Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.2. Đánh giá biểu hiện của NLTH thông qua phiếu hỏi và quan sát của GV
Bảng 3.9. Khoảng điểm biểu hiện của NLTH
Biểu hiện của NLTH Ký hiệu Số thứ tự câu hỏi Khoảng điểm
Lập kế hoạch NL1 22,23,24 1 - 15
Sáng tạo NL2 1,2,3,5 1 - 20
Tự điều chỉnh NL3 6,7,8,13,14 1 - 25
Kĩ năng giao tiếp xã hội NL4 9,10,11,12,15 1 - 25
Kĩ năng giải quyết vấn đề NL5 4,16,20,25 1 - 20
Kĩ năng thực hành NL6 17 1 - 05
Đánh giá NL7 18,19,21 1 - 15
Bảng 3.10. Bảng thống kê định mức biểu hiện NLTH Biểu
hiện NLTH
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
Không bao giờ
Có nghĩ đến nhưng
chưa làm
Rất ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên
NL1 1 < Mean ≤ 3 3 < Mean ≤ 6 6 < Mean ≤ 9 9 < Mean ≤ 12 12 < Mean ≤ 15 NL2 1 < Mean ≤ 4 4 < Mean ≤ 8 8 < Mean ≤ 12 12 < Mean ≤ 16 16 < Mean ≤ 20 NL3 1 < Mean ≤ 5 5 < Mean ≤ 10 10 < Mean ≤ 15 15 < Mean ≤ 20 20 < Mean ≤ 25 NL4 1 < Mean ≤ 5 5 < Mean ≤ 10 10 < Mean ≤ 15 15 < Mean ≤ 20 20 < Mean ≤ 25 NL5 1 < Mean ≤ 4 4 < Mean ≤ 8 8 < Mean ≤ 12 12 < Mean ≤ 16 16 < Mean ≤ 20 NL6 0 < Mean ≤ 1 1 < Mean ≤ 2 2 < Mean ≤ 3 3 < Mean ≤ 4 4 < Mean ≤ 5 NL7 1 < Mean ≤ 3 3 < Mean ≤ 6 6 < Mean ≤ 9 9 < Mean ≤ 12 12 < Mean ≤ 15
Sau khi phát phiếu hỏi cho HS các lớp TN và các lớp ĐC chúng tôi thu về được số lượng như sau: Tổng số phiếu ở các lớp TN là 115, HS đã đi học và làm đầy đủ;
tổng số phiếu ở các lớp ĐC thu được cũng là 115, có 6 HS đã nghỉ học không hoàn thành phiếu. Điểm của các phiếu hỏi được tổng hợp lại và sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tính Mean (giá trị trung bình), SD (độ lệch chuẩn) cho phiếu hỏi ở cả nhóm lớp TN và ĐC. Để xác định sự biến đổi những biểu hiện của NLTH chúng tôi so sánh các giá trị trung bình của lớp ĐC và lớp TN, kết quả được mô tả ở Bảng 3.11. và Bảng 3.12.
