Những trăn trở về đời sống văn hóa người Việt đương đại

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn Trần Nhã Thụy (Trang 52 - 65)

Chương 2 BỨC TRANH ĐỜI SỐNG TRONG TẠP VĂN TRẦN NHÃ THỤY

2.2. Những trăn trở về đời sống văn hóa người Việt đương đại

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và công nghệ thông tin, thế giớiSự biến đổi từng ngày của cuộc sống đương đại. Điều đó đã chi phối mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa người với người, hay đến văn hóa ứng xử giữa người với người trong cuộc sống ngày nay. Bằng sự hiểu biết sâu rộng, sự trải nghiệm và những quan sát của một cái tôi nhạy cảm, Trần Nhã Thụy nêu lên những thực trạng về lối ứng xử của người Việt đương đại trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Như đã đề cập phần trên về quán cà phê hẻm Trịnh, bài tạp văn Cà phê hẻm Trịnh không còn nữa? đã phản ánh những biểu hiện của sự ích kỉ và vô tâm của con người qua văn hóa ứng xử. Ở đó không còn sự bao dung, của những con người không biết nhường nhịn nhau. Trần Nhã Thụy là người vốn hay lo xa, luôn quan tâm đến “phần hồn” của đời sống văn hóa thành phố. Anh luôn yêu mến, trân trọng, hay nói đúng hơn những gì lưu dấu ấn những kí ức đẹp của Sài Gòn thì anh luôn yêu mến, trân trọng và rất lo sợ một ngày nào đó sẽ biến mất đi. Thành phố sẽ trống rỗng những giá trị xưa cũ ấy và trở thành Thành phố không ký ức. Một trong những ký ức đẹp của dân nghiện cà phê quán cóc Sài Gòn là quán cà phê hẻm Trịnh 47C Phạm Ngọc Thạch, quận Một. Theo nhà văn Trần Nhã Thụytác giả, sở dĩ quán có tên “Cà phê hẻm Trịnh” vì cuối hẻm có nhà của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc sinh thời ở đó và tên quán “ăn theo” cái tên Trịnh Công Sơn mà nổi tiếng khắp Sài Gòn, khắp cả Việt Nam và thế giới. “Có biết bao bài báo viết về hẻm Trịnh, có biết bao thước phim được quay ở đây, trong đó có cả những hãng phim nước ngoài. Hẻm Trịnh không chỉ dành cho người Sài Gòn mà còn là nơi ghé lại của bao người muôn xứ. Cho nên, theo tôi đây không chỉ là một quán cà phê cóc thú vị, mà còn là một địa chỉ văn hóa độc đáo của Sài Gòn.” [44;30] Một buổi sáng, cà phê hẻm Trịnh bỗng dưng có chuyện ồn ào. “Những khách cà phê say trò chuyện, hay mãi ngước mắt trên tán cây xoài không hiểu chuyện gì. Hóa ra là có một “khách lạ” đến ngồi duỗi chân duỗi cẳng ra đường hẻm, khi một chiếc ôtô

chạy vào, “khách lạ” không màng rút chân, mặc cho tiếng còi nhắc nhở, rồi hình như có bị xây xát sao đó. Khi ôtô vào nhà thì “khách lạ”kia nhào tới la lối ầm ĩ.

Bực quá chủ nhà bèn nhờ công an phường xuống can thiệp. do đó mà cà phê hẻm Trịnh cũng bị dọn dẹp.”[44;28]

“Chuyện đại khái là vậy. Quán bị dẹp vì yếu tố “khách lạ”. Gọi “khách lạ”

bởi những ai từng đến cà phê hẻm Trịnh đều biết “luật” ở đây: khi nào có ôtô ra vào thì mọi người vui vẻ đứng dậy nhường đường. Chạy dọc theo bức tường bên phải chỉ có một hàng ghế đẩu bằng nhựa, còn dọc theo bức tường bên trái thì có hai hàng ghế, dựa sát vào tường là ghế nhựa có lưng tựa, còn phía ngoài là ghế đẩu nhựa. Nếu ai ngồi phía ngoài (lưng xoay ra đường) mà xách ghế dựa thì đó là khách lạ. Xe máy thì dựng một dãy phía tường bên trái, khách tự dựng xe của mình; nếu ai bỏ xe bên phải thì đó là khách lạ. Ai đến mà đập bàn quát tháo gọi thức uống thì chắc cú là khách lạ, bởi khách quen hầu như chỉ uống cà phê, và gu đậm nhạt từng người chủ quán đều nắm rõ, cứ ngồi đó rồi từ từ đến lượt.” .[44;28]

Như vậy, quán cà phê hẻm Trịnh bị dẹp nguyên nhân là do cách hành xử không có văn hóa của người khách lạ. Người khách lạ này thật đáng chê trách, vì không am hiểu “quy tắc vàng” ở đây, nếu tinh ý anh ta sẽ nhìn cách chủ quán bài trí sắp xếp ghế ngồi cho khách trong cái hẻm nhỏ là phải tự hiểu mình nên ngồi như thế nào, để không cản trở đường đi và phương tiện của người dân trong hẻm.

Thế nhưng người khách lạ này lại dửng dưng, tự cho mình cái quyền làm “thượng đế” để người khác phải phục tùng mình. Thật đáng trách thay cách hành xử ngang tàng của vị khách, khi ôtô chạy vào rồi bấm còi nhắc nhở, nhưng vị khách này vẫn không rút chân nhường đường để gây ra cớ sự. Rõ ràng, qua bài viết chúng ta hiểu được vì sao quán cà phê hẻm Trịnh này lại trở thành địa chỉ văn hóa độc đáo của Sài Gòn: đó là văn hóa sống nhường nhịn -– một lối sống đẹp của người Sài Gòn.

Cũng chính vì lý do đó cộng thêm hương vị cà phê đậm đà, mà quán tồn tại được 25 năm. Cái hay của những người khách quen ở đây là họ hiểu không gian, mặt bằng của quán có được cũng nhờ sự thông cảm của những người dân nơi đây.

Chính quyền địa phương cũng không can thiệp khi người dân không có thái độ phản ứng gì. Phải chăng từ trước đến nay, sau 25 năm tồn tại quán cà phê hẻm Trịnh đã đón tiếp những tín đồ cà phê rất dễ thương, sống tình nghĩa và cư xử có văn hóa, vì lẽ đó mà quán thành nơi nổi tiếng. Khi mà nơi đây là nơi hội tụ của những con người ta đã quen với cách sống đẹp, luôn biết nhường nhịn lẫn nhau, còn chủ quán thì luôn thấu hiểu gu thưởng thức cà phê đậm nhạt của các vị khách

quen ở đây. Nói như thế không có nghĩa là quán chỉ bán cho những khách quen mà không bán cho khách lạ. Khách nào cũng bán nhưng khi đến đây, khách phải biết

“luật” của quán ở hẻm để hành sự cho đúng tránh gây phiền hà cho người khác.

Vậy là sau sự cố trên, cà phê hẻm Trịnh tạm thời không còn nằm trong hẻm nữa mà chuyển ra vỉa hè Phạm Ngọc Thạch. Nghĩa là quán đã mất đi hơn một nữa.

Suốt cả tháng nay, vợ chồng người bán quán sống trong tâm trạng buồn bã, thắc thỏm chờ sự thông cảm của người trong hẻm, để quán hoạt động trở lại. Cả tháng nay, nhiều “tín đồ” cà phê hẻm Trịnh như tan tác, đợi chờ…”[44;30]

Sài Gòn có rất nhiều quán cà phê nhạc Trịnh, nhưng cà phê hẻm Trịnh thì chỉ có một. Cà phê hẻm Trịnh có từ năm 1987. Có lẽ ít ai ngờ chốn này lại nhuốm màu thời gian như thế. Lẽ nào sau 25 năm tồn tại, quán bị dẹp chỉ vì một cuộc cãi vã? Hay cuộc cãi vả lần này chỉ là giọt nước tràn ly, bởi trong hẻm nhỏ này đã không còn duy trì văn hóa nhịn nhường nhau như xưa? Dù thế nào thì cũng không ai muốn cà phê hẻm Trịnh sẽ vĩnh viễn không còn nữa. Không ai muốn tin điều đó là sự thật.” [44;31] Để kết thúc bài viết, nhà văn Trần Nhã Thụytác giả bày tỏ sự mong muốn của mình là mong cho cà phê hẻm Trịnh được sống trở lại. Mong mọi người hãy sống độ lượng hơn, vì có một góc nhỏ của Sài Gòn đã đi vào ký ức đẹp đẽ của bao người đã gắn bó với thành phố này. Trong một bài tạp văn khác có tên Những con sóc trong thành phố (Mùi), nhà văn đã chia sẻ với bạn đọc những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của con người trong cuộc sống hiện nay. Có quán cà phê trong hẻm, được cây xoài che bóng mát. Phía trên cây xoài có nhiều quả chín, có con sóc gầy nhỏ thường ôm gặm mấy trái xoài chín rục và hay làm rơi trái xoài xuống đất. Có khi quả xoài chín rơi trúng khách cà phê, làm dính bẩn hết đầu tóc, áo quần. Thường những lúc như vậy, khách ngẩn đầu nhìn con sóc và lắc đầu mỉm cười. Có khi những người khách đó phải lấy xe về nhà thay áo khác nhưng chưa bao giờ thấy ai chửi la hay ném đá con sóc “cà chớn” đó cả. “Thỉnh thoảng con sóc lại tái diễn cái trò làm rơi xoài chín vào khách cà phê. Và những tràng cười lại có dịp rộ lên. Những lúc như thế tôi thường tự hỏi, tại sao người ta lại không cười xòa cho qua mỗi khi lỡ va chạm nhau ngoài phố? Những căng thẳng chực chờ bùng nổ nhiều khi chỉ vì một lời nói vô tình. Nhiều bi kịch xảy ra nhiều khi chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt. Con người tinh khôn và con người rồ dại. Phải chăng càng ngày con người nhìn vào nhau không phải bằng ánh mắt ấm áp hay trong veo (như con sóc)? Con người không còn biết sống nhường nhịn? Thì ở đây, con sóc

như hình ảnh của một sứ giả thân thiện, như một mẩu thiên nhiên tốt lành, để con người có dịp rọi lại mình, sống lại trạng thái hồn nhiên.” [44;168]

Bài Xin lỗi, ông là ai? Báo Thể Thao & Văn hóa từng đề cập vụ “lùm xùm”

giữa nhà văn Anh Động và nhà văn Đoàn Minh Tuấn về tác quyền kịch bản phim truyện Huyền Thoại 1C. Trần Nhã Thụy là nhà báo theo dõi lĩnh vực văn nghệ, nhưng anh còn là một nhà văn nên vẫn trăn trở, đau đáu về những chuyện không vui trong giới. Anh trút bầu tâm sự với bạn đọc về nỗi khổ nghề nghiệp của mình:

Nhiều khi ước chi mình không phải là người kiếm sống bằng cái nghề viết báo, để khỏi phải dõi theo cái gọi là “dòng thời sự” chướng mắt hại não mỗi ngày. Có những cái qua rồi thì qua luôn, mình delete được vĩnh viễn luôn. Nhưng có những cái tưởng chừng qua rồi vẫn cứ vướng lại, tạo một cảm giác khó chịu. Vụ tranh chấp ai là biên kịch chính, tên ai được quyền đứng trước trong bộ phim “Huyền thoại 1C” cũng vướng lại trong tôi những lợn cợn khó chịu như thế.”[44;163] Nhà văn cũng cung cấp thêm thông tin về vụ tranh chấp này cho độc giả rõ hơn là:

Trong thư ngỏ gửi cho báo Tuổi Trẻ, nhà văn Anh Động có đặt câu hỏi rằng:

“Đoàn Minh Tuấn là ai mà đứng trước tên tôi?” (báo Tuổi Trẻ ngày 29/9); còn nhà văn Đoàn Minh Tuấn thì phát biểu trên báo Thể thao và Văn hóa (ngày 1.10) rằng: “Tôi không hiểu vì sao mà anh Hồng Quốc Công (Giám đốc hãng phim Tây Nam – NV) lại đưa cho ông Anh Động nào đó chỉnh sửa kịch bản để bây giờ ông này gửi đơn kiện đi khắp nơi tự nhận là kịch bản phim này do ông ấy viết”.

