Tình hình nhập khẩu của một số thị trường lớn

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CÁ RÔ PHI ĐÔNG LẠNH NGUYÊN CON TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 5 (Trang 28 - 36)

2.7 Tình Hình Thủy Sản Việt Nam

2.7.2 Tình hình nhập khẩu của một số thị trường lớn

 EU

Hiện nay EU giữ vị trí là nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Năm 2007, EU đã nhập trên 279 nghìn tấn thủy sản Việt Nam, trị giá khoảng 908 triệu USD, tăng gần 25,5% về giá trị, chiếm khoảng 25,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nòng cốt cho sự phát triển chung của cả khối là các thị trường đơn lẻ như: Đức (tăng 39,6%), Tây Ban Nha (30%), Hà Lan (28%). Mặt hàng chủ đạo được nhập khẩu là cá philê đông lạnh, tiếp đến là tôm và nhuyễn thể chân đầu. Dự đoán, EU sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng cao xuất phát từ những lý do: sản lượng đánh bắt của toàn EU bị cắt giảm, nhất là loài cá thịt trắng chuyên phục vụ cho chế biến thành philê. (Nguồn: http://sothuongmai.angiang.gov.vn)

Theo một báo cáo mới đây của Ngân hàng Glitnir về ngành thủy sản năm 2008, Liên Minh Châu Âu (EU) sẽ trở thành thị trường thủy sản lớn nhất thế giới với mức tiêu thụ bình quân đầu người hằng năm đạt xấp xỉ 26,5 kg chiếm khoảng 45% tổng nhập khẩu thủy sản toàn cầu. Thậm chí ngay cả khi thương mại giữa các nước thành viên bị chặn lại thì nó vẫn là thị trường lớn nhất với 27% tổng nhập khẩu thủy sản, trị giá gần 16 tỷ Euro. (Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn)

 Nhật

Thị trường Nhật cho đến nay vẫn là nhà nhập khẩu lớn thứ 2 của thủy sản Việt Nam. Năm 2007, Nhật nhập trên 119 nghìn tấn thủy sản Việt Nam, trị giá gần 746 triệu USD, giảm 3,8% về khối lượng, gần 11,5 % về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm khoảng 21,1% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Sự sụt giảm chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu tôm của Nhật đã có sự thay đổi khá lớn về thị hiếu tiêu dùng, họ tăng cường nhập khẩu tôm cỡ lớn, tôm chế biến giá trị gia tăng và tôm chân trắng. Tôm chân trắng ngày càng được đánh giá cao trước tính cạnh tranh về giá và Nhật đã có nhiều động thái quay sang tìm kiếm nguồn cung cấp ở các nước khác (tôm cỡ to, tôm giá trị gia tăng của Thái Lan và tôm nguyên liệu từ Inđônêxia…). Riêng nhập khẩu các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc, cá biển và cá ngừ của Nhật từ Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng khá. Nhìn chung trong năm 2007, nước này nhập khẩu tôm đông lạnh từ các nguồn trên thế giới đều giảm khá

mạnh với tốc độ hai con số/tháng (ít nhất là trên 10%/tháng). (Nguồn:

http://sothuongmai.angiang.gov.vn)

Tuy nhiên theo xu hướng hiện nay thì nguồn cung cấp thủy sản bình quân đầu người và tiêu thụ hàng ngày có thể giảm vì người Nhật có xu hướng giảm tiêu thụ các món ăn thủy sản. Nếu xu hướng hiện nay vẫn tiếp tục, thì lượng tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người của Nhật vào năm 2010 có thể giảm xuống mức của năm 1965. Tới nay, Nhật Bản vẫn là nước có mức tiêu thụ thủy sản trên đầu người cao nhất thế giới, trung bình đạt trên 67 kg, nhưng vẫn thấp hơn mức kỷ lục cũ là 71 kg vào năm 1995.

(Nguồn: http://www.afa.vn)

 Mỹ

Năm 2007, Mỹ đã tiêu thụ gần 100.000 tấn thủy sản Việt Nam, trị giá trên 720,5 triệu USD, tương đương về khối lượng nhưng tăng 8,5% về giá trị so với năm 2006, chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Hiện tại, các nước như Thái Lan, Êcuađo, Inđônêxia và Trung Quốc đang tập trung mạnh hơn vào thị trường Mỹ với các mặt hàng tôm chế biến giá trị gia tăng. Ở mảng thị trường này, Việt Nam có thế mạnh nhất là tôm sú cỡ lớn ≤ 15. Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra philê vào thị trường này đã xuất hiện dấu hiệu sụt giảm.

