Biến chứng tuần hoàn 60

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả hồi sức tích cực một số biến chứng sản khoa tại bệnh viện bạch mai từ 1/2008 – 6/2012 (Trang 60 - 62)

Có 7 BN bị suy tim chiếm 11,5% trong tổng số 61 BN BCSK phải vào khoa HSTC. Trong đó có 5 BN bị suy tim do tăng huyết áp trong bệnh cảnh tiền sản giật kéo dài với biểu hiện khó thở liên tục, phù. Đây là lí do khiến BN phải vào khoa HSTC. Có 2 BN diễn biến phù phổi cấp suy hô hấp nặng phải can thiệp thở máy qua nội khí quản. Cả 7 BN suy tim đều được điều trị lợi tiểu và hạ áp. Tiếp theo, nhóm bệnh tim mạch có 5 BN tăng huyết áp xuất hiện trong bệnh cảnh sản giật (1 BN), tiền sản giật (2 BN) và HELLP (2 BN). Có 3 BN có biểu hiện bệnh não do tăng huyết áp như nhức đầu nhiều, nôn, rối loạn thị giác Còn trong nghiên cứu của Natalie có 7 BN tăng huyết áp với 2 BN sản giật, 3 BN tiền sản giật và 2 BN hội chứng HELLP[48]. Chúng tôi cũng gặp 3 BN tràn dịch màng tim. Nguyên nhân là do viêm cơ tim chưa rõ nguyên nhân

(1 BN), suy tim nặng (2 BN). Chỉ có 2 BN được chọc hút dịch màng tim do số lượng dịch lớn gây ép tim cấp. Còn lại 2 bệnh xuất hiện với số lượng nhỏ là nhồi máu cơ tim (1 BN) và nhồi máu phổi (2BN). Cả 2 BN đều diễn biến khó thở đột ngột, đau ngực và tím, chụp MSCT có hình ảnh tắc mạch tim và phổi. Theo nghiên cứu của R.Tripathi, M.M.Tathore [49]cũng có 2 BN nhồi máu phổi trong tổng số 50 BN BCSK tại khoa HSTC tại 1 bệnh viện của Ấn Độ. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng không gặp trường hợp nào bị thấp tim cả. Trong các BCSK nằm tại khoa HSTC thì mất máu mức độ nặng (độ 3, độ 4, phân độ mất máu theo Gable) là quan trọng nhất bởi trong các BCSK tại HSTC thì những BN tử vong ngay trong ngày thứ 1 và ngày thứ 2 sau đẻ là sốc mất máu nặng không được xử trí kịp thời. Trong nghiên cứu này, mất máu cấp lí do chính khiến BN vào HSTC và nguyên nhân gây mất máu cấp là chảy máu sau đẻ với 40 BN chiểm 65,6% trong tổng số 61 BCSK phải vào khoa HSTC điều trị. Trong đó chảy máu tử cung là 29 BN, chảy máu tầng sinh môn 2 BN, chảy máu ổ bụng 1 BN và chảy máu cơ thành bụng 1 BN (bảng 3.10). Trong nghiên cứu của chúng tôi có 23 BN được mổ cắt tử cung và 12 BN được thắt động mạch hạ vị để cầm máu. Theo nghiên cứu của Natalie [48] có 19 BN chảy máu sau đẻ trong tổng số 50 BCSK vào điều trị tại HSTC, trong đó chảy máu tử cung có 7 BN, chảy máu màng bụng có 1 BN, có 7 BN cắt tử cung vì chảy máu nặng và 13 BN được thắt động mạch hạ vị.

Trong số các BCSK nằm tại HSTC thì nhóm nguyên nhân chảy máu cấp không do can thiệp thường gặp ở những sản phụ lớn tuồi, thai lần 3 hoặc có bệnh cảnh suy gan đi cùng (Bảng 3.11). Ngoài ra còn có 1 BN bị rau tiền đạo xử trí muộn gây chảy máu cấp. Các BCSK đờ tử cung sau đẻ, chuyển dạ kéo dại, rau tiền đạo đều phải mổ cấp cứu đẻ cầm máu. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 17 BN chiếm 27,9 % trong tổng số 61 BCSK nằm tại HSTC.được

mổ cấp cứu và 22 BN chiếm 36,1% trong tổng số 61 BCSK nặng được mổ có chuẩn bị. Nguyên nhân RLĐM trước đẻ chiếm phần lớn với 12 BN chiếm 19,7% trong tổng số 61 BCSK nằm tại HSTC.

Trong 61 BCSK nằm tại HSTC thì có 39 BN mổ đẻ trong đó số BN mổ cấp cứu ít hơn số mổ chuẩn bị nhưng biến chứng do nhóm mổ cấp cứu lại lớn hơn nhóm mổ chuẩn bị rất nhiều (bảng 3.12). Nạo hút thai cũng gây chảy máu với 3 trường hợp. Điều này có ý nghĩa là tai biến do thủ thuật và phẫu thuật cũng có thể xảy ra và góp phần làm tăng thêm tỉ lệ BCSK tại khoa HSTC.

Trong số BCSK vào nằm tại HSTC thì chảy máu từ buồng tử cung chiếm số lượng nhiều nhất và đây cũng là nguyên nhân gây chảy máu nặng nề nhất (bảng 3.13). Còn chảy máu ổ bụng chỉ 3,3% trong tổng số 61 BN bị chảy máu sau đẻ nhưng đây lại là biến chứng rất dễ bị bỏ sót, gây chảy máu âm thầm với số lượng lớn. Hậu quả của chảy máu không cầm là lượng máu bị mất đi với số lượng lớn va gây sốc mất máu. Sốc mất máu là nguyên nhân chính khiển BN phải vào HSTC. Theo Demirkiran.O [51] nghiên cứu tại 1 khoa HSTC thì sốc mất máu do chảy máu sau đẻ chiếm 40.2% trong tổng số 125 BN BCSK phải vào điều trị tại khoa HSTC.

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả hồi sức tích cực một số biến chứng sản khoa tại bệnh viện bạch mai từ 1/2008 – 6/2012 (Trang 60 - 62)