Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.3. Cơ sở thực tiễn
Để nghiên cứu và đưa ra cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng một mô hình dạy học qua mạng hiệu quả chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng sử dụng Internet trong dạy và học với hai đối tượng là GV và HS tại một số trường THPT.
1.3.1. Mục đích điều tra Đối với GV:
- Điều tra mức độ khai thác và sử dụng mạng Internet trong dạy học, những khó khăn gặp phải khi khai thác mạng Internet trong dạy học
- Điều tra mức độ sử dụng phần mềm dạy học trong hoạt động dạy học của GV - Thăm dò ý kiến GV về dạy học qua mạng
Đối với HS:
- Điều tra mức độ sử dụng và khai thác mạng Internet trong học tập
- Điều tra những khó khăn gặp phải khi sử dụng mạng Internet trong học tập - Kỹ năng tự học của HS
1.3.2. Kết quả tổng hợp và đánh giá
Chúng tôi đã tiến hành điều tra, thăm dò ý kiến trên 56 GV và 133 HS của một số trường THPT tại khu vực Đại Từ, Thái Nguyên. Kết quả thu được như sau:
Thứ nhất, về mức độ và sử dụng mạng Internet được thể hiện qua Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Mức độ sử dụng mạng Internet của HS THPT
Mức độ thường xuyên Tỉ lệ
Không bao giờ 5%
Thỉnh thoảng 27%
Thường xuyên 43%
Ngày nào cũng truy cập 25%
Trong số được hỏi, hoạt động chủ yếu khi truy cập mạng Internet giành cho giải trí là 61%, chỉ có 39% thời gian giành cho học tập và tìm kiếm thông tin. Mức độ thường xuyên truy cập Internet để tìm thông tin liên quan đến việc học chỉ là 15%, còn lại 34% chỉ là thỉnh thoảng và 42% chỉ tìm khi cần thiết. Số HS được hỏi đã được nghe nhắc đến khái niệm E - Learning là 45%, trong đó có 18,5% đã được tiếp xúc và 12,5% đã tham gia học trực tuyến chủ yếu là để làm thử đề thi và học ngoại ngữ.
Thứ hai, về những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet trong học tập được thể hiện trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của HS
Những khó khăn gặp phải Tỉ lệ
Không có thời gian 24%
Chưa biết cách tìm kiếm 10%
Ít thông tin bằng tiếng Việt 06%
Cước phí cao 13%
Quá nhiều thông tin liên quan 31%
Lí do khác 16%
Không gặp khó khăn 03%
Trong số HS được hỏi, số em chưa được học cách sử dụng máy tính và Internet là 26,5%, có 32% được học qua sự hướng dẫn của người khác, con số tự học qua tài liệu là 17,5%, có 24% số HS được học trong trường. Khi được hỏi về học qua mạng có tới 76% tỏ ra ủng hộ, có 13% nêu ý kiến phản đối vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tốn kém.
Đối với GV, mức độ thường xuyên sử dụng mạng Internet trong dạy học được tổng hợp trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Các mức độ sử dụng Internet của GV THPT
Các mức độ sử dụng tỉ lệ
Không bao giờ 04%
Thỉnh thoảng khi cần 22%
Thường xuyên 17%
Tùy thuộc vào từng bài. 53%
Bài nào cũng sử dụng 04%
Trong các phương án sử dụng Internet, hoạt động download thông tin về bài dạy là chủ yếu chiếm tới 53%, còn lại 16% là hoạt động trao đổi thông tin, giáo án với đồng nghiệp bạn bè và 28% là hoạt động cập nhật kiến thức nâng cao trình độ.
Những khó khăn gặp phải khi tìm kiến thông tin trên mạng Internet đối với GV được thể hiện trong bảng 1.4.
Bảng 1.4. Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của GV
Khó khăn gặp phải Tỉ lệ
Quá nhiều thông tin không liên quan 21%
Ít thông tin bằng tiếng Việt 21%
Thông tin có giá trị sử dụng thấp, phải chế biến lại. 30%
Thông tin có bản quyền, không thể download được thông tin 21%
Không có thông tin phù hợp 07%
Về kỹ năng sử dụng phần mềm, phần lớn GV đều có khả năng sử dụng các phần mềm cơ bản vào việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử như MS Word, phần mềm gõ tiếng việt, phần mềm trình chiếu,... chỉ có một số ít biết sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh, phần mềm thiết kế Web, còn việc sử dụng phần mềm nguồn mở thì hầu như không có. Qua đánh giá kết quả điều tra, chúng tôi đưa ra một số kết luận dưới đây:
Thứ nhất: Trong điều kiện hiện nay việc triển khai dạy học qua mạng còn gặp khó khăn do GV và HS còn ít được làm quen với dạy học qua mạng và chưa được đào tạo đầy đủ những kỹ năng về công nghệ thông tin.
Thứ hai: Cả GV và HS đều có thái độ tích cực đối với dạy học qua mạng, đây là một tín hiệu tốt cho việc triển khai các hình thức trong tương lai.
Nhiệm vụ của học kết hợp hiện nay là: Trên cơ sở đã có phải tạo ra một cách tiếp cận, một thói quen với hình thức học này. Tạo cơ sở để triển khai bước tiếp theo trong thời gian tới.
Kết luận chương 1
Trên cơ sở tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu về DH kết hợp trên thế giới và ở Việt Nam, chương 1 tập trung nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận của DH kết hợp, tìm hiểu một số khái niệm cốt lõi của phương pháp này để từ đó triển khai ở các cấp học.
NLTH cũng đã và đang được nghiên cứu theo nhiều khía cạnh khác nhau và hiện nay đang tập trung vào các đặc điểm của NLTH và các biện pháp, phương pháp để nâng cao NLTH. Đồng thời, điều tra tình hình thực trạng những vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài đó là thực trạng khai thác và sử dụng Internet trong DH ở trường THPT.
Qua việc nghiên cứu tổng quan các công trình đó, chúng tôi đưa ra những nội dung cơ bản về DH kết hợp và cách tiếp cận vận dụng mô hình DH kết hợp trong dạy học môn Sinh học nói chung và dạy học phần “Sinh thái học” (Sinh học 12-THPT) nói riêng, biểu hiện của NLTH. Đây là những định hướng quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đề xuất quy trình tổ chức DH kết hợp nhằm phát triển NLTH cho HS khi dạy học phần “Sinh thái học” (Sinh học 12-THPT).
Chương 2
XÂY DỰNG MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP