Tình hình tiêu thụ cá rô phi trên thế giới

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CÁ RÔ PHI ĐÔNG LẠNH NGUYÊN CON TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 5 (Trang 25 - 28)

2.6 Tình Hình Nuôi Và Tiêu Thụ Cá Rô Phi Trên Thế Giới

2.6.2 Tình hình tiêu thụ cá rô phi trên thế giới

- Thị trường Mỹ:

Mỹ là quốc gia nhập khẩu cá rô phi nhiều nhất trên thế giới. Tiêu thụ cá rô phi của Mỹ ước tính đạt 360.000 tấn, đứng thứ 5 trong số các loài thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ. Nhu cầu mạnh đã khiến nhập khẩu cá rô phi vào Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong 3 tháng đầu năm 2007, với 47.600 tấn, tăng 35% so với cùng kỳ 2006. Tổng

nhập khẩu trong năm 2007 đạt 173.000 tấn, đưa Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ cá rô phi lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Sản phẩm philê đông lạnh đã tăng 30% thị phần ở thị trường Mỹ, trong khi cá đông lạnh nguyên con đang dần đánh mất chỗ đứng. Nhập khẩu philê tươi từ các nhà sản xuất Mỹ Latinh cũng tăng 20% trong 3 tháng đầu năm 2007. (Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn)

Bảng 2.3: Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ theo dạng sản phẩm (1000 tấn)

(Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn, 2008) Từ bảng số liệu cho thấy sản phẩm cá rô phi philê đông lạnh được nhập nhiều nhất vào năm 2007 (100,6 nghìn tấn).

Nhìn chung nhập khẩu cá rô phi của Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2008 đã giảm nhẹ so với cùng kỳ 2007. Đây là lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu diễn ra sự bùng nổ cá rô phi trên thị trường Mỹ. Một điều khá thú vị là trong khi nhập khẩu rô phi philê ở cả dạng tươi và đông lạnh tăng thì nhập khẩu rô phi đông lạnh nguyên con lại ngày một giảm. Dạng sản phẩm này từng được tiêu thụ chính trên thị trường chỉ 3 năm về trước, nhưng hiện nay chỉ chiếm khoảng 25% thị phần, với xu hướng giảm mạnh. (Nguồn:

http://www.fistenet.gov.vn)

Thị trường philê tươi lại hoàn toàn khác biệt, với sự thống trị bởi các nước Mỹ Latinh. Những nước này chiếm khoảng 95% thị phần. Êcuađo tiếp tục là nhà xuất khẩu chính philê tươi sang thị trường Mỹ, chiếm khoảng 48% tổng lượng cung cấp cho thị trường này. Cốt - ta Rica xuất khẩu được 1.000 tấn trong 3 tháng đầu năm 2007, tăng 40% so với cùng kỳ 2006. Xuất khẩu philê tươi của Braxin giảm mạnh do toàn bộ các công ty sản xuất cá rô phi của nước này lại thích kinh doanh ở thị trường trong nước hơn do đồng tiền Braxin mạnh khiến xuất khẩu ít hấp dẫn hơn.

Sản phẩm 2004 2005 2006 2007 1 - 3/2007 1 - 3/2008 Đông lạnh nguyên con 57,3 56,5 60,8 46,9 15,4 12,7 Philê đông lạnh 36,2 55,6 74,4 100,6 25,1 26,4

Philê tươi 19,5 22,7 23,1 26,2 7,1 7,6

Tổng 112,9 134,9 158,3 173,7 47,6 46,7

Bảng 2.4: Nhập khẩu philê cá rô phi tươi của Mỹ theo thị trường (1000 tấn)

(Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn, 2008) Năm 2007, nhập khẩu philê cá rô phi tươi đạt 26.000 tấn, tăng 15% so với năm 2006, chủ yếu là do sự phục hồi về sản lượng của Cốt - ta Rica sau vấn đề dịch bệnh vào cuối năm 2005 và đầu năm 2006. Xuất khẩu của Êcuađo và Honđurát sang Mỹ cũng tăng. Giá philê cá rô phi tươi tăng đáng kể trong năm 2007 và đầu 2008. Tuy nhiên, một số nhà xuất khẩu sản phẩm này như Braxin, nhận thấy một thị trường hấp dẫn ở chính nước của họ nên đã ngừng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong năm 2008, Trung Quốc đã bắt đầu tấn công vào mảng thị trường béo bở này và nguồn cung cấp từ Mỹ Latinh cần phải để mắt tới sự cạnh tranh từ Trung Quốc. Với chi phí vận chuyển cao như hiện nay thì vị trí của Mỹ Latinh đối với mảng thị trường philê tươi vẫn sẽ tương đối an toàn trong thời gian tới.

Sản phẩm thực sự thống lĩnh thị trường cá rô phi là philê đông lạnh, chủ yếu từ Trung Quốc. Năm 2007, xuất khẩu cá rô phi của Trung Quốc đạt 122.000 tấn, tăng 19% so với năm 2006. Chính vì vậy, Trung Quốc hiện đang chiếm lĩnh mảng thị trường này với 92% thị phần. Hiện nay do nhập khẩu từ Trung Quốc giảm, một số nước Châu Á như Inđônêxia và Thái Lan hy vọng tăng thị phần trong năm nay. Họ đang hy vọng giữ được đà vào thị trường này trong những năm tới đối với sản phẩm chất lượng cao bởi không một nhà cung cấp nào có thể cạnh tranh được với Trung Quốc về giá cả. (Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn)

Nước 2004 2005 2006 2007 1 - 3/2007 1 - 3/2008

Êcuađo 10,2 10,6 10,9 11,9 3,4 2,6

Cốt - ta Rica 4,1 3,7 2,7 4,8 1 1,5

Honđurát 4,0 6,6 7,3 7,9 2,2 2,2

Trung Quốc 0 0 0 0 0 0,3

Đài Loan 0,1 0 0 0 0 0,1

Braxin 0,3 1,0 1,0 0,2 0,1 0,1

Enxanvađo 0,3 0,3 0,2 0,3 0,1 0,1

Panama 0,1 0,1 0,1 0 0 0

Các nước khác 0,9 0,9 1,3 1,1 0,3 0,7

Tổng 19,5 22,7 23,1 26,2 7,1 7,6

- Thị trường EU

Hiện tại thị trường này nhập một lượng nhỏ cá rô phi từ các quốc gia Châu Phi (Uganda, Tandania, Kênya và Dimbabuê). Ðối với thị trường này, yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất cao, theo các tiêu chuẩn khắt khe. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ cá rô phi ở thị trường này đang tăng và trong tương lai sẽ là thị trường tiêu thụ số lượng lớn cá rô phi. (Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn)

- Thị trường Trung Đông: đây là thị trường đầy tiềm năng, nhu cầu tiêu thụ lớn và giá cao.

- Thị trường nội địa

Các quốc gia sản xuất cá rô phi đều là những quốc gia tiêu thụ nhiều cá rô phi.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CÁ RÔ PHI ĐÔNG LẠNH NGUYÊN CON TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 5 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)