PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

Một phần của tài liệu Giao an sinh hoc lop 11 co ban (Trang 30 - 39)

1. 1 Kiến thức :

- Phát hiện HH của thực vật qua sự thải CO2. - Phát hiện HH của thực vật qua sự hút O2. 1.2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

1.3. Thái độ : Tăng thêm lòng yêu thích môn học

1.4. Định hướng phát triển năng lực: thực hành thí nghiệm, nghiên cứu 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

2.1 Chuẩn bị của giáo viên:

a. Học liệu : Giáo án và đồ dùng dạy học b. Tư liệu:

2.2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài ở nhà 3. Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi, thuyết trình 4. Tiến trình lên lớp:

4.1 Ổn định trật tự:

4.2 Kiểm tra bài cũ: 5p

- Hô hấp là gì viết phương trình hô hấp 4.3 Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Bài mới:

I. Hoạt động 1 :. HS nghiên cứu sgk tiến hành thí nghiệm ( 30 phút) 1 Phương pháp: - Hỏi đáp- tìm tòi

- Thuyết trình 2. Hình thức tổ chức: Theo nhóm

Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức BƯỚC 1: GV yêu cầu hs nghiên cứu sách

giáo khoa tiến hành thí nghiệm theo nhóm Hs: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm

Bước 2: GV quan sát hướng dẫn các nhóm tiến hành ths nghiệm

I. Nội dung và cách tiến hành:

1.Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2.

*Tiến hành thí nghiệm:

- Cho vào bình thủy tinh 50g các loại hạt mới nhú mầm. Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu.

Công việc này HS phải tiến hành trước giờ lên lớp ít nhất từ 1,5 - 2 giờ. Do HH của hạt, CO2 tích lũy lại trong bình, CO2 nặng hơn không khí nên nó không thể khuếch tán qua ống và phễu vào không khí xung quanh.

- Vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm, cho đầu ngoài của ống hình chữ U vào ống nghiệm có chứa nước bari hay nước vôi trong. Sau đó, rót nước từ từ từng ít một qua pheux vào bình chứa hạt. Nước sẽ đẩy không khí rakhoir bình vào ống nghiệm. Vì không khí đó giàu CO2 → nước bari hay nước vôi trong sẽ bị vẫn đục.

- Để so sánh, lấy một ống nghiệm có chứa nước bari hay nước vôi trong và thở bằng miệng vào đó qua 1 ống thủy tinh hay ống lá cây đu đủ. Nước vôi trong trường hợp

này cũng bị vẫn đục. HS tự rút ra kết luận về HH của cây

2. Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự thải O2.

Lấy 2 phần hạt mới nhú mầm (mỗi phần: 50 g). Đổ nước sôi lên một trong 2 phần hạt đó để giết chết hạt. Tiếp theo, cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt.

Thao tác này phải được HS tự tiến hành trước giờ lên lớp từ 1,5 - 2 giờ.

Đến thời điểm thí nghiệm, mở nút bình chứa hạt sống và nhanh chóng đưa nến (que diêm) đang cháy vào bình. Nến (que diêm)

→ tắt ngay, vì sao?. Sau đó, mở nút bình chứa hạt đã bị giết chết đưa nến (que diêm) đang cháy vào bình, nến (que diêm) tiếp tục cháy

II. Hoạt động :. Thu hoạch 10 phút) 1 Phương pháp: - Hỏi đáp- tìm tòi

- Thuyết trình 2. Hình thức tổ chức: Theo nhóm

Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Bước 1: GV yêu cầu học sinh báo cáo kết

quả thí nghiệm theo nhóm

Bước 2 : GV yêu cầu hs làm bài thu hoạch theo mẫu

II. Thu hoạch

- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

4.4. Củng cố

- Giáo viên nhận xét giờ thực hành 4.5. Dặn dò:

- Học sinh thu dọn phòng thí nghiệm - Hoàn thiện và nộp bài tường trình 4.6. Rút kinh nghiệm

...

...

