Các sắc thái của cái tôi nghệ thuật trong tạp văn Trần Nhã Thụy

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn Trần Nhã Thụy (Trang 94 - 105)

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TẠP VĂN TRẦN NHÃ THỤY

3.3. Các sắc thái của cái tôi nghệ thuật trong tạp văn Trần Nhã Thụy

3.3.1. Cái tôi lạnh lùng, nghiêm khắc, lí trí

Trong tập tạp văn Cuộc đời vui quá, không buồn được, khi bàn về sự hèn của con người Trần Nhã Thụy có cái nhìn nghiêm khắc, lý trí qua bài Hèn đại nhân :

Hèn ư? Đã làm người thì tránh sao được những lúc hèn. Nhưng, biết vượt qua cái hèn, không phải ai cũng làm được. Và để được người đời nhìn nhận là “hèn đại nhân” thì không phải ai cũng xứng đáng.”

Không ngại đụng chạm, nhà văn đưa ra những ví dụ đầy tính thực tế và những lập luận đầy tính lý trí để bàn luận về một cách sống. Trong cuộc sống có nhiều người suốt một đời cứ sợ mình sống hèn, sợ bị thị phi mà cứ chạy theo cách sống đối phó, luôn phải “dĩ hòa vi quý” lấy lòng tất thảy mọi người. Mà sự đời thường không đơn giản, không ai có thể lấy lòng được tất thảy mọi người. Có người chỉ vì bị một tiếng chê thôi mà “ê ẩm’ cả người, hoặc bị một lời trách móc thì mất ăn mất ngủ. Rồi cứ mãi loay hoay trong cõi nhân gian bé mọn mà không làm được việc lớn gì. Những con người ấy, chẳng khi nào dám nói lên chính kiến của mình, hay dám hy sinh một cái gì, cũng chẳng bao giờ dám sống với những thách thức lớn lao. Rồi một đời qua nhanh, cứ tưởng mình sống thanh thản vì không làm mích lòng ai, gặp ai cũng vui vẻ tay bắt mặt mừng. Nhưng rồi cuối cùng tự nhận ra đó là một đời nhạt. Một đời có thể gọi là thong dong nhưng lại không sung sướng, cảm khoái. Nhiều bạn đấy, nhưng lại không có kẻ tri âm. Một đời dù nhận được nhiều lời khen, mà ngẫm lại chỉ thấy toàn giao đãi, nhạt nhẽo, bề ngoài… Tiếp đến, nhà văn mở rộng thêm vấn đề để giúp người đọc suy ngẫm:

“Đó là chưa nói đến, có những người vừa bị một cú vấp ngã, đã quỵ mãi mãi không thể đứng lên. Anh cứ bị cái thất bại đó dày vò, rồi sống trong mặc cảm, lo sợ. Anh rút vào cái vỏ ốc của mình. Anh trốn đời, nhắm mắt bịt tai lại với tất cả.

Cũng có nhiều người tập thiền, tập đi chậm, nói thầm, cười khẽ… Nhưng đấy thực chất là cuộc chạy trốn chính mình. Từ cuộc chạy trốn này, vô tình anh đã hủy bỏ bao nhiêu khát khao dự định. Có thể, anh đã sống một đời còn lại trong an toàn, không ai nói với anh một lời nặng nhẹ, không ai kêu anh là “thằng hèn”. Nhưng, rồi chợt anh thấy mình là hèn. Cũng chẳng được là “hèn đại nhân”. Một thằng hèn vô danh. Buồn lắm thay!”[42;45] Như vậy, là con người sao có thể vẹn toàn trong cuộc sống, gặp thất bại cũng là chuyện thường tình mà thôi. Nhưng khi gặp thất bại ta phải dũng cảm đứng lên, bắt tay làm lại từ đầu. Việc ấy có thể nói nghe dễ nhưng làm thì rất khó khăn, cho nên con người thường bỏ cuộc, tự chạy trốn cuộc đời, chạy trốn chính mình rồi thành “người hèn”. Nhưng theo quan niệm của nhà văn, anh khuyên con người khi đã trót mang tiếng hèn thì phải là “hèn đại

