I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1.1. Kiến thức:
- Nêu được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ đến cường độ quang hợp.
- Mô tả được mối phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2
- Nêu được vai trò của nước đối với quang hợp.
- Trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ quang hợp.
- Trình bày được vai trò quyết định của quang hợp đối với năng suất cây trồng.
- Nêu được các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua sự điều tiết cường độ quang hợp.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
1.3. Thái độ : Hs hiểu được quang hợp quyết định năng suất cây trồng từ đó có biện pháp điều chỉnh quang hợp nâng cao năng suất cây trồng
1.4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, nhận thức 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
2.1 Chuẩn bị của giáo viên:
a. Học liệu : Giáo án và đồ dùng dạy học b. Tư liệu:
2.2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài ở nhà 3. Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi, thuyết trình 4. Tiến trình lên lớp:
4.1 Ổn định trật tự:
4.2 Kiểm tra bài cũ: 5p
- So sánh pha sáng và pha tối quang hợp ở thực vật?
- Tại sao gọi là thực vật Thực vật C3, C4 và thực vật CAM 4.3 Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Dựa vào pt quang hợp hãy nêu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp?
b. Bài mới:
I. Hoạt động 1 :. Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp( 20 phút)
1 Phương pháp: - Hỏi đáp- tìm tòi - Thuyết trình 2. Hình thức tổ chức: Toàn lớp
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Bước 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng
- GV cho quan sát hình 10.1, mục I.1, trả lời câu hỏi:
- Cường độ ánh sáng ảnh hưởng quang hợp ntn?
I. Ánh sáng:
1. Cường độ ánh sáng
- Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng → thì cường độ quang hợp cũng tăng.
- Điểm bù áng sáng: Cường độ AS tối thiểu để (QH) = cường độ hô hấp (HH).
- HS quan sát hình, nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung → kết luận
Bước 2 : Tìm hiểu nồng độ CO2
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II, quan sát hình 10.3 → trả lời câu hỏi :
- Em có nhận xét gì về quan hệ giữa nồng độ CO2 và cường độ QH.
- Phân biệt điểm bù và điểm no CO2?
- HS nghiên cứu mục II, quan sát hình → trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
Bước 3 : Tìm hiểu nước:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III, trả lời câu hỏi:
- Vai trò của nước đối với QH?
HS nghiên cứu mục III → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
Bước 4 : Tìm hiểu nhiệt độ, dinh dưỡng khoáng:
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục IV, V, trả lời câu hỏi:
- Phân tích hình 10.4và rút ra nhận xét về ảnh hưởng của nhiệt độ đến QH ở thực vật?
- Nêu được vai trò của muối khoáng ảnh hưởng ntn đến QH? Cho vd?
HS nghiên cứu mục IV, V → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
Bước 5 : Tìm hiểu trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục VI, trả lời câu hỏi:
- Ý nghĩa của việc trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo?
HS nghiên cứu mục VI → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
- Điểm no ánh sáng: Cường độ AS tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.
2. Quang phổ ánh sáng:
- QH diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím.
- Thực vật không hấp thụ tia lục.
- Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các aa, pr
- Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat
II. Nồng độ CO2 :
- Nồng độ CO2 tăng thì cường độ tăng
- Điểm bù CO2: Nồng độ CO2 tối thiểu để QH =HH.
- Điểm bảo hòa CO2: Khi nồng độ CO2 tối đa để cường độ QH đạt cực đại.
III. Nước:
- Là yếu tố rất quan trọng đối với quang hợp.
+ Nguyên liệu cho QH.
+ Điều tiết đóng mở khí khổng.
+ Môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
+ Là dung môi hòa tan các chất…
IV. Nhiệt độ, dinh dưỡng khoáng : - Ảnh hưởng của nhiệt độ :
+ Nhiệt độ tăng thì cường độ QH tăng.
+ Nhiệt độ tối ưu cho QH ở thực vật là : 250 - 350C.
+ QH ngừng ở 450 - 500 C.
