Tổng quan về ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á (Trang 23 - 26)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

3.1.1 Khái niệm về ngân hàng và ngân hàng thương mai:

Nguồn gốc của ngân hàng bắt đầu từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý như vàng bạc, kim cương cho những người chủ sở hữu nó, tránh gây mất mát với một khoản tiền công nho nhỏ. Khi công việc này mang lại nhiều lợi ích cho những người gửi, các đồ vật cần gửi ngày càng đa dạng hơn, đặc biệt là tiền, dần dần, ngân hàng là nơi giữ tiền cho những người có tiền. Khi nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển làm cho thương mại phát triển, nhu cầu về tiền ngày càng lớn, tức là phát sinh nhu cầu vay tiền ngày càng lớn trong xã hội. Khi nắm trong tay một lượng tiền trong một khoảng thời gian nhất định, những người giữ tiền nảy ra một nhu cầu cho vay số tiền đó để thu lợi. Từ đó phát sinh nghiệp vụ đầu tiên nhưng cơ bản nhất của ngân hàng là huy động vốn và cho vay vốn. Rõ ràng, NHTM đã tồn tại hàng trăm năm và song hành cùng quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, đỉnh cao là nền kinh tế thị trường.

Chính vì vậy, có rất nhiều khái niệm hay định nghĩa về NHTM tùy từng quốc gia và từng mốc thời gian cụ thể. Theo Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa: ‘NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.

Ở Mỹ, NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và họat động trong ngành dịch vị tài chính. Ở Pháp, NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ

14

tài chính. Ở Ấn Độ, NHTM là cơ sở nhận các khoản kí thác để cho vay hay tài trợ và đầu tư. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, NHTM là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền kí thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ công hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mượn khác.

Tại Việt Nam, Luật Các Tổ Chức Tín Dụng định nghĩa tại khoản 2 điều 20:

“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.

Hoạt động ngân hàng được định nghĩa trong Luật NHNN là “hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

Vậy ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng trên.

3.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại a) Chức năng trung gian tín dụng:

Đây là chức năng cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng đã tập hợp những khoản vốn nhàn rỗi tạm thời của các tổ chức, cá nhân và thực hiện cung ứng vốn cho các chủ thể đang thiếu vốn trong nền kinh tế; ngân hàng đóng vai trò là người đi vay (nhận tín dụng) để cho vay (cấp tín dụng).

Chính chức năng này của ngân hàng thương mại đã góp phần vào lưu thông hàng hoá, tiền tệ cũng như đẩy mạnh tiêu dùng cá nhân. Từ đó huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá được liên tục phát triển. Có thể nói đó là “chất dầu bôi trơn” cho bộ máy kinh tế hoạt động.

b) Chức năng trung gian thanh toán:

Theo Các Mac thì “công việc của người thủ quỹ chính là ở chỗ làm trung gian để thanh toán. Khi ngân hàng xuất hiện thì chức năng này được chuyển giao sang cho

15

ngân hàng”. Thông qua chức năng này, ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán cho các chủ thể trong nền kinh tế với các nghiệp vụ có tính chất kỹ thuật liên quan đến sự vận động của vốn tiền tệ của khách hàng. Nghiệp vụ này bao gồm: mở tài khoản tiền gửi giao dịch, tiến hành thanh toán theo uỷ nhiệm, nhập tiền vào tài khoản, theo dõi sổ sách, quy trình thanh toán…

Nhờ khách hàng không phải trực tiếp thanh toán với nhau nên chức năng này thúc đẩy luân chuyển hàng hoá và vốn trong xã hội một cách nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm hơn. Không những vậy, do thực hiện chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có điều kiện huy động tiền gửi của toàn xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng tới mức tối đa, tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đồng thời giám sát toàn bộ nền kinh tế, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo sự ổn định trong đời sống kinh tế - xã hội.

c) Chức năng “tạo tiền”:

Hai chức năng trên tạo tiền đề cho chức năng “tạo tiền” của NHTM, tức là chức nâng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ nhu cầu chu chuyển và phát triển nền kinh tế. Theo IMF, khối tiền tệ bao gồm tiền giấy, tiền kim loại và tiền gửi không kỳ hạn. Quá trình này được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống ngân hàng.

Nếu chỉ xét thuần tuý khả năng tạo ra tiền thì với một khoản dự trữ hay tiền gửi mới được cung cấp thêm, toàn bộ hệ thống NHTM có thể tạo ra được một lượng tiền gửi qua ngân hàng gấp nhiều lần đầu vào mà họ nhận được. Lượng tiền này tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thuận với lượng dự trữ mới được cung cấp ban đầu, điều này được biểu hiện qua công thức sau:

Sn=U1*(1-qn)/(1-q) với U1 là lượng tiền gửi ban đầu, q là tỷ lệ tiền ngân hàng này cho vay sau khi trích lập dự trữ bắt buộc và n là số lượng ngân hàng. Tuy nhiên, đây là chỉ là công thức lý thuyết, trên thực tế khối lượng tiền được tạo ra của NHTM còn phụ thuộc vào tỷ lệ rút tiền ra, khả năng cho vay của ngân hàng đó.

16

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)