Bảng 3.11. Bảng thống kê số liệu đánh giá biểu hiện NLTH của HS Biểu hiện
NLTH
Lớp ĐC Lớp TN
Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN
SL Mean SD SL Mean SD SL Mean SD SL Mean SD NL1 115 8.43 3.26 115 08.46 3.57 115 8.75 3.52 115 8.94 3.17 NL2 115 9.94 3.21 115 10.06 3.52 115 10.4 3.85 115 14.26 3.34 NL3 115 14.52 3.24 115 14.83 4.21 115 13.6 3.57 115 17.95 3.26 NL4 115 13.93 3.75 115 14.46 4.28 115 15.19 3.78 115 16.61 3.37 NL5 115 11.53 3.71 115 11.98 4.15 115 8.62 4.01 115 15.87 3.73 NL6 115 2.95 1.04 115 03.78 1.15 115 3.07 01.14 115 04.02 0.91 NL7 115 10.98 2.57 115 08.89 2.71 115 10.75 2.68 115 11.36 2.49 Bảng 3.12. Bảng thống kê số liệu đánh giá biểu hiện NLTH của HS theo điểm số Biểu hiện
NLTH
Lớp ĐC Lớp TN
Trước TN Sau TN Trước TN Sau TN
NL1 3 3 3 3
NL2 3 3 3 4
NL3 3 3 3 4
NL4 3 3 4 4
NL5 3 3 3 4
NL6 3 4 4 5
NL7 4 3 4 4
Từ số liệu Bảng 3.12 chúng tôi thiết lập biểu đồ so sánh sự biến đổi những biểu hiện NLTH của HS như sau:
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh sự biến đổi những biểu hiện của NLTH
Qua Hình 3.3 nhận thấy:
Lớp ĐC: Trước và sau TN thì NL1, NL2, NL3, NL4, NL5 không có sự thay đổi (mức 3), NL6 tăng từ mức 3 lên mức 4, NL7 giảm từ mức 4 xuống mức 3, không có NL nào đạt mức tối đa (mức 5).
Lớp TN: Trước và sau TN thì NL1, NL4, NL7 không có sự thay đổi; NL1 ở mức 3, NL4 và NL7 ở mức 4. Các NL2, NL3, NL5 tăng từ mức 3 lên mức 4, NL6 tăng từ mức 4 đến mức 5.
Để xác định sự thay đổi nói trên có phải do tác động của DH kết hợp hay không chúng tôi sử dụng kiểm định T-Test, P-value theo cặp (trước sau của từng NL trong mỗi nhóm nghiên cứu). Kết quả thống kê hiển thị ở Bảng 3.13a và Bảng 3.13b
Bảng 3.13a. Bảng thống kê so sánh hiệu quả dạy học ở lớp ĐC
Biểu hiện NLTH
Lớp ĐC
Trước TN Sau TN Thống kê
SL Mean SD SL Mean SD T-test P-Value
NL6 115 2.95 1.04 115 03.78 1.15 9.14 0.0001
NL7 115 10.98 2.57 115 08.89 2.71 10.29 0.0001
Bảng 3.13b. Thống kê so sánh hiệu quả dạy học ở lớp TN Biểu
hiện NLTH
Lớp TN
Trước TN Sau TN Thống kê
SL Mean SD SL Mean SD T-test P-Value
NL2 115 10.4 3.85 115 14.26 3.34 12.14 0.0001 NL3 115 13.6 3.57 115 17.95 3.26 13.25 0.0001 NL5 115 8.62 4.01 115 15.87 3.73 14.32 0.0001 NL6 115 3.07 01.14 115 04.02 0.91 13.47 0.0001
Theo số liệu Bảng 3.14b thì sau khi áp dụng DH kết hợp thì các biểu hiện NL1 (Kỹ năng lập kế hoạch), NL4 (kĩ năng giao tiếp xã hội), NL7 (khả năng đánh giá) không thay đổi còn những biểu hiện khác là: NL2 (sáng tạo), NL3 (Kỹ năng tự điều chỉnh), NL5 (kỹ năng giải quyết vấn đề), NL6 (kĩ năng thực hành) đã có sự thay đổi tích cực. Sự thay đổi các biểu hiện của NLTH này có thể được giải thích như sau:
* Sáng tạo (NL2)
Để đánh giá NL sáng tạo chúng tôi dựa vào câu hỏi do HS đặt ra, biết kết nối các tài liệu liên quan để trả lời các câu hỏi của thầy, cô và bạn bè. Tìm ra cách sáng tạo để học bài như lập bản đồ tư duy, thiết kế mô hình, đánh dấu những khái niệm quan trọng, tạo ra sản phẩm sáng tạo.
Ở lớp TN khả năng sáng tạo có điểm trung bình tăng 3.86 điểm, có mức chuyển đổi từ mức 3 lên mức 4 và có p = 0.0001. Như vậy khả năng sáng tạo trong lớp TN có được là do DH kết hợp chứ không phải ngẫu nhiên.