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng : Dinh dưỡng khoáng có ảnh hưởng nhiều mặt đến QH
VI. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo : - Sử dụng ánh sáng của các loại đèn thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà có mái che, trong phòng
- Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo giúp con
người khắc phục được điều kiện bất lợi của môi trường.
II. Hoạt động 2 :. Tìm hiểu quang hợp với năng suất cây trồng( 20 phút) 1 Phương pháp: - Hỏi đáp- tìm tòi
- Thuyết trình 2. Hình thức tổ chức: Toàn lớp
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Bước 1: Tìm hiểu quang hợp quyết định
năng suất cây trồng.
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I, trả lời câu hỏi:
- Vì sao nói quang hợp quyết định năng suất cây trồng?
HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
Bước 2: Tìm hiểu tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp.
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.1 → trả lời câu hỏi :
- Tại sao tăng diện tích lá lại làm tăng năng suất cây trồng?
- Biện pháp tăng diện tích lá ?
HS nghiên cứu mục II. 1 → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.2, trả lời câu hỏi:
- Thế nào là cường độ quang hợp?Có thể tăng cường độ quang hợp ở cây xanh bằng cách nào?
HS nghiên cứu mục II.2 → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.3, trả lời câu hỏi:
- Biện pháp hệ số kinh tế là gì?
- Phân biệt năng suất sinh học với năng suất kinh tế?
HS nghiên cứu mục II.3 → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
VII. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng:
- Quang hợp tạo ra 90 - 95% chất khô trong cây.
- 5 - 10% là các chất dinh dưỡng khoáng.
- Năng suất sinh học - Năng suất kinh tế
VIII. Tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp:
1. Tăng diện tích lá:
- Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → tăng năng suất cây trồng.
- Điều khiển tăng diện tích bộ lasbawngf các biện pháp: Bón phân, tưới nước hợp lí, thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp đối với loài và giống cây trồng.
2. Tăng cường độ quang hợp:
- Cường độ quang hợp thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy quang hợp.
- Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lí phù hợp đối với loài và giống cây trồng. tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.
3. Tăng hệ số kinh tế:
- Tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỉ lệ cao (hạt, quả, củ…) → tăng hệ số kinh tế của cây trồng.
- Các biện pháp nông sinh: Bón phân hợp lí.
4.4. Củng cố:
- Nói quang hợp quyết định năng suất, theo em là đúng hay sai?
- Nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp?
4.5. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc thêm: “Em có biết 4.6. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
Tiết 10: Ngày soạn: 25/ 09/ 2016 Lớp: 11C: 1-4 Ngày dạy : /2016
Bài 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1.1. Kiến thức:
- Nêu được bản chất của HH ở thực vật, viết được pttq và vai trò của HH đối với cơ thể thực vật.
- Phân biệt được các con đường HH ở thực vật liên quan với điều kiện có hay không có oxi.
- Mô tả được mqh giữa HH và QH.
- Nêu được vd về ảnh hưởng của nhân tố môi trường đối với HH.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
1.3. Thái độ :
- Áp dụng kiến thức vào thực tiễn bảo quản nông sản.
1.4. Định hướng phát triển năng lực: nhận thức, hành động 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
2.1 Chuẩn bị của giáo viên:
a. Học liệu : Giáo án và đồ dùng dạy học b. Tư liệu:
2.2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài ở nhà
3. Phương pháp dạy học: Hỏi đáp- Tìm tòi, thuyết trình 4. Tiến trình lên lớp:
4.1 Ổn định trật tự:
4.2 Kiểm tra bài cũ: 5p
- Nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp?
4.3 Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Trình bày những hiểu biết của mình về hô hấp?
b. Bài mới:
I. Hoạt động 1 :. Tìm hiểu khái quát về HH ở thực vật.( 10 phút) 1 Phương pháp: - Hỏi đáp- tìm tòi
- Thuyết trình 2. Hình thức tổ chức: Toàn lớp
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Bước 1: Tìm hiểu hô hấp ở thực vật I. Khái quát về HH ở thực vật
GV yêu cầu HS quan sát hình 12.1 SGK, trả lời câu hỏi :
- Hãy mô tả TN. Các TN a, b, c nhằm chứng minh điều gì ?