Mỹ vẫn duy trì vị trí thứ 2 về nhập khẩu tôm của Việt Nam. Cuối năm 2007, xuất khẩu sang Mỹ chỉ tăng nhẹ và ổn định, do xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng không đáng kể, giá thành nguyên liệu trong nước khá cao, trong khi đó nhiều nguồn cung cấp trên thế giới đều đổ về thị trường Mỹ gây sự cạnh tranh gay gắt (từ Thái lan, Trung Quốc và Êcuađo…). (Nguồn: http://sothuongmai.angiang.gov.vn)

Trong năm 2008, hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục khai thác thị trường Mỹ. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản những năm gần đây của Mỹ ước tính khoảng 12 tỷ USD/năm, trong khi đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2007 vào Mỹ mới chỉ chiếm 6,2% kim ngạch nhập khẩu của nước này (tương đương 740 triệu USD, tăng 11% so với năm 2006). Để phấn đấu năm 2008 nâng tỷ lệ này lên 7,1% thì kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Mỹ phải đạt 850 triệu USD, tăng 14,9% so với năm 2007. (Nguồn: http://www.agro.gov.vn)

 Hàn Quốc

Hàn Quốc là một thị trường tiêu thụ thủy sản rất đáng quan tâm – nhà nhập khẩu lớn thứ 4 của thủy sản Việt Nam. Cho đến nay Hàn Quốc là thị trường đơn lẻ có sức tăng trưởng rất ổn định và giữ ở mức cao trên 20%/tháng, có ý nghĩa rất quan trọng về đầu ra đối với thủy sản Việt Nam bởi các mặt hàng và khối lượng đơn hàng rất phù hợp với các doanh nghiệp thủy sản vừa và nhỏ của Việt Nam, nhất là ở khu vực miền Trung và miền Bắc. Năm 2007, Hàn Quốc nhập gần 92.000 tấn thủy sản Việt Nam, tăng gần 8,2%, trị giá 273 triệu USD tăng gần 30% so với năm 2006, chiếm khoảng 7,7% tổng giá trị xuất khẩu. (Nguồn: http://sothuongmai.angiang.gov.vn) Hiện nay đã có 343 doanh nghiệp Việt Nam được xuất qua Hàn Quốc. Dự đoán thị trường này có tốc độ tăng trưởng tốt nhờ khả năng đáp ứng các mặt hàng có phẩm cấp, khối lượng vừa phải và đa dạng của doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường chưa có những rào cản nào đáng kể cho thủy sản Việt Nam.

 Trung Quốc – Hồng Kông

Nhiều năm trước thị trường Trung Quốc – Hồng Kông là một trong những mảng thị trường tiêu thụ lớn của thủy sản Việt Nam. Nhưng giai đoạn 2001 – 2004 là một thời kỳ sa sút nghiêm trọng về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, chủ yếu do Chính Phủ Trung Quốc thay đổi phương thức thanh toán và quản lý ngoại hối, áp dụng một số quy định về kiểm dịch và quản lý chất lượng.

Từ năm 2005 – 2006 nhập khẩu thủy sản Việt Nam của khối này đã có bước phục hồi nhưng rất chậm, tăng dần nhập khẩu chủ yếu là từ mảng thị trường Hồng Kông. Sang năm 2007, tiến độ phục hồi đã khá hơn nhiều, mức tăng trưởng đạt trung bình 25%/tháng trong đó mảng Hồng Kông thường đạt trên 30% trở lên, đóng góp chính cho sức tăng của cả khối. Năm 2007, Trung Quốc - Hồng Kông đã nhập 45,8 nghìn tấn, giảm 5,5% về khối lượng, trị giá 152,7 triệu USD, tăng 4,9% về giá trị, chiếm 4,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Mặt hàng thủy sản Việt Nam được thị trường này ưa chuộng là cá biển, hàng khô và tôm đông lạnh.

 Nga

Năm 2007 nhập khẩu trên 57 nghìn tấn, đạt giá trị trên 119 triệu USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 3,2% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Năm 2007 thì tốc độ nhập khẩu giảm khá mạnh. Nguyên nhân là do sự thay đổi đột ngột chính sách nhập khẩu thủy sản của Chính Phủ Nga với việc ra lệnh cấm hoặc hạn chế số doanh nghiệp được nhập vào Nga.

