Điều trị biến chứng tuần hoàn 66

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả hồi sức tích cực một số biến chứng sản khoa tại bệnh viện bạch mai từ 1/2008 – 6/2012 (Trang 66 - 67)

Trong số BCSK nặng phải vào khoa HSTC, do số BN bị mất máu cấp chiếm số lượng lớn nên quan trọng nhất vẫn là đảm bảo bồi hoàn đủ lượng máu bị mất trong thời gian sớm nhất. Các tai biến do tăng huyết áp hay giảm huyết áp cũng cần phải được kiểm soát kịp thời. Có 7 BN tăng huyết áp với biểu hiện đau đầu, chóng mặt hoặc có liệt thoáng qua và 12 BN bị tụt huyết áp do mất máu và thiếu dịch (bản 3.26). Chúng tôi cũng gặp 9 BN bị suy hô hấp sau mất máu (5 BN) và phù phổi (4 BN). Cả 9 BN này đều được can thiệp thở máy qua nội khí quản. Số BN bị tràn dịch màng tim là 3 BN có biểu hiện ép tim cấp và được can thiệp chọc tháo dịch màng tim. Đây là thủ thuật đòi hỏi sự an toàn cao bởi có nhiều tai biến nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình làm thủ thuật.

Trong số BCSK nặng phải vào khoa HSTC, ở các BN CMSĐ, điều trị nội khoa được áp dụng để kiểm soát chảy máu (bảng 3.27). Tuy vậy khi điều trị nội không kết quả thì mổ cắt tử cung là biện pháp cuối cùng vì không thể cầm máu bằng biện pháp khác được. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 18 BN mổ cắt tử cung cầm máu, trong đó có trường hợp phải mổ đến lần thứ 3 mới giải quyết được triệt để chảy máu.

Trong số BCSK nặng phải vào khoa HSTC, số BN cần phải truyền các chế phẩm máu là khá lớn do vậy đòi hỏi phải có sự chuẩn bị đầy đủ từ số lượng chế phẩm máu dự trữ đến thực hành an toàn truyền máu (bảng 3.28). Việc này rất quan trọng và cần thiết và trong nghiên cứu của chúng tôi có 9 BN tử vong

do mất máu cấp trong đó có 5 vào khoa từ tuyến dưới chuyển đến trong tình trạng sốc mất máu nặng do không có đủ lượng máu được truyền.

Trong số BCSK nặng phải vào khoa HSTC, số BN mất máu độ 1 là hay gặp nhất với lượng máu cần truyền trung bình là dưới 1000ml (bảng 3.29). Tuy số BN mất máu độ 4 ít gặp hơn nhưng đây lại là số BN nặng nhất, đòi hỏi truyền máu nhiều nhất và trong thời gian ngắn nhất. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 BN mà số lượng máu cần truyền lên tới trên 60 lít chế phẩm máu. BN này được điều trị tích cực, bù máu đủ số lượng và kịp thời, đồng thời giải quyết được nguyên nhân chảy máu nên đã qua khỏi.

c. Số lần mổ cầm máu.

Trong số BCSK nặng phải vào khoa HSTC, ở những BN RLĐM nặng, không kiểm soát được chảy máu tử cung thì buộc phải mổ cắt tử cung để cầm máu. Tùy vào từng BN cụ thể mà cắt tử cung bán phần hay cắt tử cung toàn bộ để cầm máu. Tuy vậy có những BN vẫn tiếp tục chảy máu sau khi mổ lần 1. Trong nghiên cứu của chúng tôi có BN phải mổ đến lần thứ 3 mới giải quyết được cầm máu (bảng 3.30).

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả hồi sức tích cực một số biến chứng sản khoa tại bệnh viện bạch mai từ 1/2008 – 6/2012 (Trang 66 - 67)