- HH là gì ? Bản chất của hiện tượng HH ? - Viết pttq của quá trình HH ?
HS nghiên cứu quan sát hình → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
Bước 2: Tìm hiểu vai trò của hô hấp
: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.3 → trả lời câu hỏi :
- Hãy cho biết HH có vai trò gì đối với cơ thể thực vật?
HS nghiên cứu mục I.3 → trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung → kết luận
1. HH ở thực vật là gì ?
- HH ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
- Phương trình tổng quát :
C6H12O6 +6O2 → 6 CO2 + 6 H2O + Q 2. Vai trò của HH đối với cơ thể thực vật.
- Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây.
- Cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các hoạt động sống của cây.
- Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
II. Hoạt động 2 :. Tìm hiểu con đường HH ở thực vật.( 20 phút) 1 Phương pháp: - Hỏi đáp- tìm tòi
- Thuyết trình 2. Hình thức tổ chức: Toàn lớp
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Bước 1: Tìm hiểu hô hấp kị khí và hiếu khí
GV yêu cầu HS quan sát hình 12.2 SGK, trả lời câu hỏi :
- Hãy cho biết ở cơ thể thực vật có thể xảy ra con đường HH nào?
- Phân biệt các con đường đó về: Nơi xảy ra, oxy, sản phẩm nguyên liệu?
Hs trả lời:….
Gv nhận xét hoàn thiện kiến thức
II. Con đường HH ở thực vật:
1. Phân giải kị khí:
- Điều kiện :
+ Xảy ra trong rễ cây khi bị nghập úng hay trong hạt khi ngâm vào nước hoặc trong các trường hợp cây ở điều kiện thiếu oxi.
- Gồm :
+ Đường phân : Là quá trình phân giải Glucozo đến axit piruvic (xảy ra trong tbc).
+ Lên men.
2. Phân giải hiếu khí:
- Gồm chu trình Crep và chuỗi chuyền electron trong HH.
+ Chu trình Crep diễn ra trong chất nền của ti thể. Khi có oxi, axit piruvic đi từ tbc vào ti thể. Tại đây axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị oxi hoá hoàn toàn + Chuỗi chuyền electron diễn ra ở màng trong ti thể. Hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyền đến chuỗi chuyền electron đến oxi để tạo ra nước.
- Một phân tử glucozo qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng.
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III, trả lời câu hỏi :
- HH sáng là gì?Hậu quả của HH sáng?
HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
3. Hô hấp sáng :
- Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2
ở ngoài sáng.
III. Hoạt động 3 :. Tìm hiểu quan hệ giữa HH với QH và môi trường(10 P) 1 Phương pháp: - Hỏi đáp- tìm tòi
- Thuyết trình 2. Hình thức tổ chức: Toàn lớp
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Bước1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu mục
IV SGK, trả lời câu hỏi :
- Hãy cho biết QH và HH có mqh với nhau ntn?
- Hãy khái quát về ảnh hưởng của môi trường đối với HH của thực vật ?
HS nghiên cứu SGK→ trả lời câu hỏi.
Bước 2: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
III. Quan hệ giữa HH với QH và môi trường :
1. Mqh giữa HH và QH:
- HH và QH là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau.
HH cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho quang hợp ngược lại QH cung cấp nguyên liệu cho HH…
2. Mqh giữa HH và môi trường:
a. Nước :
- Nước cần cho HH, mất nước làm giảm cường độ HH.
b. Nhiệt độ:
- Khi nhiệt độ tăng, cường độ HH tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường.
c. Oxi :
d. Hàm lượng CO2 :
- CO2 là sản phẩm của HH vì vậy nếu CO2
được tích lại (> 40%) sẽ ức chế HH → sử dụng CO2 trong bảo quả nông sản
4.4. Củng cố:
- HH hiếu khí có ưu thế gì so với HH kị khí ? 4.5. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc thêm: “Em có biết 4.6. Rút kinh nghiệm:
………
……….
