Tình hình nuôi và khai thác cá rô phi

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CÁ RÔ PHI ĐÔNG LẠNH NGUYÊN CON TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 5 (Trang 21 - 25)

2.6 Tình Hình Nuôi Và Tiêu Thụ Cá Rô Phi Trên Thế Giới

2.6.1 Tình hình nuôi và khai thác cá rô phi

Sản lượng cá rô phi thế giới tăng vọt trong thập kỷ qua, gấp đôi từ 830.000 tấn năm 1990 lên 1,6 triệu tấn năm 1999 và trên 2,5 triệu tấn năm 2005. Những năm trước các nhà chuyên môn đã dự đoán khả năng tăng trưởng của sản lượng cá rô phi đến năm 2010 có khả năng đạt được 2,5 triệu tấn. Nhưng chỉ đến năm 2005 con số này đã bị vượt qua. (Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn)

Biểu đồ 2.1 Sản lượng cá rô phi thế giới qua các năm (Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn)

Biểu đồ cho thấy sản lượng cá rô phi tăng chủ yếu ở sản lượng nuôi, còn sản lượng khai thác giữ mức tăng ổn định hoặc ít hơn trong nhiều năm.

+ Châu Á

Châu Á là khu vực sản xuất chính cá rô phi hiện nay và cũng là khu vực thể hiện sự tăng trưởng ngoạn mục trong suốt thập kỷ qua, chiếm khoảng 70% tổng sản lượng cá rô phi. Sản lượng cá rô phi tăng mạnh chỉ trong vòng 5 năm ở tất cả các khu vực, không loại trừ khu vực nào. Ở Đông Á, sản lượng tăng từ 755.000 tấn lên 1,1 triệu tấn. (Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn)

Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về nuôi và tiêu thụ cá rô phi. Chỉ trong vòng 3 năm, từ 2004 tới 2007, sản lượng cá rô phi xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng từ 90.000 tấn lên 210.000 tấn. Tổng giá trị xuất khẩu đạt gần 500 triệu USD trong

năm 2007, tăng 312% so với năm 2004. Những số liệu này cho thấy rô phi là mặt hàng rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu cá của Trung Quốc dù giá trị xuất khẩu rô phi chỉ chiếm 5% tổng thu từ xuất khẩu thủy sản nói chung.

Bảng 2.1: Số liệu xuất khẩu cá rô phi của Trung Quốc qua các nước (1000 tấn)

Nước nhập khẩu 2004 2005 2006 2007

Mỹ 62,9 80,9 105 122

Mêhicô 15,9 16,3 32,9 39,3

Nga 0 0 5,5 19,3

Ixraen 0,7 1,3 3,7 4,1

Đức 0 0,7 1,7 1,2

Hồng Kông 1 0,8 1,7 1,5

Bỉ 0 1,1 1,4 1,4

Poóctô Ricô 0,5 0,9 1,3 1,3

Cộng hòa Đôminica 0,1 0,5 1 1,4

Canađa 1,1 1,1 1 0,7

Các nước khác 8,2 9,3 26,9 23

Tổng số 90,4 113 182 215

(Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn, 2008) Bảng số liệu cho thấy rằng phần lớn cá rô phi của Trung Quốc xuất qua thị trường Mỹ là nhiều nhất.

Trung Quốc là nhà cung cấp chính cá rô phi cho thị trường thế giới với ước tính khoảng 122.000 tấn trong năm 2007, cao hơn năm 2006 tới 17.000 tấn cho thị trường Mỹ. (Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn)

Bảng 2.2: Số liệu xuất khẩu cá rô phi của Trung Quốc theo sản phẩm (triệu USD)

Sản phẩm 2004 2005 2006 2007

Nguyên con 40,1 41,9 50 16,3

Philê đông lạnh 105 168 101 13,9

Sản phẩm khác 14,2 30,7 253 461

Tổng cộng 159 241 404 491

(Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn, 2008) Từ bảng số liệu cho thấy xuất khẩu cá rô phi dạng nguyên con tăng từ năm

giảm không liên tục, tăng nhiều vào năm 2005 với 168 triệu USD. Còn các sản phẩm khác từ cá rô phi thì tăng liên tục từ năm 2004 đến năm 2007, nhiều nhất là năm 2007 với 461 triệu USD.

Sản lượng cá rô phi của Philippin, Ðài Loan trung bình đạt 110.000 tấn/năm. Cá rô phi của Ðài Loan xuất sang Mỹ, Nhật dưới dạng sản phẩm nguyên con đông lạnh và philê, còn Philippin chủ yếu xuất sang thị trường Nhật với sản phẩm sashimi và philê.

