Bức tranh hiện thực xã hội trong tạp văn Trần Nhã Thụy

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn Trần Nhã Thụy (Trang 38 - 52)

Chương 2 BỨC TRANH ĐỜI SỐNG TRONG TẠP VĂN TRẦN NHÃ THỤY

2.1. Bức tranh hiện thực xã hội trong tạp văn Trần Nhã Thụy

2.1.1. Đời sống đô thị (Sài Gòn)

Văn học phản ánh cuộc sống. Văn học bắt nguồn từ cuộc sống thông qua những từ ngữ, hình ảnh, những bút pháp nghệ thuật mà tác giả đã tài tình vận dụng để phản ánh. Chính cCuộc sống bao la, diệu kỳ với bao trăn trở, suy tư này lại mang tới chất liệu vô giá, phong phú và trở thành nơi xuất phát cho văn học. Mỗi nhà văn đều có sở trường riêng trong việc phản ánh đời sống. Người thì viết về đời sống nông thôn, người thì viết về đời sống thành thị, hay có người viết về miền núi rất ấn tượng. Tất cả đều phụ thuộc vào khả năng khám phá, tình cảm gắn bó của tác giả với vùng đất mà mình đã sống, đang sống và viết với sự trải nghiệm của chính mình.

Nhà văn Trần Nhã Thụy sinh ra và lớn lên ở tỉnh Quảng Ngãi, vùng đất miền Trung nhiều nắng gió. Học hết chương trình phổ thông, năm 1991 anh vào Sài Gòn học đại học. Sau đó ở lại sinh sống và lập nghiệp với nghề làm báo, viết văn đến nay đã hơn 20 năm. Gắn bó với mảnh đất đô thị Sài Gòn với ngần ấy thời gian đủ để anh am hiểu, tường tận về cuộc sống và con người nơi đây. 20 năm sống và làm việc ở nơi đô thị phồn hoa bậc nhất cả nước, nơi được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, cũng đã hình thành trong anh tình cảm yêu mến và tự hào về sự hiện đại văn minh của thành phố mang tên Bác. Tuy nhiên, theo dòng thời gian, cuộc sống nơi phố thị cũng có nhiều thay đổi do tốc độ phát triển không ngừng nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa, lạm phát, bùng nổ thông tin... xã hội đô thị xuất hiện những mặt trái và con người cũng bị cuốn theo cái guồng sống tất bật ấy. Có lúc nhịp sống nhanh cuống vội lấp chìm những cảm xúc tốt đẹp, những tình cảm chân thành nơi con người, khiến họ quay lưng với nhau trong cuộc đời này. Để rồi trong những khoảnh khắc trống trải còn lại của tâm hồn là sự mệt mỏi, chán chường, thất vọng, hoài nghi, thậm chí có khi muốn trốn chạy khỏi nó. Cuộc sống đô thị với muôn màu, sắc vẻ cuốn con người trôi mãi theo thời gian. Một chút lắng lòng, sống chậm lại, ngồi xuống bên những mảnh đời lam lũ, khó nhọc để chia sẻ và thấu hiểu họ là những gì mà Trần Nhã Thụy trải lòng cùng độc giả trên những trang tạp văn của mình. Viết về đời sống đô thị Sài Gòn là Trần Nhã Thụy viết về những gì gần gũi, thân quen, bình dị trong cuộc sống hằng ngày xung quanh mình.

Bằng ngòi bút kể chuyện linh hoạt, miêu tả sinh động cùng cái nhìn khám phá tinh tế nhiều góc cạnh cuộc sống, nhà văn đưa người đọc đến với thế giới đô thị nhiều màu sắc, như một bức tranh có đủ gam màu sáng tối, vừa đậm tính hiện thực nhưng cũng không kém phần xinh đẹp, lãng mạn.

Bức tranh đô thị Sài Gòn hiện lên qua những trang tạp văn của Trần Nhã Thụy không phải là sự sang trọng của những khách sạn năm sao, sự uy nghi của những tòa nhà cao tầng, hay là những tụ điểm vui chơi giải trí, mua sắm nổi tiếng.

Sài Gòn trong những trang viết của anh hiện lên thật đẹp và cũng rất gần gũi, thân thương, giàu sắc thái Nam Bộ. Đó là hình ảnh mỗi buổi sáng, người dân Sài Gòn, trước khi đi làm, thường ghé những quán cóc cà phê như “Cà phê hẻm Trịnh” để thưởng thức hương vị đậm đà của những ly cà phê buổi sáng, trước khi bắt đầu một ngày mới. Không cầu kỳ, sang trọng nhưng “Cà phê hẻm Trịnh” đã trở thành nơi ghé lại của muôn người, mà còn là một địa chỉ văn hóa độc đáo nổi tiếng của Sài Gòn. Để rõ hơn tên gọi, tác giả lý giải: “Cà phê hẻm Trịnh, hay cà phê hẻm 47C Phạm Ngọc Thạch, hay cà phê cây xoài… đó là những tên gọi khác nhau về quán cà phê cóc nằm trong con hẻm cụt này. Nhưng tên gọi cà phê hẻm Trịnh vẫn là thông dụng nhất. Gọi cà phê hẻm Trịnh là bởi cuối hẻm có nhà của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở đó. Thực ra, đó là một biệt thự nhỏ, khá đẹp, đến bây giờ trước cổng vẫn còn gắn tấm bảng 47C Duy Tân. Đây là nơi Trịnh Công Sơn sống phần lớn quãng đời mình, cho đến khi rời cõi tạm, cho nên nơi đây được chọn làm nhà tưởng niệm người nhạc sĩ tài hoa.”[44;30]

Một nét văn hóa tín ngưỡng không thể không nhắc đến ở Sài Gòn là những ngôi nhà thờ của người dân theo đạo Thiên Chúa Giáo. Sài Gòn có rất nhiều nhà thờ, không thể đếm hết được, dường như trên mỗi con đường đều có ít nhất một nhà thờ. Khám phá nét văn hóa này, nhà văn thổ lộ cảm xúc cùng người đọc những lời lẽ thật đáng yêu qua bài viết “Một thoáng nhà thờ Sài Gòn”: “Xin hãy bỏ qua cho tôi, một kẻ ngoại đạo nhưng đã “trót yêu” những giáo đường, nơi gặp gỡ những con người, sống với những đức tin cao cả, nơi chan hòa những không gian bao la, nơi hội tụ của những đường nét kiến trúc gợi những nhịp thở”… [41;101]

Điều gì đã khiến nhà văn yêu mến những thánh đường đến thế, phải chăng là lý tưởng sống tốt đẹp của những đức tin cao cả và lòng ngưỡng mộ cái đẹp của kẻ

“ngoại đạo” như anh. Bài viết không chỉ cung cấp thông tin về lịch sử của mỗi ngôi nhà thờ ở Sài Gòn, mà còn mang đến cho người đọc những hiểu biết thú vị về tên gọi của một nhà thờ Huyện Sỹ nhỏ bé, xinh đẹp nằm trên đường Tôn Thất Tùng, quận Một: “Nhà thờ Huyện Sỹ đã được ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu xây vào năm 1902. Nam Phương Hoàng hậu có khuê danh là Nguyễn Hữu Thị Lan hay là Marie Thérèse, sinh năm 1914 tại Gò Công Nam, con của đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào. Ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu chính là ông Lê Phát

Đạt, tức Huyện Sỹ, một trong những người giàu có nhất miền Nam lúc bấy giờ, sánh ngang với gia đình Công Tử Bạc Liêu. Chính ông Huyện Sỹ đã bỏ tiền xây cất Thánh đường nằm ở cuối đường Võ Tánh (đường Tôn Thất Tùng bây giờ), cho nên người ta quen gọi đó là nhà thờ Huyện Sỹ…” [41;103]. Như vậy, mỗi ngôi nhà thờgiáo đường của Sài Gòn đều ẩn chứa những bí mật cùng với những “sự tích”

của nó. Mà qua trang viết tác giả muốn mang đến cho người đọc một sự hiểu biếtnhận thức, rằng, những ngôi nhà thờ Sài Gòn, gần như đã thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây.

