Những trăn trở về đời sống và số phận cá nhân

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn Trần Nhã Thụy (Trang 65 - 76)

Chương 2 BỨC TRANH ĐỜI SỐNG TRONG TẠP VĂN TRẦN NHÃ THỤY

2.3. Những trăn trở về đời sống và số phận cá nhân

Sự phát triển đô thị và đời sống thị dân, công chức ở đó đang là vấn đề được hết sức quan tâm trong tiểu thuyết, truyện ngắn và cả trong thơ. Tạp văn, với những đặc điểm của mình, dĩ nhiên không thể không quan tâm đến cuộc sống của những người góp phần làm nên đời sống ở đó. Trần Nhã Thụy cũng không bỏ qua điều này, bởi những thị dân - công chức chính là những người sống quanh nhà văn, góp phần làm nên diện mạo không gian nơi chính nhà văn đang sống và đang viết.

Có thể những ngày rong ruổi tác nghiệp đã giúp Trần Nhã Thụy quan sát, tiếp xúc với một lớp người mà cuộc sống của họ cũng nhìn vào những hành trình

rong ruổi. Cuộc sống của những người buôn bán dạo trên đường phố Sài Gòn cũng được nhà văn đưa vào những trang tạp bút với một tấm lòng, để rồi thương cảm - niềm thương cảm cho sự vất vả của họ trên bước đường mưu sinh nhọc nhằn. Hằng ngày đi về trên những con đường thành phố, tác giả đã gặp những người bán hoa kiểng dạo, thỉnh thoảng có ghé lại hàng mua giúp họ một vài chậu hoa hồng hay xương rồng. Những người bán hiền hòa, vui vẻ chào mời khách với giá cả luôn rẻ hơn ở những vựa hoa kiểng trong thành phố. Có khi tác giả khám phá ra những con đường mới khác và tình cờ gặp lại họ, ngạc nhiên lẫn thán phục cho sự chịu khó của những con người ấy, anh thốt lên trong suy nghĩ của chính mình: “

Thì ra những người bán hoa, kiểng đó cũng phải luân chuyển liên tục, đi mãi trên đường. Nhưng tôi thật sự ngạc nhiên khi biết họ đã vượt qua một khoảng đường khá xa để đến đây. Có người ở tận Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, cách thành phố vài chục cây số. Cho nên, mới ba, bốn giờ sáng họ đã phải dậy để lên đường; đi mãi gần trưa mới vào đến nội thành. Đường xa lúc đi cũng không mệt bằng đường xa lúc về, nếu như ngày đó họ buôn bán ế ẩm.” [41;16]

Cùng niềm cảm thương với những người buôn bán hoa kiểng dạo, trên trang viết đó, nhà văn lại cảm thấy chạnh lòng trong một buổi chiều mưa thấy một người đàn ông gầy yếu bán bắp nấu đứng trú mưa dưới hiên nhà mình. “Hỏi ra thì biết nhà của ông ở tận La Ngà- Đồng Nai, nơi cách thành phố gần 200 cây số. Sáng nào ông cũng đón xe đò xuống Biên Hòa lấy bắp của chủ lò, rồi từ Biên Hòa đạp xe lên Sài Gòn để bán. Trời đã chạng vạng tối mà bắp hãy còn nhiều. Mua giúp ông vài trái, tôi hỏi bắp còn nhiều thế thì chừng nào về, ông cười: “Hôm nào còn nhiều quá thì tui về lại Biên Hòa ngủ rồi sáng đi bán tiếp, chứ nhà xa quá biết làm sao…” Không thể chờ tạnh mưa, người đàn ông đạp xe đi. Lòng tôi thầm mong ông gặp điều may mắn.”. [41;17] Chứng kiến những phận người tha hương tủi cực rong ruổi khắp nẻo đường của thành phố, khiến tác giả dấy lên một tình cảm yêu thương chân thành. Người viết, cầu mong cho họ gặp điều may mắn trong việc buôn bán. Chính lòng trắc ẩn ấy, đã giúp nhà văn có một cái nhìn mang tính triết lý đầy niềm thương cảm: “Tôi thường hay nghĩ về người và nghề của mỗi người. Để sống bằng một nghề lao động lương thiện bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn.