Các công ty nuôi cá rô phi ở Ðài Loan có xu hướng chuyển hướng đầu tư vào Trung Quốc do các điều kiện trong đại lục thuận lợi hơn nên giá thành sản xuất sẽ thấp hơn.

Các sản phẩm xuất khẩu của Thái Lan là cá nguyên con đông lạnh và philê đông lạnh.

Nghề nuôi cá rô phi ở Inđônêxia và Việt Nam đang phát triển, sản lượng đạt được mỗi năm khoảng 30.000 tấn, phần lớn tiêu thụ nội địa.

+ Châu Âu

Sản lượng cá rô phi nuôi ở Châu Âu rất ít do khu vực này có nhiệt độ thấp không thuận lợi để nuôi cá rô phi. Bỉ là nước nuôi nhiều nhất với sản lượng đạt khoảng 300 tấn/năm. Cá rô phi cũng được nuôi ở Hà Lan, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Anh. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ cá rô phi ở các quốc gia này tăng lên, cá rô phi được bày bán ở nhà hàng và hệ thống siêu thị nhằm phục vụ cho một bộ phận dân cư có nguồn gốc từ Châu Á (Erik Roderick, 2003).

+ Châu Mỹ

Mỹ là quốc gia có ngành công nghiệp nuôi cá rô phi phát triển mạnh mặc dù sản lượng không nhiều (7.500 tấn, 2003). Quốc gia sản xuất cá rô phi nhiều nhất Châu Mỹ là Mêhicô (110.000 tấn, 2003) kế đến là Braxin (75.000 tấn, 2003). Hai quốc gia này có thị trường nội địa mạnh, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ cao ở Sao Paulo, Rio de Janeiro (Braxin). Braxin là quốc gia có tiềm năng phát triển nuôi cá rô phi do hội tụ các điều kiện thuận lợi về nguồn nước, khí hậu nên giá thành sản xuất thường thấp dẫn đến tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm cá rô phi của nước này trên thị trường thế giới.

Êcuađo là một quốc gia sản xuất tôm nổi tiếng nhưng trong những năm gần đây đang đối mặt với dịch bệnh (chủ yếu là bệnh đốm trắng) đã chuyển sang phát triển nuôi cá rô phi ở những ao nuôi tôm nhằm cải thiện môi trường, khi môi trường tốt hơn

họ lại tiến hành nuôi tôm. Chu kỳ nuôi xen kẽ tôm - cá đã chứng tỏ được hiệu quả.

Một quốc gia khác là Pêru tuy mới phát triển nuôi cá rô phi (dự tính sản lượng đạt 3.000 tấn vào năm 2005) nhưng có nhiều triển vọng trong tương lai.

+ Châu Phi

Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi, tuy nhiên nghề nuôi cá rô phi lại chỉ mới bắt đầu phát triển ở châu lục này. Ai Cập là nhà sản xuất cá rô phi lớn nhất, đạt sản lượng 200.000 tấn (năm 2003), chiếm 90% sản lượng cá rô phi của châu lục.Trong đó, có một sản lượng đáng kể cá được khai thác từ tự nhiên. Dămbia có kế hoạch mở rộng nuôi cá rô phi theo mô hình tổng hợp heo - cá, loài được nuôi là cá rô phi địa phương Oreochromis andersonii và cá rô phi toàn đực dòng Ai Cập. Với hình thức nuôi này, mặc dù mang lại hiệu quả nhưng chất lượng cá nuôi không đảm bảo yêu cầu vệ sinh.

Ghana và Nigiêria vừa thành lập nhiều trang trại có quy mô lớn và được quản lý tốt. Mục tiêu là tạo ra sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU. Malauy có một vài trang trại nhỏ, chủ yếu nuôi các loài cá bản địa Oreochromis lidole, Oreochromis Karongae, Oreochromis squamipinnisOreochromis shiranus. Các quốc gia Kênya, Uganda, Tandania, Môdămbich, Namibia, Bốt - xoa - na, Angôla đều có sản lượng cá rô phi nuôi không đáng kể và các quốc gia này cũng đang có kế hoạch phát triển nuôi cá rô phi. (Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn)

+ Trung Đông

Ả Rập Xê út, Cô oét và Lêbanon nuôi cá rô phi trong môi trường nước mặn nên loài nuôi phổ biến là Oreochromis spiluris. Do thiếu nguồn nước nên các hoạt động nuôi thường bị giới hạn trong khi nhu cầu và giá bán cá rô phi rất cao.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CÁ RÔ PHI ĐÔNG LẠNH NGUYÊN CON TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 5 (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)