bởi vì trên thực tế, tại địa bàn cư trú và công tác, đại biểu có nhiều thuận lợi trong việc tiếp xúc với cử tri, ví dụ thông qua hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, công việc thường ngày. Đồng
41 Thanh Hòa, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày Tổng Tuyển cử bầu Quốc hội Việt Nam: Tăng cường mối liên hệ giữa Quốc hội với cử tri,
http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&cateID=3&id=94375&code=X9AZF94375, [Truy cập ngày 19-3-2013].
42 Bùi Ngọc Thanh, Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri: đôi điều cần cải tiến, Tạp chí Cộng sản, 2010,
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2010/1214/Dai-bieu-Quoc-hoi-tiep-xuc-cu-tri-doi- dieu-can-cai.aspx, [ Ngày truy cập 20-3-2013].
thời, cử tri tại nơi đại biểu cư trú và làm việc cũng có điều kiện giám sát hoạt động của đại biểu trực tiếp hơn, từ đó có những đánh giá, nhận xét rõ hơn về năng lực, hiệu quả làm việc, phẩm chất đạo đức của đại biểu và trong thời gian qua hình thức này cũng đã được một số địa phương triển khai thực hiện và thu được kết quả nhất định. Theo số liệu thống kê được của 25 Đoàn đại biểu Quốc hội trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008 thì số lần tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội ở nơi cư trú chiếm 1,7 % số cuộc tiếp xúc và số lượt cử tri chiếm 0,83% số lượt cử tri trong tổng số các hình thức tiếp xúc.43 Trong khi đó cũng trong giai đoạn này hình thức tiếp xúc cử tri tại nơi làm việc cũng được một số địa phương thực hiện tuy nhiên kết quả chưa được khả quan, theo số liệu thống kê của 18 đoàn đại biểu Quốc hội thì số cuộc tiếp xúc cử tri ở nơi làm việc chỉ chiếm 0,87% số cuộc tiếp xúc và 0,35% số lượt cử tri được tiế xúc.44 Từ số liệu thống kê trên đây thì kết quả tiếp xúc cử tri ở nơi làm việc còn rất hạn chế cả về số cuộc và số lượt cử tri được tiếp xúc với đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó quy định về việc tiếp xúc cử tri nơi làm việc còn thiếu sót như ghi nhận trong Nghị quyết liên tịch số 525/2012 thì “khi đại biểu Quốc hội có yêu cầu tiếp xúc cử tri tại nơi làm việc, thì Thủ trưởng, Chủ tịch Công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu Quốc hội làm việc có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri”, thiếu sót ở đây là Nghị quyết liên tịch chưa quy định rõ trong trường hợp nếu đại biểu Quốc hội cũng đồng thời là Thủ trưởng hay Chủ tịch công đoàn của đơn vị nơi làm việc thì sẽ xử lí và sắp xếp như thế nào và ai sẽ có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.
2.1.1.3 Việc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn mà đại biểu Quốc hội quan tâm
Việc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn mà đại biểu Quốc hội quan tâm được nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội triển khai thực hiện và thu được kết quả bước đầu. Theo đánh giá của nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội thì việc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm là hoạt động rất thiết thực, giúp đại biểu thu thập được nhiều thông tin chuyên sâu có giá trị và cần được tăng cường. Qua các cuộc tiếp xúc theo nội dung này thì cũng có nhiều đóng góp ý kiến quý báo của các cử tri là chuyên gia. Theo số liệu thống kê được của 32 Đoàn đại biểu Quốc hội thì trong 04 năm từ năm 2004 đến năm 2008 thì số lần đại biểu Quốc hội thực hiện hình thức tiếp xúc
43 Thanh Hòa, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày Tổng Tuyển cử bầu Quốc hội Việt Nam: Tăng cường mối liên hệ giữa Quốc hội với cử tri,
http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&cateID=3&id=94375&code=X9AZF94375, [Truy cập ngày 19-3-2013].
44 Thanh Hòa, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày Tổng Tuyển cử bầu Quốc hội Việt Nam: Tăng cường mối liên hệ giữa Quốc hội với cử tri,
http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&cateID=3&id=94375&code=X9AZF94375, [Truy cập ngày
cử tri này chiếm 2,63% số cuộc và 1,22% số lượt cử tri so với tổng số các cuộc tiếp xúc.45 Đồng thời theo khảo sát từ 45 phiếu thăm dò phát ra khảo sát ý kiến các đại biểu ở một số ít đoàn đại biểu quốc hội thì sau khi xem kết quả khảo sát cho thấy: có 34 đại biểu (76%) cho biết đã từng tiếp xúc cử tri theo chuyên đề. Trong đó, 13 người (29%) đã tiếp xúc 02 lần; 10 người (22%) đã tiếp xúc hơn 04 lần; còn lại là 1 lần (7 người-15%) và 03 lần (4 người-10%). 46
So với tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc thì hoạt động tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm đạt kết quả cao hơn cả về số cuộc và số lượt cử tri. Tuy nhiên, so với tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thì kết quả tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn còn rất thấp, trong khi đó, nhu cầu của đại biểu trong việc thu thập, nắm bắt các thông tin thực tiễn, chuyên sâu để phục vụ hoạt động của đại biểu càng ngày càng lớn. Nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động tiếp xúc cử tri này là pháp luật quy định về hoạt động tiếp xúc cử tri ở nội dung này còn chưa phù hợp, đó là việc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề lĩnh vực chỉ tổ chức khi “căn cứ vào chương trình, nội dung kỳ họp Quốc hội, các dự án luật, nghị quyết, các báo cáo và các dự án khác mà Quốc hội sẽ xem xét, thông qua tại kỳ họp, Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực mà đại biểu Quốc hội quan tâm” chưa phù hợp ở đây là tại sao chỉ quy định rằng chỉ tổ chức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề hoặc lĩnh vực mà đại biểu Quốc hội quan tâm mà không tổ chức khi mà một vấn đề nào đó cũng là sự quan tâm cuả cử tri, nó ảnh hưởng đến cử tri vì suy cho cùng tiếp xúc cử tri chính là tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri, mà lại quy định rằng vấn đề tiếp xúc phải được đại biểu Quốc hội quan tâm, thiết nghĩ nếu vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm nhưng nó không ảnh hưởng gì tới cử tri, tới thực tế thì liệu cử tri có bỏ thời gian để tham dự hay không. Quy định này cũng dễ dẫn đến tình trạng quan liêu của đại biểu Quốc hội vì họ nghĩ rằng nếu khi có chuyên đề, lĩnh vực gì đó nó ảnh hưởng tới cử tri, cần tiếp thu ý kiến cử tri nhưng ngược lại họ không quan tâm về điều đó thì dĩ nhiên trong trường hợp này quy định của Luật đã thừa nhận họ không tiếp xúc cử tri là điều đúng dẫn đến đại biểu Quốc hội cũng chưa thật sự chú trọng, quan tâm dành nhiều thời gian, công sức cho hoạt động tiếp xúc này.
