QUY ĐỊNH VỀ TIẾP XÚC VỚI CỬ TRI CỦA NGHỊ SĨ Ở MỘT SỐ NƯỚC

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOẠT ĐỘNG TIẾP xúc cử TRI của đại BIỂU QUỐC hội – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

1.5 QUY ĐỊNH VỀ TIẾP XÚC VỚI CỬ TRI CỦA NGHỊ SĨ Ở MỘT SỐ NƯỚC

Một công cụ thông dụng để các nghị sỹ giữ mối liên hệ với cử tri, nâng cao hiệu quả của hoạt động tiếp xúc cử tri là thành lập các văn phòng tiếp xúc cử tri. Nếu như ở Việt Nam ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mới có 1 văn phòng giúp việc cho cả Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thì tại Philippin, Úc cho thấy hầu hết các nghị sĩ đều có văn phòng tiếp xúc cử tri ở hình thức này hoặc hình thức khác. Những văn phòng này có thể là do một hoặc một số nghị sĩ, một đảng chính trị hoặc do chính nghị viện điều hành tại một địa bàn rộng (các thành phố, tỉnh) là địa điểm để người dân địa phương có thể tiếp cận thông tin và gặp gỡ với đại biểu của mình. Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của từng quốc gia mà chi phí duy trì hoạt động của những văn phòng này là khác nhau. Một văn phòng được đặt tại nơi nghị sĩ ứng cử và một văn phòng được đặt tại trụ sở của nghị viện. Trong khi đó, nhiều nghị viện đảm bảo chi phí cho các văn phòng tiếp xúc cử tri bao gồm cả các khoản lương cho nhân viên, trang thiết bị và ngân sách dành cho công nghệ thông tin và truyền thông, Bên cạnh đó, tại những văn phòng này đều có một đội ngũ nhân viên giúp việc rất chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn và cả kĩ năng xử lí các kiến nghị của người dân một cách khoa học và hiểu biết. “Các Hạ nghị sĩ đều có văn phòng phục vụ riêng. Một văn phòng được đặt tại nơi nghị sĩ ứng cử và một văn phòng được đặt tại trụ sở của nghị viện. Các văn phòng này có nhiệm vụ chính là giúp nghị sĩ giữ mối liên hệ với cử tri và thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri nơi bầu ra họ, giúp nghị sĩ trong việc lập chương trình làm việc, thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động của nghị sĩ. Tại trụ sở nghị viện (ở thủ đô Ma - ni - la), Văn phòng phục vụ có 6 viên chức trong biên chế trực tiếp giúp việc cho nghị sĩ. Mỗi viên chức được quy định rõ về các nhiệm vụ và trách nhiệm thực hiện các công việc….”.36 Còn ở

36 Bùi Ngọc Thanh, Tạp chí nghiên cứu Lập Pháp: Văn phòng phục vụ hạ nghị sĩ Phi-líp-pin,

http://www.nclp.org.vn/kinh_nghiem_quoc_te/van-phong-phuc-vu-ha-nghi-si-phi-lip-pin, [Truy cập ngày 12-2- 2013].

Singapore đại biểu Quốc hội tự xây dựng chương trình gặp gỡ người dân hàng tuần, thường là mỗi đại biểu ở mỗi tiểu khu vực lựa chọn một buổi tối cố định trong tuần.

Ngoài ra, họ còn thường xuyên gặp dân mỗi khi có thể như vào các dịp lễ, ngày gia đình người dân có việc riêng, việc hiếu hỷ theo tập quán Á châu. Họ coi những buổi gặp dân vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm, và cũng là việc vận động bầu cử dần cho lần bầu cử nhiệm kỳ sau. Cũng có khu vực duy trì gặp dân cố định ở tiểu khu vực của đại biểu đã được phân công, cũng có khu vực thực hiện cơ chế thỉnh thoảng đổi đại biểu đi gặp dân ở khu vực khác.37