Có được điều này là do trong quá trình tổ chức DH kết hợp thì GV chỉ định hướng các bước hoạt động tìm kiếm nội dung tri thức còn HS tự nghĩ ra cách làm. Nên cơ hội thử nghiệm, tò mò được chủ động diễn ra theo năng lực của bản thân. HS có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau để đạt được một mục tiêu học tập. Sự đa dạng trong hoạt động cũng như sự chủ động của bản thân giúp HS tìm ra được cái mới trong nội dung học tập.
Khi quan sát hoạt động học tập của HS chúng tôi nhận thấy: Từ nội dung học tập, tự nghiên cứu thì HS đã biết cách sáng tạo ra cách thức học tập dễ nhớ, dễ hiểu.
Khi quan sát về khả năng đặt câu hỏi trong một giờ lên lớp của HS để tìm hiểu bài Diễn thế sinh thái thì HS có đặt ra câu hỏi: Con người có thể làm gì để quá trình diễn thế ở một đầm nước nông không diễn ra? Con người cần tổ chức khai thác rừng như thế nào để quá trình diễn thế không diễn ra theo hướng tiêu cực? Hay một câu hỏi được HS tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều đó là liệu hoạt động mạnh mẽ của loài người ngày nay có thể được coi như là một hành động “tự đào huyệt chôn mình”
trong diễn thế tạo điều kiện cho một loài khác trở thành một loài ưu thế hay không?
Như vậy HS trong lớp TN đã học được tri thức thực tiễn từ hành động riêng của chính mình và câu hỏi đưa ra nhằm tường minh tri thức có trong thực tế chứ không đơn thuần là suy luận đơn giản một chiều.
Vậy nên trong quá trình tổ chức DH kết hợp thì GV nên tạo cơ hội để HS được tìm hiểu, nghiên cứu cũng như cung cấp những câu hỏi có giá trị vào đúng thời điểm để phát huy quá trình nhận thức của HS, tránh tình trạng chỉ đạo HS làm theo ý kiến chủ quan của mình hoặc hướng dẫn quá chi tiết cách làm, để HS phát huy khả năng
sáng tạo của bản thân. Hãy khuyến khích HS chủ động trao đổi những thắc mắc hoặc đặt câu hỏi với GV, bạn bè… , khi đó các em sẽ tự tin và nhớ được câu trả lời hơn và tư duy sáng tạo có cơ hội được thể hiện.
Ngoài ra, GV phải chú ý đến việc giao nhiệm vụ cho HS, để nhiệm vụ được giao phải phù hợp với đối tượng không nên quá khó hoặc quá dễ với từng đối tượng HS tạo cơ hội để các em tự tìm hiểu, nghĩ ra cách làm. Mặt khác, GV cũng phải chú ý lựa chọn, cung cấp cho HS những tài liệu đảm bảo độ chính xác cao để HS không mắc phải sai lầm trong nhận thức.
* Kỹ năng tự điều chỉnh (NL3)
Kỹ năng tự điều chỉnh được xác định thông qua việc HS biết quan sát hoạt động của người khác để rút kinh nghiệm cho bản thân. Trong quá trình GV tổ chức thảo luận đã có sự tương tác giữa các HS với nhau, giữa GV với HS và ngược lại. Qua đó, HS tự xác định được nội dung cần học, điều chỉnh cách học của bản thân cho phù hợp.
Ở lớp TN, kỹ năng tự điều chỉnh có điểm trung bình đã tăng 4.35 điểm và tăng từ mức 3 lên mức 4 và có p = 0.0001. Như vậy kỹ năng tự điều chỉnh trong lớp TN có được là do DH kết hợp đem lại chứ không phải ngẫu nhiên.
Trong mô hình DH kết hợp chúng tôi đã xây dựng thì HS chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh tri thức dưới sự gợi ý, hướng dẫn của GV. Trong quá trình đó thì có những lúc HS sẽ có những nhận thức chưa thực sự đúng đắn, đặc biệt là những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, thông qua quá trình thảo luận trện lớp, HS sẽ nhận ra sự sai lầm của mình để điều chỉnh lại quá trình nhận thức của bản thân.