Tóm lại, hình thức hội nghị tiếp xúc cử tri trong thời gian qua đã được nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm triển khai và thu được những kết quả bước đầu quan trọng,
45 Thanh Hòa, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày Tổng Tuyển cử bầu Quốc hội Việt Nam: Tăng cường mối liên hệ giữa Quốc hội với cử tri,
http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&cateID=3&id=94375&code=X9AZF94375, [Truy cập ngày 19-3-2013].
46 Nguyễn Đức Lam, Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội – Ban công tác đại biểu Trung Tâm Bồi Dưỡng Đại Biểu Dân Cử, Tìm những lối mới đến với cử tri,
http://ttbd.gov.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=108&catid=515&distid=2312, [Truy cập ngày 2-1-2013].
trong đó số cuộc tiếp xúc, số cử tri được tiếp xúc và số ý kiến, kiến nghị thu thập được chủ yếu được thực hiện qua hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội. Qua thực tiễn các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội cho thấy thời lượng các cuộc tiếp xúc thường diễn ra trong một buổi, khoảng thời gian đó chỉ đủ để các đại biểu Quốc hội và cơ quan làm nhiệm vụ tổ chức trình bày những vấn đề có tính chất nội dung và thủ tục, cử tri không đủ điều kiện bày tỏ đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của mình. Hơn nữa, đối tượng tiếp xúc thường được cơ cấu dưới hình thức đại cử tri nên chưa phản ánh đúng thành phần của các buổi tiếp xúc, mặt khác đa số cử tri là khách mời tuy nhiên tham dự rất ít. Trong khi đó, các khách mời thì đa số còn lại là các đại diện của các ban ngành, đoàn thể địa phương các cuộc tiếp xúc cử tri với thành phần như thế đôi khi chỉ là dịp để các đại diện bán chính thức nói cho các đại diện được ủy quyền nghe tồn tại tình trạng chỉ gặp đồng chí ít gặp đồng bào.
Hiện nay, các kiến nghị của cử tri là rất đa dạng và phần nhiều tập trung vào những vụ việc rất cụ thể, trong những trường hợp cần thiết đòi hỏi phải có thời gian để trình bày hoặc trao đổi cho nên trong một khoản thời gian ngắn các đại biểu chưa giải đáp thỏa đáng cho cư tri. Mặt khác, hình thức tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc, tiếp xúc theo chuyên đề, lĩnh vực từ trước đến nay tuy đã được tiến hành, song chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều hạn chế, bất cập. Điều này có nhiều lý do chủ quan và khách quan, song một phần bởi trách nhiệm của đại biểu Quốc hội. Nếu các đại biểu không chủ động đề xuất yêu cầu thì các cơ quan hữu quan không thể tự tổ chức tiếp xúc cử tri được.
Một số Đoàn đại biểu Quốc hội chưa đề cao trách nhiệm trong việc tổ chức, đôn đốc các đại biểu triển khai thực hiện các hình thức tiếp xúc cử tri này; vai trò của cơ quan tham mưu, đề xuất với đại biểu Quốc hội thực hiện tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên đề, lĩnh vực cũng chưa được tăng cường; các điều kiện về kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ đại biểu Quốc hội thực hiện các hình thức tiếp xúc cử tri này còn rất hạn chế, khó khăn. Một nguyên nhân khác là đại đa số các đại biểu là kiêm nhiệm, cho nên ít thời gian cho hoạt động này. Mặt khác, một số quy định của pháp luật còn chưa thật sự rõ ràng, cụ thể về trình tự, thủ tục, cách thức tổ chức và chưa “ràng buộc”
trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện. Theo quy định hiện hành thì đại biểu có “quan tâm” hoặc “yêu cầu” thực hiện nên dễ dẫn đến tình trạng đại biểu có thể thực hiện hoặc không thực hiện.
2.1.1.4 Về gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri
Đây là hình thức đòi hỏi tính chủ động của đại biểu Quốc hội từ khâu chuẩn bị thời gian, nội dung, đối tượng, địa bàn tiếp xúc. Là hình thức mà đại biểu có thể thực hiện một cách linh hoạt, bất kỳ ở đâu, lúc nào và không cần huy động sự tham gia của bất cứ cơ