Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.3. Quy trình xây dựng mô hình dạy học kết hợp phần “Sinh thái học” bằng
2.3.1. Đề xuất quy trình xây dựng WebQuest để dạy phần “Sinh thái học” với sự hỗ trợ của công cụ Google Sites
2.3.1.1. Xác định mục tiêu dạy học
- Những yêu cầu sư phạm của mục tiêu dạy học: Mục tiêu dạy học phải được xác định rõ ràng, phải được diễn đạt bằng một động từ hành động để có thể lượng hoá được mức độ hoàn thành công việc học tập của HS. Qua đó, xác định được sự chuyển biến của HS bằng các hoạt động tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và hình thành nhân cách HS dưới sự chỉ đạo, định hướng của GV. Mục tiêu càng cụ thể thì càng thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả và điều chỉnh hợp lý quá trình dạy học.
- Phương pháp thực hiện: Khi xác định mục tiêu cần quan tâm 3 thành tố:
+ Nêu rõ hành động mà HS cần đạt được, phần này chứa một động từ chỉ cái đích HS phải hướng tới.
+ Xác định những điều kiện HS cần có để thực hiện các hoạt động học tập.
+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ đạt được của HS.
Việc xác định mục tiêu bài học làm cơ sở để lựa chọn logic cấu trúc nội dung dạy học.
2.3.1.2. Phân tích logic cấu trúc nội dung bài học - Yêu cầu sư phạm:
Phân tích cấu trúc nội dung của chương trình và của từng bài trong chương trình để tìm ra các kiến thức cơ bản định hướng cho việc sưu tầm tài liệu. Xác định những kiến thức có thể mã hoá thành các dạng câu hỏi và thiết kế thành hệ thống câu hỏi cho phù hợp với nội dung.
- Phương pháp thực hiện:
Nghiên cứu kỹ chương trình trong SGK, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng môn Sinh học cấp THPT nói chung và lớp 12 nói riêng để thấy được nội dung phần bảy Sinh thái học (Sinh học 12 THPT) gồm 3 chương nghiên cứu mối liên hệ giữa sinh vật với môi trường ở các cấp độ tổ chức sống từ cơ thể tới quần thể, quần xã, hệ sinh thái - sinh quyển.
Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật. Giới thiệu các vấn đề môi trường và các nhân tố sinh thái, sự tác động qua lại giữa cơ thể sinh vật với môi trường. Các vấn đề về quần thể và các mối quan hệ sinh thái trong quần thể, các đặc trưng cơ bản của quần thể, sự biến động số lượng cá thể trong quần thể.
Chương II: Quần xã sinh vật. Tìm hiểu về quần xã sinh vật và các đặc trưng của quần xã, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và sự biến động của quần xã sinh vật.
Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường. Chương này giới thiệu về hệ sinh thái, sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái, tìm hiểu về sinh quyển.
2.3.1.3. Sưu tầm các nguồn tư liệu phục vụ việc tìm hiểu nội dung bài học
- Yêu cầu sư phạm: Lựa chọn những tài liệu đảm bảo được sự chính xác về kiến thức, sưu tầm những video bài giảng, hình ảnh, đoạn phim... phù hợp với các nội dung dạy học. Có thể chỉnh sửa các tư liệu thu thập được cho phù hợp với nội dung từng bài để cung cấp cho HS.
- Phương pháp thực hiện: Thực hiện tìm kiếm trên mạng Internet những bài giảng đã được thiết kế sẵn, tranh ảnh, sơ đồ, video liên quan đến bài học. Ở đây, chúng tôi
tìm kiếm bằng trình duyệt Google Chrome trên trang tìm kiếm http://google.com.vn.
Sau khi đã có được nguồn tư liệu phong phú phục vụ cho việc tự học của HS thì thực hiện việc sắp xếp theo một trình tự nhất định để HS tiếp cận được thuận tiện và có thể gia công thêm khi cần thiết.
2.3.1.4. Tạo trang website với công cụ Google Sites
Bước 1: Tạo tài khoản Google (dành cho người chưa có tài khoản gmail) và đăng nhập vào tài khoản Google. Để tạo trang web trên Google Site cần phải đăng ký tài khoản trên Google, điều này có thể được thực hiện dễ dàng thông qua việc tạo một tài khoản với địa chỉ www.mail.google.com.
Bước 2: Tạo trang web miễn phí.
- Sau khi đã đăng nhập vào tài khoản Google thì truy cập vào địa chỉ http://sites.google.com. Khi đó, một cửa sổ sẽ hiện ra với tất cả các trang website mà người dùng đã từng tạo (hoặc trống nếu chưa tạo các website trước đó), nhấn nút
“Tạo” để tạo một website miễn phí mới.
