Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Đánh giá biểu hiện của NLTH thông qua kết quả bài kiểm tra
Sau mỗi bài TN chúng tôi đều cho HS tiến hành làm bài kiểm tra trắc nghiệm với 10 câu hỏi ở cuối giờ để kiểm tra mức độ nhận thức của các em. Và một tháng sau khi dạy TN chúng tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra trắc nghiệm với 20 câu để kiểm tra mức độ nhận thức và độ bền kiến thức của HS. Như vậy, HS ở các lớp TN và ở các lớp ĐC được làm tổng số 4 bài kiểm tra trắc nghiệm. Tổng số bài kiểm tra thu được ở các lớp TN là 460 bài. Tổng số bài kiểm tra thu được ở các lớp ĐC là 484 bài.
- Lập bảng phân phối thực nghiệm theo tần số (Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Tần số điểm bài kiểm tra trong thực nghiệm
Nhóm n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 S2
TN 460 2 11 36 45 63 71 85 84 53 10 6,3 3,94
ĐC 484 3 32 68 75 82 77 65 50 28 4 5,35 4,05
X
Số liệu trong Bảng 3.2 cho thấy giá trị trung bình điểm trắc nghiệm lớp TN cao hơn so với lớp ĐC, phương sai của lớp TN nhỏ hơn so với ĐC. Như vậy điểm trắc nghiệm ở lớp TN tập trung hơn so với các lớp ĐC.
Bảng 3.3. Phân phối tần suất điểm trong thực nghiệm (%)
Nhóm n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 460 0,43 2,39 7,83 9,78 13,70 15,43 18,48 18,26 11,52 2,17 ĐC 484 0,62 6,61 14,05 15,50 16,94 15,91 13,43 10,33 5,79 0,83
Từ số liệu Bảng 3.3, chúng tôi tiếp tục dùng Excel 2013 vẽ biểu đồ tần suất điểm số bài kiểm tra (Hình 3.1).
0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00 18,00 20,00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN ĐC
Hình 3.1. Đồ thị tần suất điểm các bài kiểm tra trong thực nghiệm
Trên Hình 3.1 cho thấy, giá trị mode của các lớp TN là 7 và các lớp ĐC là 5. Từ giá trị mode trở xuống, tần suất điểm của các lớp ĐC cao hơn so với các lớp TN.
Ngược lại từ giá trị mode trở lên tần suất điểm số của các lớp TN cao hơn tần suất điểm của các lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ kết quả các bài kiểm tra ở lớp TN cao hơn lớp ĐC.
Từ số liệu bảng 3.3, dùng Excel 2013 lập bảng tần suất hội tụ tiến (Bảng 3.4), qua đó có so sánh tần suất bài đạt điểm từ giá trị Xi trở lên.
Bảng 3.4. Bảng tần suất hội tụ tiến trong thực nghiệm (f%)
Nhóm n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 460 100,00 99,57 97,17 89,35 79,57 65,87 50,43 31,96 13,70 2,17 ĐC 484 100,00 99,38 92,77 78,72 63,22 46,28 30,37 16,94 6,61 0,83
Từ số liệu bảng 3.4, chúng tôi vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến với điểm bài kiểm tra trong thực nghiệm (Hình 3.2).
0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0
TN ĐC
Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến trong thực nghiệm
Trong hình 3.2, đường tần suất hội tụ tiến các lớp TN nằm phía bên trên với đường tần suất hội tụ tiến của các lớp ĐC. Như vậy kết quả điểm số bài kiểm tra ở các lớp TN cao hơn ở các lớp ĐC.
Tính các giá trị đặc trưng của mẫu (Bảng 3.5)
Bảng 3.5. Các giá trị đặc trưng của mẫu
Giá trị TN ĐC
Mean (Giá trị trung bình) 6.297826087 5.3512397 Standard Error (Sai số mẫu) 0.092592916 0.0915255
Median (Trung vị) 7 5
Mode (Yếu vị) 7 5
Standard Deviation (Độ lệch tiêu chuẩn) 1.985896803 2.0135613 Sample Variance (Phương sai mẫu) 3.943786113 4.0544291 Kurtosis (Độ nhọn của đỉnh) -0.68506864 -0.8218421
Skewness (Độ nghiêng) -0.3214441 0.1221187
Range (Khoảng biến thiên) 9 9
Minimum (Tối thiểu) 1 1
Maximum (Tối đa) 10 10
Sum (Tổng) 2897 2590
Count (Số lượng) 460 484
Confidence Level(95,0%) (Độ chính xác) 0.181958576 0.1798374
Để tiếp tục kiểm tra tính đúng đắn của kết quả thực ngiệm thu được, chúng tôi tiến hành so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm kiểm tra của các lớp TN và các lớp ĐC bằng giả thuyết Ho và giả thuyết H1.