[44;163] Sau đó, nhà văn luận bàn thêm về cách ứng xử của hai nhà văn này:

“Đoàn Minh Tuấn là ai?” – đó là câu trả lời của nhà văn Anh Động. Còn nhà văn Đoàn Minh Tuấn thì bảo “ông Anh Động nào đó”, thì cũng có nghĩa là không biết Anh Động là ai. Có thật vậy không? Có thật là hai nhà văn này hoàn toàn không biết nhau? Biết ở đây cũng có thể hiểu theo nghĩa là biết tên nghe tiếng. Tôi thì tôi nghĩ không đến mức là không hề biết nhau như vậy, nhất là họ cùng làm nghề văn, nghề biên kịch lâu năm.” Nghe cách đối đáp của hai nhà văn trên, ta thấy có điều gì đó không ổn. Bạn đọc có thể tìm hiểu thông tin từ hai nhà văn này trên mạng internet, cớ gì hai nhà văn này lại không biết nhau, không biết mình đều là dân viết lách như nhau mà lại cố tình làm khó nhau như thế. Thông tin về hai nhà văn có thể tóm lược đại khái như sau: “Nhà văn Đoàn Minh Tuấn hiện sống tại hà Nội, là Phó Tổng biên tập tạp chí Điện Ảnh, Trưởng khoa Điện ảnh trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội. Vì tên trùng với nhà văn lão thành (Đoàn Minh Tuấn), nên Đoàn Minh Tuấn thường ký bút danh Đoàn Tuấn. Đoàn Tuấn viết văn, làm thơ,

biên kịch, giảng dạy”… “Còn nhà văn Anh Động thì: “Hiện sống tại Kiên Giang.

Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1997, tác giả của nhiều tập thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết; trong đó có tác phẩm Bác Ba Phi khá nổi tiếng”… Như vậy thì cả hai ông đều không phải thuộc loại “vô danh” trên văn đàn, đáng nói hơn trong khi làm việc, ông Anh Động từng tiếp xúc với bản thảo kịch bản của Đoàn Minh Tuấn. Tác giả bài viết nói rằng: “Cho nên bây giờ khi họ “hỏi khó” nhau thì thấy có điều gì đó không ổn. Ứng xử của hai nhà văn này khiến tôi liên tưởng đến những cảnh huống thỉnh thoảng vẫn gặp ngoài đời: hai người thân nhau, nhưng khi giận nhau thì làm mặt lạnh, mặt ngầu: “Xin lỗi, ông là ai?” Đó là nói theo phép lịch sự. Còn theo kiểu “chợ trời”, thì là rát mặt thế này: “Mày là thằng nào?”[44;164]… Và như vậy, với cách nói: “Đoàn Minh Tuấn là ai?”, “Ông Anh Động nào đó”… thì cũng là phiên bản của một cách ứng xử, có lẽ là không được “người lớn” cho lắm.”

Cùng đề tài về văn hóa ứng xử, bài Chỗ ngồi của nhà văn, Trần Nhã Thụy lại đề cập đến cách ứng xử của một nhà văn Trung Quốc trước một sự kiện đông đúc công chúng nhỏ tuổi. Nội dung câu chuyện như sau: “Câu chuyện xảy ra cách đây đã hai năm, không phải ở Việt Nam mà ở huyện Đan Phong, tỉnh Thiểm Tây – Trung Quốc. Một nhà văn ngồi cùng với quan chức, mặc áo mưa lại được che dù để thưởng thức buổi khai mạc lễ hội du lịch. Trong khi đó hàng chục em học sinh phải ngồi dưới mưa: “Nhiều em mang dù nhưng không dám giương lên vì sợ che tầm nhìn lãnh đạo” (Báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 12.11.2007) [44;47] Trần Nhã Thụy cung cấp thêm thông tin cho người đọc cùng suy nghĩ. Nhà văn ngồi cùng với quan chức ấy, chính là Giả Bình Ao, một tên tuổi khá quen thuộc với độc giả Việt Nam.

Những ai yêu thích văn chương Giả Bình Ao, hẳn sẽ rất buồn khi đọc tin này. Tất nhiên trước tình cảnh ấy, sẽ có một câu hỏi được đưa ra: “Tại sao ông lại có thể ngồi ở đó một cách thản nhiên?” xem đó như một chuyện bình thường. Có lẽ ông đang nghĩ mình là khách VIP nên đương nhiên được đón tiếp đặc cách, có một chỗ ngồi được che dù rất cẩn thận. Ở đây có thể thấy rằng, nếu chỗ ngồi được che dù ấy là mấy vị quan chức, chắc có lẽ mọi người sẽ không bàn tán làm gì. Nhưng đây lại là một nhà văn, một Giả Bình Ao rất tinh tế về văn hóa truyền thống, thấu đạt những lẽ ứng xử cao đẹp ở đời. Tất nhiên, những điều này thường được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của ông. Vậy mà, hôm nay ông đã bình thản ngồi đó xem buổi lễ khai mạc, với một chiếc dù trên đầu, mặc cho các em nhỏ đang ngồi hứng mưa trước mắt ông. Nhà văn Trần Nhã Thụy có lẽ là lớp nhà văn hậu sinh đối với

Giả Bình Ao, tuy nhiên anh vẫn không đồng tình với cách ứng xử của Giả Binh Ao.

Điều đáng nói ở đây là cách ứng xử văn hóa trong một tình huống tưởng chừng rất “bình thường” và đời thường này. Tại sao nhà văn không ngồi luôn vào chỗ các em? Tại sao nhà văn không lên tiếng kêu các em hãy cứ giương dù lên? Tại sao ông là nhà văn mà có thể nói: “Tôi chỉ là một người tham dự, trên bục chủ tịch còn rất nhiều vị lãnh đạo khác, họ không nói gì đến điều này, tôi còn nói cái gì nữa?”. Nhà văn nói theo lãnh đạo hay nói theo tiếng nói trái tim mình?!..”.

[44;48] Cuối bài viết, tác giả đã luận giải theo ý kiến riêng của mình rằng Giả Bình Ao đã ngồi đúng chỗ (ghế đại biểu) của mình, nhưng vô tình lại bị… mất chỗ, mất điểm trong lòng người đọc, trong dư luận xã hội. “Thế mới biết, chỗ của nhà văn không chỉ ở tác phẩm, mà còn ở nhân cách sống, mà khó nhất là những ứng xử văn hóa thường ngày.” [44;49]

2.2.2. Văn hóa biểu hiện trong hành ngôn

Công cụ của giao tiếp là ngôn ngữ. Ngôn ngữ tiếng Việt phản ánh linh hồn, tính cách của con người và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Có những bài tạp văn Trần Nhã Thụy bàn về văn hóa Việt Nam, qua cách sử dụng ngôn từ còn nhiều khiếm khuyết trong việc hành ngôn.

Trong bài “Văn hóa sức khỏe”… rồi gì nữa? (Mùi), nhà văn có nói đến những tấm bảng “Khu phố văn hóa” – cái mà ở thành phố đi đâu ta cũng gặp.

Nhưng thực trạng éo le sau tấm bảng dẫn vào khu phố ấy là rác ngập đường, đầy rẫy xe gắn máy và hàng quán dàn khắp vỉa hè, tệ nạn xã hội rình rập… Người dân đã từng có ý kiến phản bác những tấm bảng “Khu phố văn hóa” ấy, vì thấy nó mang nặng tính hình thức. Có lẽ ai cũng hiểu, việc chủ trương xây dựng khu phố văn hóa là tốt, rất cần làm. Nhưng từ tiêu chí đến danh hiệu, cần phải có một kết quả rõ ràng, không phải là chuyện dựng lên một tấm bảng là xong. “Trong khi việc tranh luận về những “Khu phố văn hóa” đô thị vẫn còn chưa có hồi kết, thì ở nông thôn đang mọc lên những tấm bảng rất oách: “Thôn văn hóa sức khỏe”. Thử hỏi những người nông dân, vì sao có tấm bảng như vậy thì họ lắc đầu tủm tỉm. Thử làm một phép phán đoán: “Có văn hóa thôi chưa đủ, cần phải tăng cường sức khỏe”. Hóa ra phán đoán cũng có cơ sở. Một cán bộ thôn giải thích rõ hơn:

“Thôn văn hóa sức khỏe” là làm theo mô hình “Làng văn hóa sức khỏe” do Bộ Y tế, Bộ Văn hóa Thông tin và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc phối hợp tổ chức” (…) Có văn hóa chưa đủ, cần phải tăng cường sức khỏe. Chí lý quá, có gì phải bàn cãi? Nhưng mà cũng có chút băn khoăn, không biết sau “văn hóa sức

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn Trần Nhã Thụy (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w