Tiết 13: Ngày soạn: 1/ 10/ 2016 Lớp: 11C: 1-4 Ngày dạy : /2016

Bài 15: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT 1. Mục tiêu:Sau khi học xong bài này học sinh cần:

1.1. Kiến thức:

- Nêu được sự tiến hóa về HTH ở động vật, từ tiêu hóa nội bào đến túi tiêu hóa và ống tiêu hóa.

- Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.

- Nêu được quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa và trong ống tiêu hóa.

1.2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

1.3. Thái độ :

1.4. Định hướng phát triển năng lực: nghiên cứu, vận dụng 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

2.1 Chuẩn bị của giáo viên:

a. Học liệu : Giáo án và đồ dùng dạy học b. Tư liệu:

2.2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài ở nhà 3. Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi, thuyết trình 4. Tiến trình lên lớp:

4.1 Ổn định trật tự:

4.2 Kiểm tra bài cũ: 5p 4.3 Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Sau khi thức ăn được đưa vào miệng quá trình biến đổi thức ăn diễn ra như thế nào?

b. Bài mới:

I. Hoạt động 1 :. Tìm hiểu về tiêu hóa ở động vật.( 5 phút) 1 Phương pháp: - Hỏi đáp- tìm tòi

- Thuyết trình 2. Hình thức tổ chức: Toàn lớp

Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Bước 1: Tìm hiểu khái niệm tiêu hóa

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi :

- Đánh dấu x cho câu trả lời đúng về khái niệm tiêu hóa.

HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.

Bước 2 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận

I. Tiêu hóa là gì ? :

- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.

II. Hoạt động 2 :. Tìm hiểu về các hình thức tiêu hóa ở động vật.( 10 phút) 1 Phương pháp: - Hỏi đáp- tìm tòi

- Thuyết trình 2. Hình thức tổ chức: Toàn lớp

Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Bước 1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK,

quan sát hình 15.1 trả lời câu hỏi :

- Đánh dấu x cho câu trả lời đúng về trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóa nội bào.

HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.

GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

Bước 2 : Tìm hiểu tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa

II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa:

- Thức ăn được tiêu hóa nội bào - VD: trùng giày, amip

III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa : Cấu tạo túi tiêu hóa :

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.2 trả lời câu hỏi :

- Hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa.

- Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?

HS nghiên cứu SGK, quan sát hình → trả lời câu hỏi.

GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

Bước 3 : Tìm hiểu tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.3 - 15.5 trả lời câu hỏi :

- Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận nào khác với ống tiêu hóa của người ? Các bộ phận đó có chức năng gì ?

- Hãy kể tên các bộ phận của ống tiêu hóa ở người và trình bày quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa ở người?

HS nghiên cứu SGK, quan sát hình → trả lời câu hỏi.

GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

- Túi tiêu hóa có hình túi và được hình thành từ nhiều tế bào. Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng miệng vừa làm chức năng hậu môn.

- Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến. Các tê bào này tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.

Quá trình tiêu hóa thức ăn :

- Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào

IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa:

Cấu tạo ống tiêu hóa :

Miệng, hầu, thực quản , dạ dày, ruột, hậu môn

Quá trình tiêu hóa thức ăn :

- Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa.

4.4. Củng cố:

- Ống tiêu hóa phân thành những bộ phận khác nhau có tác dụng gì?

- Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa.

4.5. Dặn dò:

- Trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc thêm: “Em có biết 4.6. Rút kinh nghiệm:

………

……….

Tiết 14: Ngày soạn: 04/ 10/ 2016 Lớp: 11C:1-4 Ngày dạy : /2016

Bài 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (tiếp) 1. Mục tiêu:Sau khi học xong bài này học sinh cần:

1.1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

- So sánh được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật, từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi.

1.2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

1.3. Thái độ : HS có cái nhìn khái quát về tiêu hóa ở động vật

1.4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: Tư duy, so sánh, quan sát 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

2.1 Chuẩn bị của giáo viên:

a. Học liệu : Giáo án và đồ dùng dạy học b. Tư liệu:

2.2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài ở nhà 3. Phương pháp: Hỏi đáp- Tìm tòi, thuyết trình 4. Tiến trình lên lớp:

4.1 Ổn định trật tự:

4.2 Kiểm tra bài cũ: 5p

- Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào? Cho ví dụ

- Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa.