* Kỹ năng giải quyết vấn đề (NL5)
Kỹ năng giải quyết vấn đề được xác định thông qua việc HS biết đối chiếu các nguồn thông tin để suy đoán, kết luận một vấn đề nào đó; HS tìm ra hướng đúng đắn để giải quyết những vấn đề có thực trong cuộc sống. HS đề ra được các giải pháp có hiệu quả và thực hiện thành công.
Ở lớp TN thì kỹ năng giải quyết vấn đề có điểm trung bình tăng 7.25 điểm và có mức chuyển đổi từ mức 3 lên mức 4 và có p = 0.0001. Như vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề trong lớp TN có được là do mô hình DH kết hợp đem lại chứ không phải ngẫu nhiên.
Trong mô hình DH kết hợp chúng tôi xây dựng thì HS có nhiều điều kiện để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề. Ban đầu, HS vận dụng những kiến thức đã biết,
những tài liệu được GV cung cấp để thực hiện những nhiệm vụ đơn giản. Qua đó, các kỹ năng vận dụng kiến thức, suy đoán, suy luận dần được hình thành. Sau khi lượng kiến thức HS tìm hiểu được đủ lớn thì GV nêu lên tình huống thực tiễn yêu cầu HS tìm hướng giải quyết hiệu quả.
* Kĩ năng thực hành (NL6)
Kĩ năng thực hành được xác định thông qua hoạt động biết sử dụng thành thạo công cụ ICT để tìm kiếm thông tin, sử dụng phần mềm tiện ích để thực hiện các nhiệm vụ do GV yêu cầu như vẽ minh hoạ, thiết lập bảng biểu, sơ đồ, sản phẩm học tập, viết báo cáo để làm sáng tỏ các vấn đề học tập.
Ở lớp TN thì kỹ năng thực hành có điểm trung bình tăng 0.95 điểm, có mức chuyển đổi từ mức 4 lên mức 5 và có p = 0.0001. Như vậy kỹ năng thực hành trong lớp TN có được là do DH kết hợp chứ không phải ngẫu nhiên.
Với phiếu khảo sát biểu hiện NLTH của HS ở phần B chúng tôi thu được kết quả được thể hiện ở Bảng 3.14. dưới đây:
Bảng 3.14. Kết quả thăm dò ý kiến HS
Câu Nội dung Số lượng
(HS)
Trước TN
(%) Sau TN (%)
26
Học để thi đại học 115 65,22 80,87
Học để biết 115 80,87 94,78
Học để thỏa mãn trí tò mò 115 54,78 77,39
Không rõ mục tiêu 115 10,43 4,35
Mục đích khác 115 35.65 51.3
27
Tốt 115 26,09 51,3
Khá 115 41,67 34,78
Trung bình 115 32,24 13,92
Yếu 115 0,00 0,00
Kém 115 0,00 0,00
28
Word 115 42,6 95,65
Exel 115 26,09 26,96
Power point 115 17,39 41,74
Khác 115 13,92 30,43
Với câu hỏi số 26 là em hãy tự xác định được mục tiêu học tập phù hợp với nhu cầu bản thân thì mỗi em HS đều có nhiều lựa chọn khác nhau, đa số các em có mục tiêu là học để biết và để thi Đại học đây không chỉ là mục tiêu của bản thân HS mà còn là mục tiêu của gia đình HS. Tỷ lệ này sau TN lần lượt là 94.78% và 80.87%. Với nội dung học để thảo mãn tính tò mò thì có nhiều HS lựa chọn, tỷ lệ này tăng 22.61%
từ 54.78% trước TN đến 77.39 % sau TN. Tuy nhiên, hiện nay HS cũng có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau, ngoài học đại học trong nước, HS còn có nhu cầu đi du học các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ HS học xong cấp THPT là tham gia lao động sản xuất trong các công ty liên doanh với nước ngoài với mức thu nhập tương đối cao như công ty Sam Sung... Tỷ lệ HS không xác định được mục tiêu khi học môn Sinh học đã giảm từ 10.43% trước TN xuống còn 4.35%
sau TN. Điều này cho thấy HS sau khi được học theo mô hình DH kết hợp đã phần nào xác định được động cơ, mục đích học tập khi đến trường, đây là một tín hiệu tích cực góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS.