Tiết 11: Ngày soạn: 25/ 09/ 2016 Lớp: 11A: 6,7,8 Ngày dạy : /2016 Bài 13: THỰC HÀNH
PHÁT HIỆN DIỆP LỤC VÀ CARÔTENÔIT I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1.1. Kiến thức:
- Làm được thí nghiệm phát hiện diệp lục và carôtenôit.
- Xác định được diệp lục trong lá, carôtenôit trong lá già, trong quả và trong củ 1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
1.3. Thái độ : Tăng thêm lòng yêu thích môn học
1.4. Định hướng phát triển năng lực: nhận thức, tự nghiên cứu, thực hành 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
2.1 Chuẩn bị của giáo viên:
a. Học liệu : Giáo án và đồ dùng dạy học b. Tư liệu:
2.2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài ở nhà
3. Phương pháp dạy học: Biểu diễn thí nghiệm thực hành 4. Tiến trình lên lớp:
4.1 Ổn định trật tự:
4.2 Kiểm tra bài cũ: 5p
- Trình bày hệ sắc tố quang hợp và vai trò của các hệ sắc tố đó 4.3 Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
b. Bài mới:
I. Hoạt động 1 :. HS nghiên cứu sgk tiến hành thí nghiệm ( 30 phút) 1 Phương pháp: - Hỏi đáp- tìm tòi
- Thuyết trình 2. Hình thức tổ chức: Theo nhóm
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức BƯỚC 1: GV yêu cầu hs nghiên cứu sách
giáo khoa tiến hành thí nghiệm theo nhóm Hs: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
Bước 2: GV quan sát hướng dẫn các nhóm tiến hành ths nghiệm
I. Nội dung và cách tiến hành:
1.Thí nghiệm 1: diệp lục.
- Cắt nhỏ lá cây (lá vàng và lá xanh), càng nhỏ
càng tốt
- Cho mỗi loại lá cây vào 2 ống nghiệm, đầy
khoảng 3 - 5 cm
- Cho cồn vào ống thí nghiệm, nước vào ống đối chứng.
- Để 5 phút, quan sát hiện tượng.
2. thí nghiệm 2: Chiết rút carôtenôit
- Nghiền mẫu trong cối sứ.
- Cho nước vào cối, dùng chày khuấy đều.
- Chắt dịch cho vào ống nghiệm đối chứng, quan sát.
- Lặp lại thao tác với cồn, quan sát.
II. Hoạt động :. Thu hoạch 10 phút) 1 Phương pháp: - Hỏi đáp- tìm tòi
- Thuyết trình 2. Hình thức tổ chức: Theo nhóm
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Bước 1: GV nêu ,một số điểm lưu ý trong
bài thực hành
II. Thu hoạch
Bài thu hoạch theo mẫu
Bước 2 : GV yêu cầu hs làm bài thu hoạch theo mẫu
- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Mỗi HS làm một bản tường trình, theo nội dung sau:
Cơ quan của cây Dung môi chiết rút
Màu sắc dịch chiết
Xanh lục Đỏ, da cam, vàng, vàng lục
Lá
Xanh tươi - Nước (đối chứng) - Cồn (thí nghiệm) Vàng - Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
Quả
Gấc - Nước (đối chứng) - Cồn (thí nghiệm) Cà chua - Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
Củ
Cà rốt - Nước (đối chứng) - Cồn (thí nghiệm) Nghệ - Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
- Ghi kết quả quan sát được vào các ô tương ứng và rút ra nhận xét về:
+ Độ hòa tan của các sắc tố trong các dung môi.
+ Trong mẫu thực vật nào có sắc tố gì.
+ Vai trò của lá xanh và các loài rau, hoa, quả trong dinh dưỡng của con người 4.4. Củng cố
- Giáo viên nhận xét giờ thực hành 4.5. Dặn dò:
- Học sinh thu dọn phòng thí nghiệm - Hoàn thiện và nộp bài tường trình 4.6. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
Tiết 12: Ngày soạn: 29/ 09/ 2016 Lớp: 11C: 1-4 Ngày dạy : /2016 Bài 14 : THỰC HÀNH