Người bán chổi lông gà, người bán gối bông gòn, người đánh giày, người bán vé số, người vẽ truyền thần, người cân đo sức khỏe… Biết bao nhiêu người lao động mà mỗi ngày chân rảo. Những người mà tôi đã gặp đó tưởng như không liên quan,

dính líu gì đến mình, thực chất lại cho tôi những suy nghĩ sâu sắc nhất về những buồn vui trong cuộc đởi này..”[41;18]

Bài Một trưa ngang chợ, Trần Nhã Thụy kể về người đàn bà bán cá ở một hẻm chợ trong thành phố, nơi mà anh trọ học thời sinh viên, với tấm lòng biết ơn và trìu mến. Nhà văn kể rằng vào một buổi trưa nắng, không biết anh chạy xe loanh quanh thế nào mà lạc đường mất hướng, rong qua không biết bao nhiêu con hẻm. Đến một hẻm chợ, nhận ra là hẻm quen, nơi mà cách đây nhiều năm anh từng trọ học… Rồi, anh như không tin vào mắt mình khi thấy bên gốc cây dừa cụt ngọn vẫn là người đàn bà bán cá năm xưa. Bà vẫn gầy yếu, khuôn mặt lại có thêm những nếp nhăn của thời gian. Hồi ấy khi còn là một sinh viên nghèo, anh thường đi chợ mua cá của bà. Nhiều lần mua như thế, anh trở thành “mối” quen và bà luôn bán với giá rẻ và cho nợ thoải mái. Chính vì điều này, khi đi ngang qua chợ khiến anh cảm thấy mình như đang “mắc nợ” một tấm lòng. “Với người đàn bà bán cá này, sau khi dọn đẹp xong, bà sẽ đón chuyến xe trưa để về nhà ở La Ngà. Về nhà để lo việc nhà, chăm sóc chồng con. Chừng tối, bà lại đón xe xuống ngã ba Trị An. Bà ngủ đêm ở nhà một người quen để mờ sớm dậy đi lấy cá. Rồi từ đó đón xe về thành phố. Lộ trình đó được lặp lại mỗi ngày. Cũng có khi bà về ngã ba Trị An mà không về nhà vì đi mãi như vậy vừa mệt vừa tốn. Tôi thấy thương bà quá, cũng như tôi hay chạnh lòng trước những cảnh đời mưu sinh khó nhọc. Với bà tôi càng thương khi nghĩ đến những chặng đường xa khó mà bà phải đi trong ngày…” [41;75]

Hoặc như trong bài Cá bơi ngoài phố, nhà văn cũng đã cảm nhận về cuộc sống của những người bán cá kiểng dạo: “Thế đấy, cuộc sống có khi với người này là thú tiêu khiển, nghệ thuật, nhưng với người khác lại là miếng cơm manh áo… Còn tôi, trong môt cảm nhận riêng tư, xin được nói lòng biết ơn mỗi ngày loanh quanh phố xá. Lắng trong bụi bặm, ồn ào, với biết bao mặt người, giọng nói, vẫn còn tìm thấy những ân tình trĩu nặng, vẫn tìm thấy những niểm vui nhỏ nhoi mà tự mình không thể nào “thiết kế” được!” [41; 93]

Việc làm ăn trong thời buổi lạm phát kinh tế thật khó khăn, bất trắc. Cuộc sống thời khủng hoảng kinh tế có muôn vàn tấn bi hài kịch diễn ra dưới mắt nhà văn. Có người hôm nay là đại gia nhưng ngày mai lại thành kẻ trắng tay, hoặc có người đang làm ăn buôn bán lớn nhưng rồi lại vỡ nợ, gia đình tan nát. Thế mới biết cuộc sống của những nhà kinh doanh vốn không đơn giản như ta thường nghĩ, nếu không suy tính cẩn thận, không có tầm nhìn để nắm bắt trước sự biến động của thị trường, sự thay đổi nhu cầu của xã hội, thì sẽ đón nhận sự thất bại nặng nề. Câu

chuyện Cuội đối nội của Trần Nhã Thụy kể về bi kịch của một người bạn thất bại trong kinh doanh, vỡ nợ, phải bán nhà, vợ bắt ký đơn ly dị, trở thành người thừa của xã hội. Dần dần anh trở thành người mắc bệnh hoang tưởng lúc nào không hay, anh luôn vẽ ra cách kiếm tiền và viễn cảnh làm ăn này nọ dù đang là kẻ trắng tay. Tự an ủi mình bằng cách đánh tráo sự thật, anh nói dối với nhiều người, dù không để hại ai, nhưng cốt để lừa dối chính mình. Với tình cảnh đó, thật đáng thương thay người bạn “Cuội đối nội”! Trong bài Cá bơi ngoài phố, nhà văn cảm nhận về cuộc sống của những người bán cá kiểng dạo: Thế đấy, cuộc sống có khi với người này là thú tiêu khiển, nghệ thuật, nhưng với người khác lại là miếng cơm manh áo… Còn tôi, trong môt cảm nhận riêng tư, xin được nói lòng biết ơn mỗi ngày loanh quanh phố xá. Lắng trong bụi bặm, ồn ào, với biết bao mặt người, giọng nói, vẫn còn tìm thấy những ân tình trĩu nặng, vẫn tìm thấy những niểm vui nhỏ nhoi mà tự mình không thể nào “thiết kế” được! [41; 93]

Trong bài Nếu thượng đế chơi trò rung chuông, ở phần Mũi tên thời gian, ta thấy đời sống của những người công chức hàng ngày cứ đuổi theo thời gian, cứ làm những việc lặp đi lặp lại như những cỗ máy vô hồn. Đến nỗi không còn góc sống cho bản thân, thành con người trơ lỳ không cảm giác. Mọi hành động, suy nghĩ, cảm xúc đều chạy theo thời gian, mà thời gian thì cứ trôi đi vùn vụt không chờ đợi ai. Nhà văn Trần Nhã Thụy đã để người đọc tự chiêmtrải nghiệm lịch trình hoạt động một ngày của một công chức là anh: “Nếu như phải đến công sở thì tôi phải len lỏi, luồn lách trên đường phố gần cả giờ đồng hồ mới đến nơi. Có thể là uống vội một ly cà phê quán cóc nhạt thếch/ hoặc ngọt như chè, trong khi lưng áo ướt đẫm mồ hôi, tay nhìn đồng hồ, nhấp nhổm canh giờ cho kịp cuộc hẹn. Rồi một ngày cứ thế trôi qua, có khi là nửa đêm mới mò về đến nhà. Nhiều khi tôi giật mình khi nhớ lại, suốt mười mấy giờ đồng hồ, mình chỉ toàn ngồi, hoặc đi/ đứng; mà không có lấy vài phút để ngả lưng. Nhưng một đêm ngắn ngủi trôi qua. Ngày hôm sau lại dậy từ sáng sớm, rồi tất tả bươn ra đường.” [44;98] Như để phản ứng lại cái đời sống công chức máy móc và mệt mỏi ấy, tác giảngười kể chuyện tự thưởng cho mình một ngày nghỉ (xin phép) để thư giãn chính mình: “Nhưng hôm nay, tuy không phải là ngày nghỉ, nhưng tôi ở nhà một mình. Tôi tự xin/ và cho phép mình được hưởng cái đặc ân đó (trong tâm trạng chán ngắt đời sống công sở). Tựa lưng vào ghé thật thoải mái, tôi nhắm mắt, thiu thiu trong khung cảnh vắng lặng và mát mẻ. Thời gian trôi qua.” [44;98]

Con người ngày càng giao tiếp với nhau như đóng kịch, như diễn với nhau nhiều quá mà thiếu đi cái chân tình của tình cảm thuần nguyên. Bài tTạp văn Người… truyền hình của Trần Nhã Thụy đã cho ta thấy điều đó. ““Người… truyền hình”. Đã có rất nhiều người khi tham gia các trò chơi truyền hình thổ lộ tâm tư thật thà là chỉ muốn được… lên tivi. Đã có rất nhiều nghệ sĩ chịu khó xuất hiện trên truyền hình không phải vì dấn thân nghệ thuật cũng chẳng phải được hậu hĩnh cát-xê mà chủ yếu để “khoe dung nhan” trước khán giả. Trong cuộc sống hôm nay, không ai phủ nhận vai trò của truyền hình cả. Thậm chí truyền hình còn là cả một sức mạnh truyền thông. Truyền hình đã trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống”… Nhưng bằng mọi cách để lên truyền hình, biến mọi giá trị cuộc sống thành “giá trị truyền hình”, biến mọi sự tự nhiên thành “kịch bản”… thì thấy buồn quá, mà cũng cực quá.