Với câu hỏi số 27: Tự đánh giá khả năng thực hiện các hoạt động học tập trong môn Sinh học của bản thân thì HS tự nhận bản thân có NL tốt tăng. Cụ thể như sau:
NL tốt tăng từ 26.09% trước TN lên 51.3% sau TN. Đối với số HS có NL trung bình đã giảm từ 32.14% trước TN xuống còn 13.92% sau TN, không có HS tự nhận có NL yếu, kém.
Khi phân tích câu 28 với nội dung: Trong quá tŕnh học tập em đã sử dụng thành thạo phần mềm tiện ích nào? Chúng tôi nhận thấy trước TN thì số lượng HS biết sử dụng 03 phần mềm tiện tích (Word, Excel, Powerpoint) là rất ít. Nhưng sau TN cụ thể là thông qua phương pháp DH kết hợp qua WebQuest tỉ lệ HS biết sử dụng phần mềm tiện ích đã tăng ở cả 03 loại phần mềm. Tỉ lệ tăng nhiều nhất là phần mềm Word từ 42.6% trước TN đến 95.65% sau TN, tiếp đến là phần mềm Powerpoint tăng từ 17,39% trước TN đến 41,74% sau TN, phần mềm Excel có tăng nhưng không đáng kể. Nguyên nhân là do phần mềm Word và phần mềm Powerpoint có số HS biết sử dụng nhiều là do hai loại phần mềm này HS thường được sử dụng để viết và trình bày bài báo cáo. Mặt khác, kỹ năng sử dụng các phần mềm khác như trình duyệt Web cũng tăng từ 13,92% lên 30,43%. Do trong quá trình tự học
bằng WebQuest, HS thường xuyên được tiếp cận với các trình duyệt như Coccoc, Google Chrome ... Như vậy, DH kết hợp đã định hướng để HS biết ứng dụng CNTT trong học tập.
Với câu số 29: Em hãy liệt kê các hoạt động tìm kiếm thông tin học tập mà em hay sử dụng nhất. Khi thống kê hoạt động tìm kiếm và lựa chọn nguồn thông tin thì kết quả là SGK vẫn là lựa chọn của đa số HS bởi vì từ trước tới nay, SGK vẫn được coi là nguồn thông tin chính thống và chính xác nhất. Tiếp theo là truy cập mạng Internet, trao đổi với bạn bè, cuối cùng mới là đọc sách tham khảo, trao đổi với thầy/cô giáo. Theo như kết quả thống kê trong suy nghĩ của HS thì Thầy/Cô không phải là người cung cấp toàn bộ nội dung tri thức cho HS, ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu HS đã ngầm định thầy/cô giáo giữ vai trò định hướng là chủ yếu, kiến thức các em có được là tự các em tự tìm kiếm, điều này cho thấy HS đã sẵn sàng cho quá trình TH.
Với câu hỏi số 30: Em hãy đưa ra một ví dụ về một tình huống em đã áp dụng kiến thức Sinh học đã học để giải quyết một vấn đề có thực trong cuộc sống. Kết quả thăm dò cho thấy có 86% HS đã đưa ra được tình huống, nội dung các tình huống chủ yếu hỏi về biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất vườn như vấn đề trồng xen các loại cây trồng, nâng cao năng suất ao nuôi cá như nuôi ghép các loại cá phù hợp…. Trong số HS có tình huống thì có 52,18% HS biết vận dụng chính xác các kiến thức sinh học để giải quyết vấn đề rõ ràng và rành mạch, số còn lại tuy có câu trả lời nhưng thiếu dẫn chứng, giải thích chưa thuyết phục.