Hình 2.1. Giao diện của công cụ Google Sites
- Đặt tên và chọn giao diện cho trang web. Sau khi nhấn nút “Tạo”, chọn cửa sổ sau sẽ hiện ra như Hình 2.2.
Hình 2.2. Giao diện tạo website mới
Tại đây, người dùng có thể chọn mẫu trang web trống hoặc chọn một mẫu trang web đã được thiết kế sẵn để sử dụng. Sau đó, điền tên trang web muốn tạo vào ô “Đặt tên trang web của bạn”. Khi đó tên website sẽ có dạng http://sites.google.com/site/
“tên site”. Tên trang web này hoàn toàn có thể thay đổi được. Người dùng có thể chọn một chủ đề cho trang web ở mục “Chọn chủ đề”. Tiếp theo, chúng ta phải xác nhận vào ô “Tôi không phải là người máy”. Cuối cùng nhấn vào nút “Tạo trang web” để kết thúc việc tạo website.
Bước 3: Chỉnh sửa site. Khi chọn giao diện, trang web hiện ra là một trang web hoàn chỉnh của một tác giả nào đó đã thiết kế sẵn. Người dùng phải tiến hành chỉnh sửa để phù hợp với nội dung mong muốn.
Hình 2.3. Giao diện ban đầu của trang web
- Chức năng quản lý trang web: Nhấn vào nút ở góc trên bên phải trang web để thực hiện quản lý trang web. Lúc này màn hình hiện lên một cửa sổ quản lý trang web gồm nhiều mục:
Tên trang web Thanh bên Thanh công cụ
Hình 2.4. Cửa sổ chức năng quản lý trang web
+ Lịch sử sửa lại: Hiển thị tất cả các thay đổi mà người quản trị đã thao tác.
+ Đăng ký nhận thông báo về các thay đổi của trang web: Google sẽ gửi những thông báo về sự thay đổi của trang web đến tài khoản gmail đã đăng ký.
+ Cài đặt trang: Thực hiện một số lựa chọn cài đặt của trang web bao gồm “Hiển thị tiêu đề trang”, “Hiển thị liên kết đến các trang con”, “Cho phép tệp đính kèm”,
“Cho phép nhận xét”.
+ In trang: Cho phép in nội dung hiển thị của trang web ra giấy.
+ Sao chép trang: Cho phép tạo ra một trang web có giao diện và nội dung giống với trang web đã tạo.
+ Xoá trang; Cho phép xoá trang web đã tạo.
+ Xem trước trang với tư cách người xem: Cho phép người quản trị xem trước sự hiển thị của trang web.
+ Lưu dưới dạng mẫu trang: Cho phép lưu trang web dưới dạng mẫu trang để sử dụng lần sau.
+ Thay đổi mẫu trang: Cho phép thay đổi mẫu trang web hiện tại.
+ Chỉnh sửa bố cục trang web: Với chức năng này, cho phép chỉnh sửa tiêu đề trang web, chỉnh sửa các mục ở thanh bên, chỉnh sửa chân trang và cài đặt chiều rộng của trang web.
+ Chia sẻ và quyền: Mục này cho phép chia sẻ trang web với bạn bè trong nhóm hoặc xuất ra trên Internet, thay đổi người quản trị trang web.
- Tạo trang mới: Chọn biểu tượng trên thanh công cụ sẽ cho phép tạo trang web mới, sau đó đặt tên và chọn vị trí của trang mới; nhấn nút “Tạo” sau đó nhấn nút “Lưu” để hoàn tất.
Hình 2.5. Giao diện tạo trang web mới
- Sửa đổi nội dung trên một trang bất kỳ: Chọn trang cần chỉnh sửa rồi nhấn vào nút ở thanh công cụ, tại đây cho phép nhập nội dung mới, xoá nội dung cũ của trang web.
Hình 2.6. Giao diện soạn thảo văn bản
Thanh menu soạn thảo văn bản Thanh công cụ
- Sử dụng thanh menu trong soạn thảo văn bản: Thanh menu gồm 4 mục cơ bản:
+ Chèn: Dùng để chèn hình ảnh, chèn liên kết, dòng ngang, mục lục, các tiện ích, các dịch vụ của google, video trên Youtobe, ...
+ Định dạng: Cho phép định dạng theo các tiêu đề, chỉ số trên và dưới, căn lề.
+ Bảng: Cho phép chèn bảng và thực hiện các thao tác với bảng như chèn hàng, chèn cột, xoá hàng, xoá cột, xoá bảng.
+ Bố cục: Cho phép chọn một trong 9 cách bố cục trang như một cột, hai cột, ba cột, thanh bên trái, thanh bên phải, ...