Giả thuyết Ho đặt ra: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của lớp TN và các lớp ĐC trong thực nghiệm” và ngược lại.
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra giả thuyết Ho trong thực nghiệm z-Test: Two Sample for Means
(Kiểm định Giá trị trung bình của hai mẫu)
Variable 1 (ĐC)
Variable 2 (TN)
Mean (Giá trị trung bình) 5.35123967 6.2978261
Known Variance (Phương sai mẫu đã biết) 4.05 3.94
Observations (Số quan sát hay kích thước mẫu) 484 460
Hypothesized Mean Difference (Giải thuyết Ho về sự chênh
lệch giữa hai trung bình tổng thể) 0
z (Trị số z = U hay Tiêu chuẩn kiểm định) -7.2743383 P(Z<=z) one-tail (Xác suất một chiều của trị số z) 1.7408E-13 z Critical one-tail (Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05) 1.64485363 P(Z<=z) two-tail (Xác suất hai chiều của trị số z) 3.4817E-13 z Critical two-tail (Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 hai chiều) 1.95996398
Kết quả phân tích số liệu Bảng 3.6 cho thấy TN > ĐC ( TN = 6,3; ĐC = 5,35).
Trị số tuyệt đối của trị số U = 7,27 lớn hơn 1,96 (Trị số z tiêu chuẩn) suy ra giả thuyết Ho bị bác bỏ, với xác suất (P) là 1,64 > 0,05. Như vậy sự khác biệt của TN và ĐC có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 95%.
Để đánh giá về ảnh hưởng của Mô hình dạy học kết hợp đến hiệu quả dạy học, chúng tôi phân tích phương sai bằng cách đặt giả thuyết HA: “Sử dụng mô hình dạy học kết hợp và mô hình dạy học truyền thống dạy phần Sinh thái học (Sinh học 12 - THPT) với sự hỗ trợ của công cụ Google Sites sẽ tác động như nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở các lớp TN và ĐC” so với đối thuyết HB.
Kết quả phân tích phương sai ANOVA thu được thể hiện trong Bảng 3.7 và Bảng 3.8.
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp trong thực nghiệm SUMMARY
Groups (Nhóm)
Count (Số lượng)
Sum (Tổng)
Average (Trung bình)
Variance (Phương sai)
Column 1 (TN) 460 2897 6.297826 3.943786
Column 2 (ĐC) 484 2590 5.35124 4.054429
Bảng 3.8. Bảng kết quả phân tích phương sai trong thực nghiệm ANOVA
Source of Variation (Nguồn biến động)
SS (Tổng biến
động)
df (Bậc tự
do)
MS (Phương
sai)
FA
P-value (Xác suất
FA)
F crit
Between Groups
(Giữa các nhóm) 211.3254 1 211.3254 52.82453 7.65E-13 3.851349 Within Groups
(Trong nhóm) 3768.487 942 4.000517
Total (Tổng) 3979.813 943
Bảng 3.7 cho biết số bài trắc nghiệm (count), trị số trung bình, phương sai. Bảng phân tích phương sai (Bảng 3.8) cho biết trị số FA= 52,82 > Fcrit (tiêu chuẩn) = 3,85, nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là hai mô hình dạy học khác nhau đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS.
Kết luận: Với việc phân tích các giá trị, đặc biệt là giá trị trung bình, phương sai bài kiểm tra trong thực nghiệm đã khẳng định mô hình dạy học kết hợp tác động tốt hơn đến mức độ hiểu bài và khắc sâu kiến thức của HS khi dạy phần Sinh thái học (Sinh học 12 - THPT) với sự hỗ trợ của công cụ Google Sites.