Ban đầu, mọi sự “diễn” có lẽ cũng là để cho vui, nhưng rồi “diễn” riết đã trở thành thói quen khó bỏ. Và, ở bất kỳ đâu, chúng ta cũng có thể bắt gặp

“người… truyền hình”. Khi họ đi đến đâu, cũng làm như có một cái… camera vô hình đang hướng theo. Và họ diễn: “Nói vài câu/ rồi cười/ pha trò/ ngó sang bên cạnh/ mắt long lanh/ làm như đang lắng nghe… Sửa lại tư thế/ Nói/ cười/ cười/

nói…”. Ở nhiều nơi đám đông, chúng ta cũng hay gặp cảnh như thế này: tay bắt mặt mừng, cười cười nói nói, trông mặt ai cũng sảng khoái… Nhưng rồi khi ra về, mình không biết người vừa bắt tay tên gì, làm gì; mình không nhớ đã nói cái gì, đã cười vì cái gì?!... Lúc ấy, có lẽ trông mặt mình rất chán… Ôi!, người… truyền hình!” [42;57,58]

Viết về những thị dân - công chức trong đời sống đô thị, Trần Nhã Thụy không chỉ chú ý đến cuộc sống vật chất, mà còn, và quan trọng hơn là đời sống tinh thần. Tất cả những gì tác giả miêu tả cho thấy một cái nhìn đầy nhân hậu, đầy thương mến, sẻ chia và trân trọng.

2.3.2. Đời sống của những người dân quê

Không gian xã hội hiện đại là không gian mở. Ở đó, người thành phố có thể về các vùng nông thôn để tìm kiếm cơ hội làm ăn, và người ở các miền quê cũng đang không ngừng đỏ ra thành phố mưu sinh. Bởi vậy, Khi khi nói đến đời sống của những người dân quê, ta có thể hiểu thì ta tạm hiểu đó là cuộc sống của những người đang sống ở nông thôn, nơi những làng quê cách xa thành phố những chặng đường dài,. Nhưng cũng có thể khi hiểu là những người dân ở vùng làng quê xa xôi đến làm ăn, sinh sống tại thành phố. Họ đến đây tìm kế sinh nhai với những gánh

hàng rong trên vai, những chiếc xe đẩy trong tay rong ruổi trên khắp các nẻo đường thành phố bất chấp ngày mưa hay nắng. Hoặc cũng có khi họ làm công cho những cơ sở tư nhân, nhà máy, xí nghiệp. Mưu sinh nơi đất khách với nhiều nỗi niềm nhọc nhằn, tủi cực nhưng bằng mọi giá họ phải lao động cật lực để kiếm tiền nuôi thân và gửi về quê nuôi gia đình. Những cảnh đời ấy được nhà văn Trần Nhã Thụy tái hiện qua những trang viết thật sinh động, bức tranh đời sống của những người dân quê với những gam màu đậm nhạt khác nhau sẽ mang đến cho người đọc những cảm xúc khó phai.

Cuộc sống và sinh hoạt của những người dân đang ở những vùng quê khác nhau của đất nước, mỗi nơi có một đặc điểm riêng biệt, tạo nên những bản sắc vùng miền khó trộn lẫn. Trong những tác phẩm tạp văn của mình, Trần Nhã Thụy thường đề cập đến cuộc sống của những người dân ở vùng quê của tác giả, hầu hết trên những bài viết là những ký ức một thời tuổi thơ, là cuộc sống người dân quê lam lũ, nghèo khó nhưng sống lạimà rất giàu tình cảm, đối đãi với nhau bằng sự chân tình, mang vẻ đẹp chân quê. Tất cả những điều đó trở thành ký ức đẹp trong lòng tác giả, như một hành trang mang theo đến vùng đất mới Sài Gòn, như để nuôi dưỡng tâm hồn người xa xứ trong những lúc thấy nhớ quê. Và rất tự nhiên, những ký ức đó thường trở đi trở lại trong các tác phẩm nghệ thuật cùa nhà văn, mặc dù thời điểm hiện tại ở quê nhà những hình ảnh “cảnh cũ người xưa” đã không còn nữa, có thể sẽ đọng lại những nỗi buồn man mác khi nhà văn trở về thăm lại quê cũ. Một trong những nỗi buồn đó là khi tác giả chứng kiến sự thay đổi đời sống thưởng thức văn hóa của con người vùng nông thôn. Sự phát triển của các phương tiện công nghệ thông tin giải trí từng ngày làm thay đổi nền tảng xã hội không chỉ ở thành phố, mà ở nông thôn cũng có sự ảnh hưởng sâu sắc. Đó là “Văn hóa đọc bị lấn át bởi văn hóa nghe, nhìn”. Ngày nay, việc tìm và đọc sách của giới trẻ rất ít, nếu không muốn nói là hiếm thấy. Trong bài tạp văn “Có một thế giới sách đang bị mất (trong tập Cuộc đời vui quá, không buồn được), tác giả “than thở” với người đọc nỗi buồn của mình: Không biết cái “Nhà sách Nhân dân huyện” nằm trên thị trấn nhỏ bé quê tôi biến mất từ khi nào, nhưng rõ ràng là lần về quê gần đây nhất, tôi đã không còn được nhìn thấy nó nữa. Cứ tưởng cái hiệu sách được dời đâu đó trong thị trấn, hoặc xê dịch trong phạm vi huyện; nhưng tìm kiếm, rồi thăm hỏi, thì biết chính xác là không còn có một hiệu sách nào tương tự như thế. Dọc thị trấn, chỉ thấy vài quầy sách nhỏ chuyên phục vụ sách giáo khoa, luyện thi đại học. Chợt ngẩn ngơ, bâng quơ nghĩ, mấy chị mấy cô ngày xưa phục

vụ trong nhà sách, giờ không biết ở đâu, làm gì? Và, một thế giới sách gắn liền với thế giới tuổi thơ của tôi chỉ còn trong hoài nhớ!”[42;156] Tác giảNgười kể cứ tưởng chuyện đó chỉ có ở quê mình nhưng có lần đi qua mấy tỉnh miền Trung (nơi vốn được xem là hiếu học, hiếu đọc) thì thấy các “nhà sách nhân dân” cũng đang dần biến mất. “Trên đường đi, ngang những ngã ba làng, nhìn dưới bóng mát một gốc cây đa cổ thụ, chợt mơ hình ảnh một trẻ mục đồng ngồi đọc sách. Bước ra cái hè sau lộng gió, thả đôi chân trần trên nền đất mát lạnh, chợt thèm thấy dáng một thiếu nữ ngồi đọc sách. Nằm trên một căn gác gỗ tĩnh lặng, chờ một ngày trôi qua, lòng nôn nao muốn nghe những tiếng lật giở trang sách loạt soạt… Nhưng tất cả chỉ là những hình dung. Quả thật, đang có một thế giới sách đang biến mất khỏi đời sống nông thôn.” [42;158] Có lẽ vì là nhà văn nên tác giả hay hình dung ra nhiểu cảnh tượng đẹp như thế, giống như một thế giới cổ tích trong mơ. Vậy nên, trước thực tại này nỗi buồn của tác giả càng thêm sâu sắc khi ở những vùng nông thôn hiện nay thư viện không có, nhà sách không còn, những cuốn sách như những đứa con bị hắt hủi, lãng quên. Nhà văn buồn đã đành, nhưng buồn hơn có lẽ là những tâm hồn của những con người vùng quê từ lâu đã không còn được bồi đắp, nuôi dưỡng bằng tình cảm, trí tuệ của nhân loại từ những trang sách. Đọc sách để bồi dưỡng kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn, để hoàn thiện nhân cách. Nếu không đọc sách thì không có điều gì có thể thay thế được.

Về quê lên núi ngủ chùa, đây là bài tạp văn Trần Nhã Thụy viết về sở thích thăm chùa trên núi mỗi khi về quê muốn được thăm chùa trên núi. Nhà văngười kể tự đặt câu hỏi “Tại sao là chùa trên núi?” rồi tự lý giải rằng chùa trên núi thì khác với chùa ở phố. Rằng ở trên núi thì nằm ngoài vùng phủ sóng, là lánh xa cái chốn lao xao ở dưới kia, là đi con đường khó, để bày tỏ một thái độ, một tâm thế của người đi theo con đường tu tập. Theo sự hiểu biết của mình, Trần Nhã Thụy viết rằng: Ở xã Cát Tiến (Phù Cát – Bình Định) có một ngôi chùa trên núi được gọi là chùa Ông Núi (Linh Phong tự) và anh đã từng lên viếng thăm chùa này. Lên chùa, để tận hưởng bầu không khí mát mẻ và trong lành, để thưởng thức bữa cơm chay đơn sơ nhưng lại ngon đến lạ kỳ. Lên chùa, anh cảm thấy nhẹ lòng khi nghe tiếng chuông chùa vẳng trong thinh không. Và rồi trong cảm giác của mình anh nghĩ, cũng là tiếng chuông chùa nhưng ở phố có lẽ nghe gắt gỏng hơn, còn ở trên núi tiếng chuông nghe như trong veo, thoảng nhẹ vào mây trời. Điều khiến anh ngạc nhiên nhất là khi thấy chùa trên núi nhưng phụ nữ là đối tượng đi nhiều và leo dốc rất khỏe. Có người lưng cõng con mà chân bước phăm phăm lên dốc, không biết

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn Trần Nhã Thụy (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w