- Sử dụng thanh công cụ khi soạn thảo: Thanh công cụ có các nút như hoàn tác, làm lại, ô chọn phông chữ, ô chọn cỡ chữ, các ô định dạng kiểu chữ, màu văn bản, màu nền văn bản, thêm hoặc xoá liên kết, danh sách được đánh số, danh sách có dấu đầu dòng, tăng thụt lề, giảm thụt lề, các nút cãn chỉnh lề, xoá định dạng, chỉnh sửa nguồn HTML.
Sau khi hoàn tất văn bản, chọn nút “Lưu” để lưu nội dung hoặc “Huỷ” để huỷ bỏ.
2.3.1.5. Đưa nội dung bài học vào trang web đã tạo để hình thành WebQuest
Hình 2.7. Giao diện chung WebQuest đã thiết kế
Giao diện chung của WebQuest chúng tôi đã thiết kế bao gồm phần tiêu đề thể hiện chủ đề nội dung của WebQuest. Ở thanh bên có tên các bài học đã thiết kế. Khi tìm hiểu bài học nào, HS chỉ cần nhấp chuột chọn vào bài đó. Ở trang chủ, chúng tôi đã đưa hướng dẫn tìm hiểu các bài học để HS có thể tìm hiểu bài học theo từng bước một cách rất dễ dàng.
Một bài học, chúng tôi thiết kế gồm có bốn phần như sau:
Phần I: Khởi động. Sau khi HS nhấp chọn vào một bài học để tìm hiểu thì tiếp xúc đầu tiên với phần “Khởi động”.
Hình 2.8. Giao diện phần nội dung khởi động
Trong phần này là lời giới thiệu chung về chủ đề bài học, đưa ra những câu hỏi gợi mở sự tò mò tìm hiểu kiến thức của HS. Sau khi đã hoàn thành phần “Khởi động”, HS sẽ nhấp chuột vào nút “Tiếp theo” để đi đến phần“Nhiệm vụ”.
Phần II: Nhiệm vụ. Trong phần này, chúng tôi đưa ra hệ thống các câu hỏi, các bài tập yêu cầu HS phải trả lời. Khi HS trả lời được các câu hỏi này thì đồng thời đã hoàn thành việc tìm hiểu bài học.
Hình 2.9. Giao diện phần nội dung “Nhiệm vụ”
Sau khi đã biết được các nhiệm vụ cần tìm hiểu, HS chuyển sang mục tiếp theo
“Nguồn tư liệu” để tham khảo các tài liệu phục vụ việc giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
Phần III: Nguồn tư liệu. Tại đây, chúng tôi cung cấp cho HS các đường link dẫn tới các nguồn tài liệu mà GV đã tìm kiếm, chọn lọc kể cả các tài liệu GV đã gia công.
Hình 2.10. Giao diện phần “Nguồn tư liệu”
Sau khi tìm hiểu các nguồn tư liệu được cung cấp, HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao sau đó HS tiến hành làm bài tập củng cố để kiểm tra kiến thức đã tìm hiểu bằng cách nhấn vào nút “Tiếp theo” để chuyển sang phần “Bài tập luyện tập”.
Phần IV: Bài tập luyện tập. Trong phần này, chúng tôi thiết kế các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm trên phần mềm Google docs để HS có thể làm trực tuyến hoặc làm ra giấy để nộp cho GV. Sau đó, chúng tôi tiến hành đặt đường link trên WebQuest để HS nhấp chọn tiến hành làm bài.
Hình 2.11. Giao diện phần “Bài tập luyện tập”
Sau khi HS nhấp chuột vào đường link màu đỏ theo hướng dẫn thì nội dung các câu hỏi và bài tập sẽ hiện ra. Tuỳ theo yêu cầu của GV mà HS có thể làm ra giấy hoặc
làm trực tuyến để có thể đánh giá quá trình tự học của HS được dễ dàng và thuận tiện.
Trong phần này, chúng tôi soạn thảo các câu hỏi tự luận và các câu hỏi trắc nghiệm bằng công cụ Google Docs. Đây là một công cụ rất hữu ích để soạn thảo văn bản, tạo các bài kiểm tra và các phiếu điều tra. Tất cả những gì chúng ta soạn thảo trên Google Docs cũng được lưu trữ trực tuyến và có thể truy cập vào bất kỳ thời gian nào. Nếu HS có điều kiện làm trực tuyến thì GV xem và đánh giá kết quả rất nhanh chóng.
Phần mềm cũng thống kê cho chúng ta những con số chính xác về tỉ lệ các kết quả bài làm của HS. Nếu chỉ sử dụng câu hỏi trắc nghiệm thì GV sẽ biết ngay điểm HS đạt được mà không mất nhiều thời gian chấm bài. Ngoài ra, HS cũng sẽ biết ngay kết quả bài làm của mình ngay sau khi tiến hành thao tác nộp bài.
Hình 2.12. Giao diện một phần nội dung “Bài tập luyện tập”