4.3 Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Qúa trình tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ diễn ra như thế nào b. Bài mới:

I. Hoạt động 1 :. Tìm hiểu về tiêu hóa ở thú ăn thịt.( 10 phút) 1 Phương pháp: - Hỏi đáp- tìm tòi

- Thuyết trình 2. Hình thức tổ chức: Toàn lớp

Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Bước 1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK,

quan sát hình 16.1, trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thành PHT:

- Cấu tạo bộ răng, dạ dày và ruột của thú ăn thịt phù hợp với chức năng tiêu hóa ntn?

- PHT số 1

Bộ phận Cấu tạo Chức năng Bộ răng

Dạ dày Ruột

HS nghiên cứu SGK, quan sát hình → trả lời câu hỏi và hoàn thành PHT.

Bước 2 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận

V. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật :

1. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt:

- Bộ răng: răng nanh, răng hàm và răng cạnh hàm phát triển để giữ mồi, xé thức ăn - Dạ dày: Dạ dày to chứa nhiều thức ăn và tiêu hóa cơ học, hóa học.

- Ruột ngắn do thức ăn giàu chất dinh dưỡng

II. Hoạt động 2 :. Tìm hiểu về tiêu hóa ở thú ăn thịt.( 25 phút) 1 Phương pháp: - Hỏi đáp- tìm tòi

- Thuyết trình 2. Hình thức tổ chức: Toàn lớp

Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo ống tiêu hóa của

động vật ăn cỏ

2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật:

Cấu tạo ống tiêu hóa :

GV: dựa vào hình vẽ 16.2 sgk hãy nêu cấu tạo ống tiêu hóa của thú ăn thực vật?

HS: trả lời…..

Bước 2: Tìm hiểu sự biến đổi thức ăn trong dạ dày túi bốn ngăn

GV: Trình bày sự biến đổi thức ăn trong dạ dày túi bốn ngăn?

HS: trả lời…

Gv: tại sao thỏ và bò đều ăn cỏ nhưng quá trình biến đổi thức ăn lại khác nhau?

Bước 3: So sánh ống tiêu hóa của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật.

Gv: yêu cầu hs hoàn thiện bảng 16 sách giáo khoa

Hs: trả lời

Gv nhận xét kết luận

- Bộ răng : răng cạnh hàm, răng hàm phát triển để nghiền thức ăn thực vật cứng.

- Dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn (động vật nhai lại).

- Ruột dài do thức ăn nghèo chất dinh dưỡng. Manh tràng phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn.

Quá trình tiêu hóa thức ăn :

Thú ăn thực vật có dạ dày đơn quá trình biến đổi thức ăn cơ bản như thú ăn thịt Dạ dày của động vật nhai lại

* Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày

4ngăn :

Thức ăn → miệng → dạ cỏ → dạ tổ ong

→ miệng (nhai lại) → dạ lá sách → dạ múikhế

*Ruột:

Ruột non dài: tiêu hóa và hấp thụ thức ăn Ruột già dài: hấp thụ lại nước và thải chất

cặn bã

- Manh tràng phát triển: có hệ vi sinh vật

phát triển

Thức ăn khó tiêu hóa và khó hấp thụ (ruột của động vật ăn cỏ dài tới 50m )

4.4. Củng cố:

Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn một lượng thức ăn rất lớn?

4.5. Dặn dò:

- Trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc thêm: “Em có biết 4.6. Rút kinh nghiệm:

………

……….

Tiết 15: Ngày soạn: 08/ 10/ 2016 Lớp: 11C: 1-48 Ngày dạy : /2016

Bài 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần:

1.1. Kiến thức:

- Nêu được các đặc điểm chung của bề mặt HH.

- Nêu được các cơ quan HH của động vật ở nước và ở cạn.

- Giải thích được tại sao động vật sống dưới nước và trên cạn có khả năng trao đổi khí hiệu quả.

