Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á (Trang 30 - 33)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại

3.2.5 Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu

Huy động vốn là một nghiệp vụ tài sản nợ, là một nguồn huy động truyền thống của ngân hàng thương mại, góp phần hình thành nên nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng. Ngân hàng sẽ huy động lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, sau đó sử dụng số tiền này để cấp tín dụng cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế.

Huy động vốn từ KHCN thường có tính ổn định cao hơn huy động từ các đối tượng khác, ít bị ảnh hưởng bởi tính chu kỳ trong hoạt động kinh tế. Tuy nhiên chi phí vốn cao do địa bàn huy động dàn trải, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất gay gắt.

Nguồn vốn này thường không đồng đều về không gian địa lý do ảnh hưởng bởi thu nhập của dân cư, đa số thường tập trung ở thành phố, thị trấn.

Huy đống vốn từ dân cư tạo nguồn vốn trung dài hạn chủ yếu cho ngân hàng, sau đó ngân hàng lại sử dụng nguồn vốn này cấp tín dụng trung dài hạn chủ yếu cho các doanh nghiêp trong nền kinh tế, tạo sự ổn định và tăng tính bền vững cho các ngân hàng.

Thông thường có 2 loại là tiền gửi là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cho phép khách hàng rút tiền ra bất cứ lúc nào, tiền gửi có kỳ hạn khi đến hạn khách hàng mới được rút. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu đa dạng cuả khách hàng, nhiều ngân hàng còn có các loại tiền gửi như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm linh hoạt, tài khỏan Âu Cơ…

21 b)Tín dụng cá nhân

Đây là một nghiệp vụ tài sản có, là sản phẩm truyền thống của ngân hàng thương mại, góp phần tăng thu nhập của các ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, tỷ trọng cho vay cá nhân trong dư nợ vay của các ngân hàng thương mại ngày càng cao, đặc biệt là cho vay tiêu dùng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng quan trọng trong danh mục đầu tư của các ngân hàng thương mại trên thế giới.

Nhu cầu của thị trường rộng không ngừng tăng trưởng do sự phát triển của xã hội và quy mô dân số ngày càng tăng, nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu cho loại sản phẩm này. Giá trị từng món vay cá nhân thường nhỏ lẻ phân tán. Do đó dẫn đến tăng chi phí quản lý của ngân hàng cho từng món vay này. Kỹ thuật cho vay khá đơn giản, không đòi hỏi các nghiệp vụ phức tạp, hồ sơ vay khá đơn giản.

Tín dụng cá nhân đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng. Cho vay cá nhân là một trong hai bộ phận trong nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại bên cạnh cho vay tổ chức kinh tế. Tốc độ cho vay cá ngân tăng nhanh góp phần đẩy nhanh dư nợ, đồng nghĩa với tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng.

Tín dụng cá nhân hiện nay tập trung vào các nhóm sau đây:

Cho vay sinh hoạt tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu gia đình như mua sắm vật dụng gia đình, mua xe, cưới hỏi, du lịch.

Cho vay xây dựng sữa chữa, mua nhà căn hộ nhằm hỗ trợ nhu cầu xây dựng, sữa chữa, trang trí nội ngoại thất nhà ở của khách hàng.

Cho vay sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp cho khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Cho vay mua xe cơ giới- sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu sở hữu một xe hơi hay xe tải nhưng tích lũy chưa đủ.

Cho vay hỗ trợ du học- sản phẩm này được thiết kế và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu hỗ trợ tài chính cho con em mình đi du học.

22 c) Dịch vụ thẻ:

Thẻ được xem là sản phẩm ngân hàng hiện đại dành cho KHCN bên cạnh những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng truyền thống. Tốc độ phát triển thẻ hiện nay rất nhanh và hầu như ngân hàng thương mại nào cũng có dịch vụ này. Không những thế, các ngân hàng còn tung ra nhiều loại hình thẻ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đây là một sản phẩm tài chính cá nhân đa chức năng đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Thẻ có thể sử dụng để rút tiền, gửi tiền, cấp tín dụng, thanh toán hoá đơn dịch vụ hay để chuyển khoản. Thẻ cũng được sử dụng cho nhiều dịch vụ phi tài chính như tra vấn thông tin tài khoản, thanh toán các chi phí sinh hoạt.