Tiêu thụ thủy sản của Nga hiện nay đạt 12 kg/người và nước này dự kiến sẽ tăng gấp đôi mức tiêu thụ lên 23 kg/người vào năm 2010. Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng cao cấp như tôm, cua, điệp, mực ống và vẹm sẽ tiếp tục tăng mạnh. Trong những năm qua, tiêu thụ các mặt hàng này ở Nga có mức tăng trưởng trên 30%/năm. (Nguồn:

http://sothuongmai.angiang.gov.vn)

Cuối năm 2007, đầu năm 2008, với việc tích cực tháo gỡ nhiều vấn đề khó khăn phức tạp trong thanh kiểm tra cơ sở sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, đến nay Cục Kiểm Dịch Động Thực Vật Liên Bang Nga đã chấp nhận 25 doanh nghiệp được xuất khẩu thủy sản sang Nga. Đồng thời, Cục Quản Lý Chất Lượng An Toàn Vệ Sinh và Thú Y Thủy Sản Việt Nam (Nafiqaved) cũng ban hành quy định nghiêm khắc về tỷ lệ mạ băng và sử dụng hoá chất phụ gia đối với philê cá tra đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra trong nước nhằm đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu và uy tín của thủy sản Việt Nam. Kết quả của quá trình trên đã tạo bước khởi động rất tích cực cho cả hai bên. Dự báo, trong thời gian tới nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Nga vẫn rất lớn, cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam là khá rộng mở. (Nguồn: http://sothuongmai.angiang.gov.vn)

 ASEAN

Nhập khẩu của khối này tiếp tục giữ mức tăng trưởng khá từ năm 2006, hiện tại chiếm trên 4,2% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đạt khối lượng 61 nghìn tấn, trị giá 163 triệu USD, tăng 17%. Trong đó Xingapo và Thái Lan tăng nhập khẩu cá tra, basa, cá biển, hàng khô còn Malayxia tăng nhập khẩu tôm. Dự đoán thị trường này sẽ tiếp tục tiến triển tốt do nhập khẩu cá tra, basa tăng cao. (Nguồn:

http://sothuongmai.angiang.gov.vn)

 Đài Loan – Úc

Hai thị trường này nhập khẩu không ổn định, nhưng Đài Loan đã tăng khá vào những tháng cuối năm 2007, vì vậy tổng giá trị nhập đạt 108,3 triệu USD, tăng 9% về giá trị. Úc lại tiến hành áp dụng các biện pháp kiểm dịch tạm thời đối với tôm và các sản phẩm tôm nhập khẩu.

Các biện pháp mới chặt chẽ hơn, có nhiều điểm bất hợp lý và gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. Do đó xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này giảm khá mạnh cả về khối lượng và giá trị, đưa tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam giảm còn gần 121 triệu USD, giảm 4,4% so với năm 2006. (Nguồn: http://sothuongmai.angiang.gov.vn)

Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2007

Năm 2007 So với cùng kỳ năm 2006 (%)

Thị trường

KL (tấn) GT (triệu USD)

KL GT

279.793 908.040 + 27,2 + 25,5 40.754 145.202 + 42,1 + 39,6 48.345 134.530 + 27,7 + 30,2 38.081 129.941 + 24,6 + 28,8 39.877 124.634 + 21,4 + 31,0 EU

Trong đó: Đức

Tây Ban Nha Hà Lan Ý

Ba Lan 39.481 91.378 + 40,0 + 31,7

Nhật Bản 119.194 745.951 - 3,8 - 11,5

Mỹ 99.769 720.524 + 0,9 + 8,5

Hàn Quốc 91.824 273.469 + 8,2 + 30,0

ASEAN 66.866 178.190 + 10,8 + 18,0

45.806 152.710 - 5,5 + 4,9 Trung Quốc

Trong đó: Hồng Kông 26.542 87.176 + 2,8 + 7,7

Úc 23.994 120.968 - 1,3 - 4,4

Nga 57.197 119.066 - 2,6 - 5,8

Đài Loan 31.216 108.361 + 1,9 + 9,1

Các nước khác 109.288 435.385 + 77,9 + 68,2

Tổng cộng 924.947 3.762665 + 14,0 + 12,4

(Nguồn: http://sothuongmai.angiang.gov.vn, 2008)

Theo Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2008 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước ước tính đạt khoảng 300 triệu USD. Vì vậy tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 2 quý đầu năm 2008 đạt trên 1,8 tỷ USD, bằng 43% kế hoạch của năm. Theo VASEP chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản của cả nước năm 2008 đạt 4,2 tỷ USD là khó thực hiện được do các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn vay ngân hàng để thu mua nguyên liệu cho sản xuất và nhiều người nuôi thủy sản đối mặt với tình trạng nguyên liệu không bán được. (Nguồn: http://www.agro.gov.vn)

Theo nhận định của FAO tại “Hội Nghị Cá Cho Mọi Người” thì tới năm 2010 dân số Việt Nam đạt 90,7 triệu người và mức tiêu thụ thủy sản trên đầu người năm 2010 sẽ đạt 26,4 kg/năm. Như vậy tổng nhu cầu thủy sản năm 2010 sẽ là 2,396 triệu tấn. (Nguồn: Huỳnh Thị Kim Thi, 2004)