nhân” tức cái hèn mang tính cao cả hơn. Hãy bỏ qua cái sĩ diện nhỏ bé tạm thời để mưu cầu việc lớn, để ấp ủ hoài bão khác, để viết tiếp trang sử đẹp của cuộc đời mình.. Đó chẳng phải là một lời khuyên mang tính tích cực sao? Với một cái nhìn lý trí, ở phần cuối, nhà văn luận bàn thêm về cái sự hèn của con người: “Thế mới biết, sống cho mình thì dễ, sống cho đời, cho người mới khó. Mà sống trong đời, sống với muôn người thì làm sao tránh được sự hèn. Vậy, nếu trót hèn thì cứ hèn đi, đừng sợ. Hãy hèn để mưu cầu việc lớn, hèn như Hàn Tín luồn trôn. Thà hèn mà làm được chuyện đại sự, mang ích lợi cho nhiều người, còn hơn là sống một đời bằng an nhạt nhẽo. Trót, xin nhớ hãy gắng làm “Hèn đại nhân”.[42;46]

Bài tạp văn Lấp: “Nhưng đâu chỉ là chuyện sông lấp. Cuộc sống còn biết bao những khỏa lấp và lấp liếm khác. Một giáo sư văn chương nổi tiếng là… đạo văn, công trình nào in ra cũng có “vài chục phần trăm” copy từ tác phẩm của người khác; báo chí đã lên tiếng nhiều, nhưng rồi cứ bị lấp đi bằng sự ngụy biện.

Sách của vị giáo sư này tái bản vẫn không sữa chữa, sách mới vẫn sờ sờ hành vi đạo văn. Có người biết giáo sư này đạo văn thì không thèm đọc sách, nhưng cũng có người tưởng là thiên tài số một, nếu không học hỏi ắt phí cả đời. Ngộ nhận triền miên. Lấp lên lòng tự trọng của chính mình, những người như “giáo sư đạo văn” kia đã lấp lên nền tri thức cộng đồng.”

“Và, sự dốt nát được che lấp bằng vẻ hào nhoáng; những động cơ trục lợi cá nhân được ngụy trang bằng vỏ bọc vì cộng đồng. Biết bao nhiêu vụ tham nhũng rồi cũng “chìm xuồng”; biết bao vụ phạm pháp rồi cũng được “chạy án”. Những vụ lấp như thế vô hình trung đã lấp lên lương tri xã hội và lòng tin của những người lương thiện.”[42;180] Qua bài tạp văn này, Trần Nhã Thụy mạnh dạn chỉ ra những những mặt trái của xã hội hiện đại, nghiêm khắc lên án những kẻ mang danh trí thức nhưng lại là kẻ ăn cắp chất xám của người khác một cách công khai, không hổ thẹn. Lại thêm những quan chức, là những kẻ công bộc của dân, nhưng lại lún chìm đạo đức bởi lòng tham, đã tham tiền rồi lại tham sống, không dám đối diện với hậu quả tội lỗi mà mình gây ra, mà tìm đường “chạy tội”. Đó là những tế bào

“u nhọt” làm phá vỡ những chuẩn mực đạo đức của đời sống, xã hội cần phải mạnh tay “cắt bỏ” những loại “u nhọt” đó để làm cho đời sống công bằng hơn, trong sạch hơn. Có như vậy, mới có thể làm gương cho những kẻ khác, thiết lập lại những giá trị tốt đẹp hơn cho xã hội.

Miên man theo dòng cảm xúc mang tính lý trí, bài Thuyết hỗn mang nhà văn viết rằng: “Dẫu biết đời sống là hỗn mang, nhưng xin nhớ rằng Thuyết hỗn

mang là để nói về những trật tự, những mối liên hệ, buộc ràng chặt chẽ lạ kỳ của thế giới này”. [43;176] Rút kết kinh nghiệm từ thực tế, Trần Nhã Thụy cho rằng đời sống con người là một chuỗi những hiệu ứng dây chuyền, cái này sinh ra cái kia. Anh đưa ra lời nhận định bằng những triết lý: “Điều thiện thì sinh ra cái đẹp, điều ác thì sinh ra cái xấu. Ông bà ta thường nói: “Sống tích đức cho con cháu”, ngẫm cũng trong hàm nghĩa ấy. Người sống đạo đức, có thể vẫn khổ, nhưng đạo đức thì để lại, hình thành những điều tốt đẹp về sau. Người làm điều xấu, có được cái lợi nhãn tiền, nhưng lại gắt hái những kết quả xấu sau này.”[43;177] Lời nNhận định mang màu sắc triết lý này phù hợp với trật tự, chuẩn mực đạo đức xã hội “gieo nhân nào, gặt quả ấy”. Hay trong bài Đinh và Người, với giọng văn nghiêm khắc và phẫn nộ, Trần Nhã Thụy lên án bọn “đinh tặc” chuyên rải đinh trên đường phố để người đi đường bị thủng lốp xe đem vào cho bọn chúng vá với giá cắt cổ, hoặc đáng sợ hơn có người sẽ bị tai nạn chết người do cán phải đinh. Tác giả cho rằng khi nói về chuyện đinh và người, thực chất là nói chuyện giữa người và người trong cuộc sống. “Những người rải đinh ra đường mà không nghĩ là họ đang rải đinh vào lòng người, cắm đinh vào niềm tin, lương tâm xã hội. Sao lại có thể nghĩ đơn giản rằng rải đinh (để rồi vá xe) cũng chỉ vì kiếm sống? Đã đến mức, mưu sinh của người này là nỗi ám ảnh, chết chóc của người kia? Luật pháp phải thực thi là điều mà ai cũng nghĩ tới. Trong thực tế, bọn “đinh tặc” đã từng bị xử lý hình sự. Nhưng dẹp chỗ này thì mọc lên chỗ kia, đinh vẫn cứ rải ra đường. Vậy cái gốc của sự nhiễu loạn ở đâu thì những nhà điều hành xã hội phải tìm hiểu và có biện pháp dứt điểm.” [43;135]

3.3.2. Cái tôi giàu xúc cảm

Triều cường, chân ngắn, và rau sạch là tập tạp văn viết về những hiện tượng cuộc sống đang bày ra quanh ta với ít nhiều những suy nghĩ, trăn trở của một người luôn theo dòng thời sự như nhà văn Trần Nhã Thụy. Ai cũng biết quan hệ bạn bè là quan hệ rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi người. Trần Nhã Thụy cũng vậy, anh cũng có những người bạn thân thiết của mình. Nhà văn đối đãi với bạn bằng tình cảm rất chân thành. Tất nhiên, đó phải là những người bạn mà anh yêu quý và trân trọng bởi họ có cùng những “sở đắc” với mình. Bài tạp văn Hãy trở dậy, Hoàng ơi!

đã chứng minh điều đó. “Hoàng là nghệ sĩ Nguyễn Kim Hoàng, là Hoàng Himiko- chủ không gian nghệt thuật Himiko Visual Café, mà có lẽ ở Sài Gòn không một người trẻ làm nghệ thuật nào lại không biết.” [44;68] Nhà văn quý mến người bạn của mình vì nhiều lẽ, nhưng điều quý nhất có lẽ là tấm lòng của Hoàng đối với

những người bạn - những nghệ sĩ trẻ, giúp họ có một sân chơi nghệ thuật tự do thuần túy, để họ có điều kiện phát huy tài năng mà anh không cần lợi nhuận. Trông bề ngoài Hoàng có vẻ rất ngầu với cái đầu trọc và cách ăn nói bỗ bã không giữ kẻ nhưng thực ra anh sống rất nội tâm và giàu tình cảm, luôn hết lòng vì bạn bè, vì nghệ thuật. Thế mà bây giờ vì một tai nạn Hoàng bị chấn thương sọ não, đã bất tỉnh mê man nhiều ngày và không một dấu hiệu của sự hồi tỉnh. Đến bệnh viện thăm bạn, tác giả bùi ngùi, lo lắng cho tính mạng của bạn và chỉ biết luôn cầu nguyện mong bạn được hồi tỉnh, trở về với cuộc sống để thực hiện tiếp những ước mơ, những dự định cao cả còn dang dở của mình.

Cũng cùng đề tài viết về những người bạn, song đối với mỗi người Trần Nhã Thụy lại có cách thể hiện khác nhau. Nếu như ở Hoàng Himiko tình bạn là sự mến phục bởi cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ trẻ hào phóng. Thì ở bài Cuội đối nội, khi viết về một người bạn bị khủng hoảng tâm lý, do thất bại trong việc kinh doanh, khiến anh này thành người mắc bệnh hoang tưởng, ngòi bút nhà văn lại trầm xuống với dòng cảm xúc sâu lắng, xót xa và đầy thương cảm với bạn. “Cuội”

có nghĩa là người nói dối, nói dối với người khác gọi là “cuội đối ngoại”, còn khi nói dối với chính mình gọi là “cuội đối nội”. Vẫn với cách kể chuyện quen thuộc, nhà văn chậm rãi dẫn dắt người đọc vào thế giới câu chữ của mình để thấy một chân dung “cuội đối nội” thật đáng thương: “Không nói đâu xa, tôi có một anh bạn vốn là chủ một doanh nghiệp, có nhà lầu, xe hơi, vợ đẹp con ngoan. Nhưng rồi công việc làm ăn trong nhiều năm cứ liên tục thất bại. Sự thất bại này bao gồm cả