. Những buổi chiều trên đường đi làm về nhà, để tránh dòng người và xe cộ đông đúc, anh tạm dừng chân ở khu du lịch gần cầu Văn Thánh để khám phá ra những vẻ đẹp mang hồn vía quê hương qua những khung cảnh tái hiện. Như một hướng dẫn viên du lịch, Trần Nhã Thụy dẫn dụ người đọc đi tham quan khu du lịch Văn Thánh vào một Buổi chiều Văn Thánh. Ai cũng biết Văn Thánh rất đẹp vào những buổi sớm, nhưng vào buổi chiều nó cũng có vẻ đẹp riêng, nơi đây như một

“bảo tàng đồng quê” tuyệt vời hiện nay ở Sài Gòn. Trần Nhã Thụy đã miêu tả một không gian “làng quê Việt Nam” sống động ngay giữa lòng Sài Gòn, thú vị như ta đang trong một giấc mơ êm đềm tuổi dại: “Trên những bãi cỏ xanh, những lối gạch dẫn đi về những khung cảnh khác nhau. Một cái ảng nước bên cạnh bụi chuối; trên miệng ảng là chiếc gáo dừa vắt ngang; và cây chuối đang trổ bông…

Một cây rơm, cọng vàng thơm, gió thổi loe xoe… Một dãy những lu vại, tỏa mùi đất nung, nắng chiếu xiên khoai ánh vàng… Một ao sen, lá xanh ken dày mặt nước, những cánh hoa trắng muốt nhô lên, giỡn gió…” [42;116] Thích thú làm sao khi tại đây, người tham quan được uống những bát nước chè xanh; nước mát mía lau, bắp non ngọt ngào; được ăn món cá lóc nướng trui dân dã, nghe những bản vọng cổ Phương Nam da diết… Tất cả nhịp sống nông thôn như từ ký ức quay trở về hiện tại, như xoa dịu tâm hồn những kẻ xa xứ, vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, khi đang tất tả giữa dòng đời xuôi ngược nơi phố thị ồn ào.

Bức tranh đô thị Sài Gòn qua ngòi bút Trần Nhã Thụy là những vẻ đẹp xinh xắn, giản dị với những gam màu tươi tắn, sáng trong. Tuy nhiên, Bên bên cạnh những góc nhìn lãng mạn ấy, người đọc cũng bắt gặp những “hiện thực”

không mấy đẹp của bộ mặt đô thị. Như hai mặt đối lập của cuộc sống, bên cạnh sự văn minh, sôi động của một thành phố hiện đại, là những ngổn ngang bộn bề của cuộc sống đô thị, những cuộc đời mưu sinh lam lũ, vất vả. Nền kinh tế phát triển làm nảy sinh những mặt trái của xã hội, làm xáo trộn cảm xúc của con người. Qua

những trang viết của Trần Nhã Thụy, hiện thực của đời sống Sài Gòn được phơi bày trước mắt người đọc với những “buổi chiều rất hay có những cơn mưa ngập úng, làm mắc kẹt cây ngã đổ.”[41;37] Hay tTrong tập tạp văn Triều cường, chân ngắn, và rau sạch, ta cũng thấy những cảnh tượng “chưa đẹp mắt” của phố xá đô thị. Sài Gòn vào mùa mưa, đường xá hay bị ngập lụt, do hệ thống thoát nước chậm, nước ngập trên đường, nước tràn vào nhà, bao nhiêu tài sản bị hư hại do ngập nước, nước gây ra những nỗi ám ảnh của người dân thành phố. Tất nhiên, mọi sinh hoạt của người dân đều bị xáo trộn, gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Trong bài tạp văn Biết bao nhiêu nước ở ngay trước nhà, tác giả có lý giải nguyên nhân gây ngập lụt thành phố: “Do phá rừng, do làm thủy điện, do hệ thống thoát nước kém, do xây dựng nhiều, do bê tông hóa tràn lan… Những cái do ấy thì biết rồi. Nhưng sao biết mà vẫn làm? Cái này thì mình không hiểu. Bây giờ thì mình đang nghĩ tới chuyện ngập thành phố. Thành phố chìm trong nước.” [44;26] Lý giải xong thìTiếp theo sự lí giải đó, tác giả luận bàn những nỗi khốn khổ của người dân khi thành phố ngập lụt. Ai cũng biết thành phố chìm trong nước thì chắc chắn sẽ khác với nông thôn. Bởi ở thành phố thì làm sao có sẵn các phương tiện như xuồng, ghe, và không phải người dân thành phố nào cũng biết bơi lội như người dân ở nông thôn. Thành phố ngập lụt là một điều vô cùng tệ hại vì khi toàn bộ hệ thống điện nước bị cúp thì coi như đời sống tê liệt. Các cấp chính quyển thành phố cũng nên xem xét lại vấn đề này, để người dân không còn khổ sở vì bị nước ngập.