1.2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

1.3. Thái độ : Hs phân biệt được các hình thức hô hấp ở động vật 1. Định hướng phát triển năng lực: Khái quát

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 2.1 Chuẩn bị của giáo viên:

a. Học liệu : Giáo án và đồ dùng dạy học b. Tư liệu:

2.2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài ở nhà 3. Phương pháp: Hỏi đáp- Tìm tòi, thuyết trình 4. Tiến trình lên lớp:

4.1 Ổn định trật tự:

4.2 Kiểm tra bài cũ: 5p

- Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật?

4.3 Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Qúa trình hô hấp ở động vật diễn ra như thế nào b. Bài mới:

I. Hoạt động 1 :. Tìm hiểu về hô hấp là gì.( 10 phút) 1 Phương pháp: - Hỏi đáp- tìm tòi

- Thuyết trình 2. Hình thức tổ chức: Toàn lớp

Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Bước 1 : Tìm hiểu khái niệm hô hấp

TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi:

- Đánh dấu x vào ô trống cho câu trả lời đúng về hô hấp ở động vật.

TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.

TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

Bước 2 : Tìm hiểu bề mặt trao đổi khí

TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi:

- Bề mặt trao đổi khí có tầm quan trọng ntn ? - Đặc điểm và nguyên tắc trao đổi khí qua bề mặt hô hấp ?

TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.

TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

I. Hô hấp là gì?

- HH là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào đẻ oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.

- Động vật ở nước HH bằng mang, động vật trên cạn HH bằng phổi.

II. Bề mặt trao đổi khí:

- Bề mặt trao đổi khí quyết định hiệu quả trao đổi khí.

- Đặc điểm bề mặt trao đổi khí : + Diện tích bề mặt lớn.

+ Mỏng và luôn ẩm ướt.

+ Có rất nhiều mao mạch.

+ Có sắc tố hô hấp.

+ Có sự lưu thông khí.

- Nguyên tắc trao đổi khí: khuếch tán.

II. Hoạt động 2 :. Tìm hiểu các hình thức hô hấp.( 30 phút) 1 Phương pháp: - Hỏi đáp- tìm tòi

- Thuyết trình 2. Hình thức tổ chức: Theo nhóm

Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Bước 1 : Tìm hiểu hô hấp qua bề mặt cơ thể III. Các hình thức hô hấp:

TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục III, quan sát hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5 hoàn thành phiếu học tập:

- PHT

Kiểu hô hấp Đặc điểm Đại diện Hô hấp qua bề mặt cơ thể

Hô hấp bằng hệ thống ống khí Hô hấp bằng mang

Hô hấp bằng phổi

- Quan sát hình 17.1, 17.2 hãy mô tả quá trình trao đổi khí ở giun đất và côn trùng.

- Đối chiếu với 4 đặc điểm đảm bảo hiệu quả trao đổi khí, hãy lí giải tại sao trao đổi khí ở các xương đạt hiệu quả cao và phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả của động vật trên cạn?

TT2 : HS nghiên cứu SGK → hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi.

TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể:

- Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể.

2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí:

- Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần phân bố đến tận các tế bào của cơ thể.

3. Hô hấp bằng mang:

- Cấu tạo :

+ Gồm cung mang và các phiến mang.

+ Có mạng lưới mao mạch phân bố dày đặc.

- Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là :

+ Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng giữa để tạo dòng nước lưu thông từ miệng qua mang.

+ Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

4. Hô hấp bằng phổi:

- Động vật sống trên cạn thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú có cơ quan trao đổi khí là phổi.

không khí đi vào và đi ra khỏi phổi qua đường dẫn khí.

- Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực.

Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

4.4. Củng cố:

- Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh chết. Tại sao?

- Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được thực hiện ntn?

- Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây trao đổi khí hiệu quả nhất?

a. Phổi của động vật có vú, b. Phổi của ếch nhái c. Phổi của bò sát d. Da của giun đất 4.5:Dặn dò

- Trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc mục “Em có biết

4.6. Rút kinh nghiệm :

………

………

Tiết 16: Ngày soạn: 21/ 10/ 2016 Lớp: 11A: 6,7,8 Ngày dạy : /2016

Một phần của tài liệu Giao an sinh hoc lop 11 co ban (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w