Hiện nay theo tính chất tài khoản thẻ thì có:

Thẻ ghi nợ (debit): bao gồm thẻ quốc tế và thẻ nội địa. Chủ tài khoản phải có sẵn tiền trong tài khoản từ trước và chỉ được rút trong giới hạn tiền trong tài khoản của mình. Hiện nay các Ngân hàng còn cung cấp thêm dịch vụ cho phép các chủ thẻ có thể tiêu xài nhiều hơn số tiền có trong thẻ thông qua hình thức thấu chi.

Thẻ tín dụng (credit): bao gồm thẻ quốc tế và nội địa. Chủ thẻ được ngân hàng cấp một hạn mức (số tiền được sử dụng tối đa). Hằng tháng (hoặc định kỳ) ngân hàng sẽ gửi bản liệt kê những khoản tiền đã được sử dụng và yêu cầu chủ thẻ thanh toán lại cho ngân hàng

Phát triển dịch vụ thẻ cũng là một biện pháp để tăng vị thế của một ngân hàng trên thị trường. Ngoài việc xây dựng được một hình ảnh thân thiện với từng KHCN, việc triển khai thành công dịch vụ thẻ cũng khẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một ngân hàng. Các SPDV thẻ có tính chuẩn hoá, quốc tế hoá cao là những SPDV thực sự có khả năng cạnh tranh quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Chính vì vậy dịch vụ thẻ đã và đang được các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam nhìn nhận như là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới khối thị trường NHBL.

d) Dịch vụ ngân hàng điện tử E-banking

Là dịch vụ ngân hàng dựa trên ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong các giao dịch ngân hàng, đem lại sự tiện lợi cho khách hàng, giúp tiết kiêm được thời gian và chi phí. Dịch vụ ngân hàng điện tử cho KHCN bao gồm các mảng sau:

23

Internet Banking: giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông qua tài khoản cũng như kiểm soát hoạt động của các tài khoản này 24h/7 ngày trong tuần. Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng chỉ cần đăng ký với ngân hàng để được cấp mật khẩu và mã số truy nhập. Tuy nhiên, hệ thống này đòi hỏi ngân hàng cũng phải đầu tư hệ thống bảo mật khá tốn kém đề phòng rủi ro trên mạng.

Home Banking: Với ngân hàng tại nhà, khách hàng giao dịch với ngân hàng thông qua mạng như mạng nội bộ (intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch được thực hiện tại nhà thông qua hệ thống máy tính kết nối với hệ thống của ngân hàng. Thông qua Home Banking, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch về chuyển tiền, liệt kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, báo Nợ, báo Có…

Mobile Banking: la hình thức giao dịch bằng cách nhắn tin theo cú pháp bằng điện thoại di động. Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng trả lời thông tin về tài khoản giao dịch, nhận thông báo số dư khi có phát sinh giao dịch, chuyển tiền…

Dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ góp phần đáng kể vào mở rộng thị trường dịch vụ NHBL, phát huy hiệu quả kênh phân phối sản phẩm với chi phí đầu tư thấp nếu so sánh với việc mở rộng mạng lưới bán hàng về mặt địa lý.

e) Dịch vụ khác

Ngoài các nhóm sản phẩm tài chính huy động vốn, tín dụng và thẻ, ngân hàng thương mại còn cung cấp các dịch vụ khác cho KHCN như:

Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng gồm các hình thức như ủy nhiệm chi, ủy nhiêm thu, séc. Dịch vụ kiều hối, giữ hộ vàng, cho thuê két sắt, thanh toán tự động, dịch vụ ngân quỹ, môi giới và mua bán bảo hiểm.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)