Bài tạp văn “Tại sao cây táo lại nở hoa”… nhà văn cũng viết rằng: “Sài Gòn những chiều mưa dài và nhiều hôm “bổ sung” giông gió. Đường về nhà với nỗi ám ảnh kẹt xe, ngập nước lặp lại trong cảm giác tê dại không thốt thành lời. Nhiều khuya trở giấc nằm nghe mưa gió thổi thốc trên mái nhà, rất khó ngủ trở lại, những ý nghĩ rời rạc không biết chắp vào đâu.”[44;127] Có những buổi sáng, ngồi uống cà phê một mình, khi biết một người bạn thường hay ngồi cà phê cùng đã rời bỏ thành phố, về lại quê nhà, nhà văn chạnh buồn với cuộc hội ngộ đầm ấm và chia tay bùi ngùi. Nhưng trong tâm thức ai cũng muốn quay về với quê nhà bình yên, để sống đời sống giản dị, lành mạnh và vui vẻ. Một cuộc sống như thế, đâu phải ai muốn cũng được, bởi vì theo tác giả: “Mưu sinh chẳng bao giờ là nhẹ gánh. Mà cuộc sống, với tính chất bất an thường trực và ngày càng đẩy mạnh lên cao khiến cho ta không khỏi hoang mang lo sợ. Thử làm công việc điểm báo một tuần sẽ thấy:

“hiệp sĩ” bị xã hội đen chém; cô gái trẻ chết oan do bác sĩ vô cảm; xe “điên” tông chết người, cán đinh tử nạn, con chém bố… Đấy là đời sống dân sinh xã hội. Còn

ở đời sống văn hóa văn nghệ thì: đạo văn, mua bằng, chạy giải thưởng… hầu như ở đâu cũng có. Hám danh và hám lợi. Giả dối và lừa đảo lòng vòng. Dường như không tìm đâu thấy sự kính nhường, lễ độ, chân thành và sự tự học, hiếu học, cống hiến. Hết nhìn thấy cảnh cầu chức tước ở đền Hùng, lại thấy cảnh cầu thi đỗ ở Văn Miếu mà không khỏi buồn. Không chỉ là thấy có một cái gì đang mất đi, mà còn thấy có cái gì đang đỗ vỡ, không thể vãn hồi.”[44;128]

Trong bài tạp văn Cha và con và đô thị, nhà văn cũng ngao ngán khi nói về giao thông trong thành phố: “Từ nhà tôi vào nội thành cũng có nhiều con đường để đi, lộ trình ngắn dài khác nhau. Nhưng nói chung là đi đường nào cũng bị… kẹt xe. Và đi đường nào cũng thấy những dòng xe cộ đông nghẹt, sẽ thấy những gương mặt không có nụ cười, sẽ thấy những ánh mắt mệt mỏi. Và, sẽ thấy đào đường khắp nơi, lô-cốt dựng ngổn ngang, nước ngập tràn lan, bụi bay mù mịt.”[42;205]

Hiện thực trần trụi của đời sống đô thị như kẹt xe, triều cường, ô nhiễm… được nhà văn phản ánh nhiều trong các bài viết.

Sài Gòn là nơi tụ họp đông đúc của những người dân lao động nghèo tỉnh lẻ, họ đến với thành phố để buôn bán, mưu sinh với muôn vàn hàng hóa, đủ các kiểu phương tiện di chuyển, nào gánh trên vai, nào xe đạp, nào xe đẩy, nào xe máy…

Với hy vọng thoát khỏi cái nghèo đeo bám dai dẳng ở miền quê.

Có thể nói, những dòng tạp văn này khiến “cái chất” riêng của Trần Nhã Thụy được bộc lộ một cách rõ ràng hơn, người đọc dễ dàng nhận ra anh trong vô số những nhà văn trẻ viết tạp văn hiện nay.

2.1.2. Đời sống các miền quê

Bức tranh đời sống các miền quê được Trần Nhã Thụy tái hiện qua những trang viết thật sinh động, lãng mạn, yên bình. Cuộc sống thôn quê nghèo khó với những con người của ruộng đồng chất phác, sống cần cù, lam lũ, nghĩa tình đã đi vào kí ức nhà văn với biết bao tình cảm, nỗi niềm. Những kí ức thuở xa xưa ấy có khi là một góc cảnh nhỏ ở khu vườn nhà mình: “Tôi cũng có một ngôi nhà ở quê, có một góc vườn xanh tươi như vậy. Góc vườn nhà tôi lạ hơn với những vườn nhà khác là có trồng nhiều cây “Trúc Nhật”… Mấy người đàn bà trong làng đi chợ, khi trở về thường ngồi nghỉ chân dưới bóng mát của cây gòn, ngay phía ngoài hàng rào của góc vườn nhà tôi. Ai cũng khen vườn đẹp.” [41;29] Không gian sống miền quê thật thoáng đãng với, những đêm trăng sáng như dài vô tận đối với tuổi thơ tác giả, đối với người làng. Vì đó là những đêm trăng lao động đồng áng, sản xuất nông nghiệp. Đến khi sau này, vào Sài Gòn lập nghiệp, người viết nhớ ánh