“nguyên do chủ quan và khách quan”, nhưng nói cho sát sườn vấn đề của bạn tôi là khởi nghiệp doanh nhân đúng vào thời buổi làm ăn cực khó. Bây giờ đến như các đại gia bất động sản còn vỡ nợ, nhiều tên tuổi nổi tiếng chuyển sang bán phở, bán bia; huống là anh. Lạm phát kinh thế làm cả xã hội rối loạn, nhiều gia đình tan nát. Anh bạn tôi vì trả nợ ngân hàng phải bán nhà, rồi bị vợ bắt ký đơn ly dị.

Giờ anh hầu như không làm ăn gì cả, ngoài việc ghé nhà vợ đưa đón con đến trường, chở nó về, trong khi con đến trường thì ngồi quán cà phê mở laptop chơi điện tử. Rồi, bỗng dưng một ngày nọ anh trở thành Cuội.” [44;41].Người bạn này của tác giả là người vốn mê làm ăn, đã thất bại nặng nề trong kinh doanh nhưng suốt ngày cứ vẽ những chuyện kiếm tiền trong mơ, đại loại như: “Cuối tuần này ông rảnh không, đi Nha Trang với tôi. Tôi muốn ra đó để coi mấy chỗ bỏ mối hải sản. Tôi sắp mở nhà hàng hải sản tươi sống. Mặt bằng sang lại của một thằng bạn”… “Khoảng ba tháng nữa tôi đi Úc rồi. Qua đó tôi sẽ làm một tờ báo giải trí

Tiếng Việt, ông nhớ giúp tôi một tay đó nghen. Vài hôm nữa tôi sẽ gửi cho ông coi đề cương, có gì ông góp ý trước. Tôi dự định ở Úc khoảng bảy năm rồi qua Mỹ.

Bảy năm nữa vợ tôi sẽ cho thằng con qua Mỹ sống ông à!”…[44;41]. Cứ như vậy, người bạn ấy cứ huyên thuyên vẽ ra những viễn cảnh kiếm tiền y như thật! Anh ấy nói thế với nhiều người, không chỉ nói riêng với tác giả mà không phải để lừa ai, nói như để tự an ủi, hay chỉ để lừa chính mình. Và lúc này đây, ta thấy nhà văn như chực khóc trước tình cảnh của bạn: “Có lần ngồi nghe anh nói, tôi đã suýt khóc.

Tôi biết, anh đã mắc bệnh hoang tưởng rồi… Thương Cuội. Cuội đối nội.”

[44;42]. Đến đây có lẽ người đọc cũng cùng tâm trạng với tác giả, thương cho những con người vì sự xô đẩy dữ dội của cuộc sống mà trở thành “Cuội”, nhưng đau đớn hơn là “Cuội đối nội” tức tự lừa dối chính mình để trốn chạy sự thật phũ phàng.

Đối với những người bạn là phụ nữ thuộc phái yếu thì Trần Nhã Thụy lại dành cho họ tình cảm chân thành và niềm cảm thông sâu sắc, sẵn lòng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn. Phụ nữ thời nay được tự do chọn lựa cách sống theo ý thích của mình, họ không còn bị ràng buộc bởi định kiến của xã hội, cũng như lệ thuộc vào người đàn ông. Một trong những cách sống mà người phụ nữ hiện đại lựa chọn là sống độc thân, họ nhờ sự can thiệp của y học hoặc một phương pháp nào đó giúp họ có một đứa con. Tất nhiên đứa trẻ này không cần biết cha nó là ai, nó chỉ biết có mẹ là người duy nhất sinh ra và yêu thương nó nhất trên cõi đời này. Đây là những người phụ nữ có bản lĩnh, họ chấp nhận sự thử thách của cuộc đời để làm một người mẹ đơn thân. Nhưng khi làm một người mẹ chăm sóc một đứa bé mà không có người thân nào bên cạnh để giúp đỡ những lúc khó khăn, bệnh tật thì quả là một thử thách vô cùng to lớn, cần phải có một sức mạnh tinh thần mạnh mẽ mới có thể vượt qua. Trong bài tạp văn Đàn bà trong thành phố, với một giọng kể chậm, buồn, da diết Trần Nhã Thụy lại đưa người đọc đi vào thế giới đơn độc của những người đàn bà trong thành phố với những câu chuyện lạ lùng. Câu chuyện về những cô bạn của tác giả- những người phụ nữ tay yếu chân mềm sống giữa thành phố mà hàng ngày rủi ro, bất trắc có thể rình rập bất cứ lúc nào, họ cần lắm sự giúp đỡ chân thành, nhiệt tình từ những người thân, bạn bè. Bài tạp văn này tác giả kể về hai cô bạn. Cô thứ nhất đang có con nhỏ, có con nhưng không cần chồng, chấp nhận cuộc sống của một người mẹ đơn thân, nửa đêm con bị sốt, người mẹ gọi taxi, vơ vội ít đồ ẵm con đi bệnh viện. Hai mẹ con lặng lẽ rời khỏi chung cư, không một láng giềng nào biết. Sáng hôm sau ở bệnh viện, bác sĩ báo con bé có triệu chứng