Bảng 2.6: Dự báo tình hình tiêu thụ thủy sản toàn cầu

Đơn vị: kg/người Năm

Nhóm

loài 1961 - 1965 1981 - 1985 1991 - 1995 2001 2010* 2020*

Cá 8,2 9,9 10,6 12,1 13,7 14,3

Loài khác 1,3 2,2 3,2 4,2 4,7 4,8

Tổng 9,5 12,1 13,8 16,3 18,4 19,1

(Nguồn: FAO*: dự báo, 2005) 2.7.3 Tình hình nuôi và tiêu thụ cá rô phi ở Việt Nam

Trước đây cá rô phi thường được nuôi trong các ao đầm tự nhiên với đặc điểm là loài cá ăn tạp đã làm cho cơ thịt cá có mùi hôi bùn khó chịu ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của sản phẩm chế biến từ cá rô phi. Về sau do áp dụng các biện pháp nuôi thích hợp với các biện pháp kỹ thuật để mùi bùn đã cải thiện được mùi hôi bùn của nguyên liệu. Hằng năm có khoảng 5.000 - 7.000 tấn cá rô phi được tiêu thụ nội địa.

Đồng thời sản lượng và kích thước của cá nguyên liệu cũng được nâng lên, vừa thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ nội địa, vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Do đó cá rô phi đã trở thành 1 trong những loài cá được nhiều người ưa chuộng nhất chỉ xếp sau cá lóc.

Với chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010 là: đảm bảo an ninh thực phẩm, tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản lượng nuôi trồng đạt trên 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Chương trình này chú ý đối tượng thủy sản ở cả nước ngọt, mặn, lợ trong đó cá rô phi là đối tượng rất được quan tâm. Theo kế hoạch phấn đấu đến năm 2010 sản xuất được 200.000 tấn cá rô phi, trong đó 50% dành cho xuất khẩu, đạt giá trị 160 triệu USD.

Tuy nhiên thị trường nội địa là 1 thách thức cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong nước. Sự thách thức ở đây không phải do chất lượng sản phẩm, cũng không phải do giá cả thị trường mà do trước đây các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong nước kinh doanh sản xuất chủ yếu phục vụ cho thị trường xuất khẩu, chủ yếu làm theo đơn đặt hàng từ nước ngoài.

Vì vậy các sản phẩm chế biến muốn tiêu thụ trong nước thì các doanh nghiệp phải thiết lập 1 hệ thống phân phối sản phẩm cho mình đủ sức cạnh tranh và phải có chiến lược tiếp thị 1 cách hợp lý để thu hút sự chú ý và tiêu thụ của khách hàng vì thị trường nội địa từ trước đến nay hoàn toàn do các thương lái làm chủ. (Nguồn: Huỳnh Thị Kim Thi, 2004; và Võ Hoàng Bảo Uyên, 2005).

2.8 Giá Cá Rô Phi Tiêu Thụ Nội Địa Và Thế Giới

Hiện nay trên thị trường nội địa giá cá rô phi dao động từ 28.000 – 30.000 đồng/kg.

Ở Mỹ, một con cá rô phi nguyên con có giá bán 1,99 USD/pound (1 pound = 454 g), trong khi cá philê có giá tới 3,99 USD/pound. Ngoài vấn đề giá rẻ hơn, thì cá nguyên con còn giúp người tiêu dùng tiết kiệm được phần đầu và xương cá để nấu súp. (Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn)

Theo ước tính, giá cá rô phi trên thị trường Trung Quốc tăng từ 30% - 100%.

Giá cá rô phi giống trên thị trường đã tăng 50% và người nuôi chưa sẵn sàng thả nuôi tiếp cho đến tháng 4/2008. Điều này có thể tác động tới nguồn cung cho xuất khẩu

trong tương lai. Giá cá rô phi năm nay rất có khả năng tăng 100% so với năm 2007.

Giá bán lẻ cá trôi đã tăng gấp đôi lên 2,25 USD/pound. Ở miền Bắc, giá cá rô phi, mặt hàng tiêu thụ phổ biến nhất ở nước này hiện đã đạt 1 USD/pound.

Giá bán trung bình rô phi nhập từ Trung Quốc tại Mêhicô là 1,8 USD/kg.

(Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn)

Bảng 2.7: Giá cá philê đông IQF của Trung quốc tại thị trường Mỹ

Cỡ Giá (USD/pound)

3 - 5 oz 2,55 - 2,65 5 - 7 oz 2,75 - 2,85 7 - 9 oz 2,95 - 3,10

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CÁ RÔ PHI ĐÔNG LẠNH NGUYÊN CON TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 5 (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)