Khi DH kết hợp thì GV và HS có nhiều thời gian cho một hoạt động thảo luận, trao đổi thông tin. Bởi vì những kiến thức cơ bản đã được các em nghiên cứu nhiều lần qua các tài liệu GV cung cấp trên WebQuest. Nhưng kiến thức đơn giản HS đã tự tìm hiểu, khám phá và chiếm lĩnh ngoài giờ học. Hoạt động lên lớp chủ yếu là giải quyết những vấn đề khó, phức tạp và hoạt động sáng tạo cần có sự giúp đỡ của GV.
Như vậy, kết quả phân tích trên đã cho thấy: Nguồn thông tin, công cụ thu thập thông tin không có sự khác biệt giữa trước và sau TN nhưng chất lượng thông tin, hình thức biểu đạt thông tin được tích lũy sau quá trình học đã có sự thay đổi, dù dạy theo phương pháp truyền thống hay DH kết hợp thì các kĩ năng của HS đều tăng nhưng nhóm học theo mô hình DH kết hợp thì tốt hơn.
Bên cạnh đó, biểu hiện NL1 (kỹ năng lập kế hoạch), NL4 (kĩ năng giao tiếp xã hội), NL7 (khả năng đánh giá) theo đánh giá của HS thì không thay đổi điều này có thể là do: Đây là lần đầu tiên các em học theo mô hình DH kết hợp do vậy cách tiếp cận vấn đề còn mới mẻ nên chưa thể hiện hết khả năng hoặc chưa đánh giá đúng khả năng của mình hoặc mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn để chúng tôi khái quát được vấn đề.
Nhưng qua quá trình quan sát kết hợp với phản ánh của GV chúng tôi ghi nhận lại một số nội dung sau: HS ít khi chủ động trao đổi với thầy/cô để xác định nội dung tri thức còn chưa hiểu và cũng rất ít khi để ý đến mức độ hài lòng của bản thân khi được GV, bạn bè chấp nhận ý kiến mà cứ lo lắng sợ sai, chờ đợi sự phát biểu của bạn khác để xác định tri thức của bản thân. Nguyên nhân cũng do các em chưa được rèn luyện kỹ năng trình bày trước đông người nên còn nhút nhát, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến của bản thân, nhưng cũng có thể là do GV ít gần gũi động viên các em để các em hứng thú hơn với môn học.
Thông qua kết quả học tập và những biểu hiện hoạt động của HS tham gia nghiên cứu chúng tôi nhận thấy khi các em tự đi tìm nội dung để học thì các em sẽ ghi nhớ được kiến thức lâu hơn, kết quả học tập qua các bài kiểm tra cao hơn là được học nội dung từ GV. Thông qua DH kết hợp, HS có sự thay đổi về kĩ năng giải quyết vấn đề hoặc biết cách tư duy. Trong khi thực hiện các hoạt động học tập HS đặt ra nhiều câu hỏi chủ yếu là cách làm như thế nào? Khi được GV gợi ý cách tiếp cận vấn đề, HS là người thực hiện, cứ như vậy HS được rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề thường xuyên. Khi học bằng phương pháp truyền thống HS được cung cấp tri thức từ GV, các em tiếp thu một cách thụ động, không có nhiều cơ hội để rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, mục tiêu học tập chủ yếu là học để trả bài cho GV được tốt từ đó mong muốn kết quả học tập được cao. Nhưng chỉ cần vượt qua các kỳ thi thì hầu như các kiến thức đã học bị biến đi đâu mất, khi gặp một vấn đề liên quan cần giải quyết thì HS phải mất thời gian xem lại sách vở và các nguồn thông tin khác.
Ở các lớp TN thì các em được hướng dẫn cách học để tự đi tìm tri thức nên đã gặp phải khó khăn trắc trở và thường phải chủ động ghi nhớ, trao đổi thông tin với bạn bè cùng lớp nên khi không hiểu một nội dung học tập, các em đã biết đối chiếu