tay chân miệng cần nhập viện để điều trị. Một mình không thể xoay xở được, bèn goi điện thoại cho bạn, nhờ mua ít đồ đạc mang vào. Còn cô bạn thứ hai là ngưới được nhờ thì sẵn lòng giúp bạn, bèn mua một mớ đồ treo trên xe chạy đến bệnh viện. Thế nhưng cô không thể mang đồ vào bên trong bệnh viện được, vì tay lái quá yếu không thể chạy lên cái dốc cao để lên tầng trên của bãi giữ xe được, bởi phía dưới đã kẹt cứng xe. Không mang đồ vào bệnh viện được, mà cô bạn đang có con trong bệnh viện kia cũng không thể ra cổng mang đồ vào được vì bệnh viện Nhi không cho trẻ con ra cổng khi chưa có giấy xuất viện. Quả là một tình huống khó xử lý, thế là cô bạn được nhờ gọi điện thoại để cầu cứu người bạn thứ ba.

Người bạn thứ ba này không ai khác đó chính là tác giả, một anh thanh niên cao lớn, khỏe mạnh có thể giải quyết dễ dàng những việc cỏn con mà hai người phụ nữ yếu đuối không làm được, đó là chạy chiếc xe máy lên cái dốc tầng trên để gửi vào bãi xe, rồi cùng vào bệnh viện thăm hai mẹ con cô bạn tội nghiệp kia. Trong suy nghĩ của tác giả - một đấng mày râu tốt bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác trong điều kiện có thể, nhưng vẫn cảm thấy chạnh lòng, day dứt trước nghịch cảnh của những người đàn bà sống trong thành phố. “Thành phố thì đông đúc nhưng con người thì đơn độc, những người đàn bà thì dường như càng đơn độc hơn.

Không có khái niệm láng giềng, không thể “lội bộ” nếu không biết cỡi xe gắn máy, chồng nhiều khi cũng là một “phạm trù” không dễ gì nắm bắt.” [44;53]

Nhà văn là người hay la cà vỉa hè để thu nhặt thông tin cho việc viết lách nên thường để ý đến nhịp sống nơi những vỉa hè. Sự thay đổi của gương mặt đô thị rất dễ nhìn thấy. Trong cuốn tạp văn Mùi, bài Mất chỗ ngồi khi nói về sự thay đổi mau lẹ của quá trình đô thị hóa và nỗi buồn của người dân: “Trong không gian của những khu đô thị mới hôm nay thì những người ghiền quán cóc như tôi không còn tìm thấy chỗ ngồi. Những quán xá sang trọng đang dần mọc lên thay thế. Sự thay thế tốt đẹp, dĩ nhiên. Nhưng không hiểu sao vẫn thấy gợn buồn. Ở nhiều khu đô thị hiện nay vẫn xảy ra những khiếu nại đền bù. Phần lớn người dân được đền bù rất thấp mà giá bán đất hay bán biệt thự thì cao chót vót trên trời. Đền bù không được thỏa đáng đương nhiên là buồn. Nhưng buồn hơn là kẹt đường làm ăn mưu sinh.

Tương lai mờ mịt.”[43;123] Cái tôi giàu xúc cảm của nhà văn là đã hòa cùng nỗi buồn của người dân khu đô thị mới, khi đất hay nhà mình bị giải tỏa và được đền bù với giá không tương xứng với giá cả thị trường, gây khó khăn cho việc tìm mua một ngôi nhà khác thay thế, khiến đời sống lâm vào bế tắc, trở ngại mưu sinh.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn Trần Nhã Thụy (Trang 94 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w