trăng quê mà thấy lòng xao xuyến, bồi hồi những kỉ niệm cũ. Ở Sài Gòn ngày rằm người dân muốn ngắm ánh trăng thật không dễ chút nào, phải chịu khó ra ngoại thành thì sẽ thấy trăng sáng. Nhưng đâu phải ai cũng có điều kiện ra ngoại thành chỉ để… ngắm trăng. Thế là ký ức về một đêm trăng sáng trong không gian bao la ở làng quê chợt hiện về: “Nhớ ngày ở quê, đêm rằm trăng sáng vằng vặc, đường làng ngập ánh trăng, trên chiếc chõng tre nơi góc sân nhà tôi có thể đọc được những chữ nhỏ trong một cuốn sách giấy đen. Nhưng đọc sách cũng là để “thử”

độ sáng của trăng chơi vậy thôi, chứ đêm rằm lũ trẻ chúng tôi thường kéo nhau lên chùa rồi dung dăng khắp nơi. Khi ra đến bìa làng ánh trăng càng sáng tỏ. Ngày đó, bọn trẻ chúng tôi đã nảy ra “sáng kiến” ngắm trăng… qua vạt áo. Là bởi vì trăng sáng quá, nên khi đưa vạt áo lên che mắt thì ánh trăng dịu đi, lại hiện ra nhiều sắc màu sặc sỡ.” [41;43] Đêm sáng trăng ở quê trong ký ức tác giả thật vui, rộn ràng với hình ảnh người làng tát nước, cày cấy, gặt lúa đêm trăng. Trai làng cũng chọn những đêm trăng sáng mà đi tán gái làng xa. Tất cả tạo nên những ký ức đẹp về một đêm trăng quê hương như khắc chạm vào lòng người xa xứ. Tác giả đưa ra một thông điệp là con người cần sống hòa nhập với thiên nhiên để lắng nghe những âm thanh sự sống vang lên trong tâm hồn mình. Hòa theo dòng cảm xúc về ể miền quê, Trần Nhã Thụy nhớ về những bài học cũ từ nông thôn mà mình được người lớn truyền cho những kinh nghiệm sống quý báu. Bài Những bài học cũ ở nông thôn, được in trong tập Cuộc đời vui quá không buồn được, Trần Nhã Thụy mang đến cho người đọc những thông tin bổ ích thú vị qua những bài học cũ mang tính nhắc nhở, giáo dục những kinh nghiệm sống ở miền quê, có giá trị khoa học cao. Những câu răn dạy của người lớn như: “Nè, ẵm em không được cho nó dòm xuống giếng đó nghen con, nhỏ mà ngó xuống giếng thì sẽ bị câm đó. Không nên.

Con nhớ chưa?!”; Những lời căn dặn “không nên” như thế không phải là ít. Khi nằm ngủ thì “không nên” quay đầu ra ngoài đường; không nên tắm sông ban trưa, sẽ bị con ma da kéo cẳng; đi qua đình chùa lăng miếu mà “tè” bậy thì “chim” sẽ bị sưng to – không nên; đi đêm thấy có cây ngã xuống đường không nên bước qua, sẽ bị con ma “cần vọt” đưa tọt lên ngọn; giữa trưa, trèo cây khế là không nên…” [42;160,161] Những lời răn dạy ấy mới nghe qua ta sẽ lầm tưởng đến những vấn đề mê tín dị đoan, nhưng thực ra những lời dạy ấy mang tính thiết thực cao mà không có loại sách vở nào có thể thay thế được. Lúc nhỏ nghe những điều “không nên” thì cứ tuân theo, nhưng khi lớn lên thấy đó là những bài học không đơn thuần là đánh vào tâm lý sợ hãi mà còn rất khoa học. Người đọc có thể hiểu rõ hơn qua

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn Trần Nhã Thụy (Trang 38 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w