Bên cạnh đó, các nghị sỹ cũng rất chủ động trong việc gặp gỡ cử tri một cách thân mật. Đây cũng là một công cụ quan trọng đối với các nghị sĩ trong việc giữ mối liên hệ với cử tri. Hiểu một cách đơn giản, “chủ động tiếp xúc cử tri” là quá trình mà qua đó nghị sĩ tìm hiểu tâm tư và các vấn đề cử tri quan tâm một cách chủ động. Thay vì việc đợi người dân nêu lên những vấn đề bức xúc, việc chủ động tiếp xúc cử tri cho phép nghị sĩ tìm hiểu về ý kiến, nguyện vọng của công chúng hoặc một nhóm cử tri chịu tác động của một dự luật hoặc một chính sách nào đó. Nếu như ở Việt Nam các đại biểu Quốc hội chủ động tiếp xúc cử tri qua hình thức là thông báo kết quả kỳ họp Quốc hội thì ở Thụy Điển các nghị sĩ có phương pháp tiếp xúc rất gần gũi đó là tiếp xúc với người dân trên đường phố, “Các nghị sỹ Thụy Điển đều khẳng định rằng họ có nhiều cơ hội để gặp gỡ với các công dân của mình. Theo thường lệ, Nghị sỹ của các thị trấn nhỏ hay các vùng nông thôn thường được nhiều người biết đến. Người dân sẽ tìm cách gặp họ những lúc họ đi mua hàng, trên đường đi họp, hay lúc đang dẫn con cái đi chơi” hoặc nhằm tạo điều kiện cho cử tri tiếp xúc với mình một cách tự nhiên và thoải mái thì Các Nghị sỹ họ sẽ tìm cách mở rộng các mối quan hệ, tạo cơ hội cho các công dân có thể nói chuyện với mình một cách cởi mở và tự nhiên hơn. Ví dụ như các sáng chủ nhật họ có thể dành thời gian để uống cà phê tại trung tâm hay đi dạo dọc theo các phố buôn bán mà không có mục đích cụ thể.38

Đây là một kinh nghiệm rất hay mà Việt Nam có thể tham khảo bởi vì tại đây dân chúng có thể chia sẻ các tâm tư nguyện vọng với các vị đại biểu của mình với mong muốn nghị sỹ đó sẽ đại diện cho mình tìm cách giải quyết thỏa đáng. Khuôn khổ chính thức này giúp cho dân chúng biết được rất rõ thời gian và địa điểm họ có thể bàn luận với

37 Ủy ban thường vụ Quốc hội – Ban công tác đại biểu Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử: Đôi điều về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội Singapore,

http://ttbd.gov.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=108&catid=434&distid=2717, [Truy cập ngày 10-1- 2012].

38 Nguyên Lâm, Nghị sĩ Thụy Điển và cử tri: Tìm đến cử tri và giúp cử tri tìm đến mình, báo điện tử Đại biểu nhân dân, 2009, http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=77&NewsId=91266, [Truy cập ngày 17-01-2013].

các đại biểu của mình. Ngược lại, điều này cũng cho phép các nghị sỹ tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thúc đẩy các công việc mà mình đang theo đuổi để đại diện cho nhân dân.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy rằng, thời gian làm việc của một Nghị sỹ luôn được cân đối hài hòa giữa công việc tại Nghị viện và ở đơn vị bầu cử của họ. Giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri, cụ thể là tiếp xúc với cử tri là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi Nghị sỹ, mà mỗi Nghị sỹ phải chủ động về mặt hình thức và công cụ thực hiện. Để thực hiện hoạt động tiếp xúc cử tri có hiệu quả, các Nghị sỹ được trang bị tốt các nguồn lực cần thiết như con người, văn phòng, các phương tiện cần thiết bao gồm cả về vấn đề tài chính.

Tóm lại, tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội là một hoạt động cần thiết để nâng cao tinh thần, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội cũng như khẳng định tầm quan trọng của nhân dân trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đó là cách thức nhằm đảm bảo dân chủ, góp phần đẩy nhanh quá trình hoàn thiện công cuộc xây dựng nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOẠT ĐỘNG TIẾP xúc cử TRI của đại BIỂU QUỐC hội – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)