CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH CỦA VNA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
3.3.1. Đối thủ cạnh tranh
Trong những năm gần đây, cùng với sự ra đời của nhiều hãng hàng không giá rẻ là việc tăng tải ồ ạt của các hãng hàng không truyền thống làm cho thị trường trở nên cạnh tranh gay gắt và VNA cũng không nằm ngoài quy luật cạnh tranh này.
Có thể nói thị trường NEA đang là thị trường có đóng góp doanh thu và sản lượng khách lớn nhất của VNA. Đây cũng là thị trường mà sản phẩm của VNA được xem là tương đối hoàn chỉnh, với mạng bay phủ hầu hết tới các thành phố lớn của các quốc gia NEA, trong đó Nhật Bản: 4 điểm, Trung Quốc:
7 điểm, Hàn Quốc: 2 điểm, Hồng Kông: 1 điểm, Đài Loan: 2 điểm. Tổng VNA có 32 đường bay đến thị trường này trong đó có 29 đường bay khai thác trực tiếp, 3 đường bay hợp tác.
Đối thủ cạnh tranh: có 10 đối thủ cạnh tranh gồm: China Southern Airlines (CZ), Sanghai Airlines (FM), China Airlines (CI), Eva Air (BR), cathay Pacific (CX), Hongkong Airlines (HX); Koean Air (KE); Asiana Airlines (OZ), Japan Airlines (JL), All Nipon Airway (NH) . VNA ngày càng chịu sự cạnh tranh mạnh bởi các hãng hàng không truyền thống 4 sao trở lên như NH, CX, KE, OZ v.v.
Đường bay Việt Nam - Nhật
Trên đường bay này hiện có 3 hãng khai thác, trong đó phải kể đến NH là hãng hàng không 5 sao. Đây là thị trường mà VNA có mạng đường bay chiếm ưu thế so với hai hãng còn lại JL và NH (thị phần tải năm 2016 chiếm 64,23%), vì vậy xét về mặt tổng thể thì trên đường bay này VNA chiếm thị phần chi phối về tải. Tuy nhiên, với ưu thế là hãng hàng không 5 sao NH khai thác đường bay Tokyo - Hà Nội/Tp HCM lại có ưu thế hơn VNA. Mặt khác, với việc hợp tác với TG, NH đã triển khai tần suất dày đặc đường bay Nhật - Thái sau đó khách sẽ nối chuyến trên TG về Việt Nam. Đây có thể coi điểm cạnh mạnh của NH so với VNA.
Với JL, mặc dù mạng đường bay ít hơn so với VNA tuy nhiên VNA cũng bị cạnh tranh mạnh bởi JL trên các đường bay mà hai hãng cùng khai thác.
Đường bay Việt Nam - Hàn Quốc
Với đường bay này chất lượng dịch vụ và khách hàng mục tiêu của các hãng hàng không là tương đồng nhau. Mặc dù, với lợi thế về mạng đường bay cũng như máy bay khai thác (sử dụng A350) vì vậy VNA hiện đang là hãng có thị phần tải chiếm ưu thế so với 2 hãng còn lại là KE và OZ, tương ứng là 43,71%, 27,88%, 28,41% (năm 2016). Tuy nhiên, với việc tăng tần suất trên đường Seoul - Tp HCM/Hà Nội và đuờng bay thẳng Seoul – Siemriep, OZ và
KE cho thấy sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ.
Đường bay Việt Nam - Trung Quốc
Như đường bay Việt Nam - Nhật Bản, VNA có mạng đường bay rộng, phủ kín hầu hết các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải, Thành Đô; Kun Minh, Vũ hán, Trùng Khánh. .. Trong số 6 hãng đang tham gia khai thác VNA, FM, CZ đang chiếm thị phần chi phối tại thị trường.
Với qui mô dân số trên 1,4 tỷ người, thị trường hành khách nội địa Trung Quốc được xác định là rất lớn. Vì vậy, trong những năm qua các hãng hàng không Trung Quốc chỉ tập trung vào khai thác thị trường nội địa. Mặc dù vậy, sự ra đời của nhiều hãng hàng không cùng các phương tiện vận tải thay thế khác như tàu cao tốc đang ngày càng được khách hàng lựa chọn, do đó cạnh tranh nội địa Trung Quốc vì thế cũng gia tăng. Điều đó, buộc các hãng hàng không Trung Quốc ngoài việc chú trọng khai thác nội địa, cũng tăng cường khai thác trên các đường bay quốc tế.
Xét về mặt sản phẩm VNA đang có lợi thế hơn do khai thác dòng máy bay A321 mới và hiện đại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây bên cạnh việc tăng tần suất, CZ và FM luôn có chính sách giá thấp hơn VNA trên cùng đường bay, vì vậy cạnh tranh về giá sẽ diễn ra gay gắt hơn giữa các hãng trên đường bay này.
Đường bay Việt Nam - Đài Loan/Hồng Kông
Là đường bay mà VNA phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại, trong đó phải kể đến CI, BR (trên đường bay Đài Loan) và CX, UA (trên đường bay Hồng Kông) là những hãng hàng không có chất lượng dịch vụ cũng như thương hiệu hơn hẳn VNA.
Thị trường Đài Loan với 5 hãng đang khai thác, thị phần tải của CI, BR chiếm tới 60 %, VNA chiếm hơn 30 % còn lại là các hãng hàng không khác.
Nếu như tại Đài Loan thị phần tải của VNA chiếm gần 30 % thì con số
CX NH
MH
CZ JL
OZ
Giá cao SU
đó tại Hồng Kông chỉ là 21%, trong khi đó CX chiếm gần 38 % thị phần.
Do cạnh tranh quyết liệt, một số hãng hàng không đã không giữ được thị phần của mình đành phải rút khỏi thị trường như N8 (tại Hồng Kông), EF (tại Đài Loan).
3.3.2. Vị thế cạnh tranh của VNA trên thị trường hàng không quốc tế
Từ việc phân tích đối thủ cạnh tranh, ưu điểm, nhược điểm và các lợi thế của VNA, luận văn xin đưa ra vị trí cạnh tranh của VNA trên thị trường quốc tế theo mô hình sau:
Chất lượng cao
Chất lượng thấp
Hình 3.2. Mô tả vị trí cạnh tranh của VNA với các hãng khác
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Skytrax) Tóm lại, hình trên cho rõ thấy vị trí cạnh tranh của VNA trên thị trường quốc tế, phần nào đánh giá được sự lựa chọn của khách hàng đối với VNA. Đồng thời, thấy được những hạn chế trong hoạt động marketing của VNA để từ đó hoàn thiện hơn hoạt động marketing của VNA nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
Giá thấp