CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Môi trường hoạt động của các ngân hàng
4.1.3 Xu hướng và tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam
a) Đánh giá tiềm năng thị trường bán lẻ
Theo nhận định của tạp chí Stephen Timewell thì xu hướng ngày nay thể hiện rõ ràng, ngân hàng nào nắm được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ NHBL cho một lượng dân cư khổng lồ đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai. Việt Nam đã là thành viên của WTO, vì vậy trong xu thế hội nhập việc phát triển hoạt động NHBL là một trong những chiến lược trọng tâm của các NH thương mại Việt Nam.
Việt Nam với dân số khoảng 86 triệu người và mức thu nhập ngày càng tăng là thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại trong việc triển khai các dịch vụ NHBL. Để có thể đánh giá được tiềm năng thị trường bán lẻ, chúng ta xem xét các nhân tố sau:
Việt Nam đang là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.
Theo kết quả nghiên cứu về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (Global Retail Development Index™_GRDI) năm 2008 của Tập đoàn nghiên cứu thị trường AT Kearney, Việt Nam đã từ vị trí thứ 4 (năm 2007) leo lên dẫn đầu các quốc gia có thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất trong nhóm thị trường đang nổi lên của thế giới, vượt qua cả các đối thủ sừng sỏ như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga.
31
Bảng 4.1 Đánh Giá Thị Trường Bán Lẻ Qua Chỉ Số GRDI Việt Nam của AT Kearney
Năm Điểm Xếp loại
2004 76 7
2005 79 8
2006 84 3
2007 74 4
2008 88 1
Nguồn: tự tổng hợp qua các báo cáo hàng năm của AT Kearney Thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm qua là một trong bảy thị trường hấp dẫn nhất thế giới. Người tiêu dùng Việt Nam nằm trong nhóm trẻ nhất ở châu Á, với 79 triệu người dưới 65 tuổi và tăng chi tiêu hơn 75% trong giai đoạn năm 2000- 2007.
Đặc biệt, năm 2009 là thời điểm nước ta mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, Bộ Công Thương cho biết quý I năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước đã đạt 270.000 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 22% và cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng kinh tế chung. Thương mại thị trường nội địa tạo ra giá trị trên 15% GDP và thu hút khoảng 5,4 triệu lao động, chiếm hơn 10% tổng lao động toàn xã hội.
Bảng 4.2 Tổng Mức và Tốc Độ Tăng Tổng Mức Bán Lẻ Hàng Hóa Dịch Vụ (TMBLHHDV) Đã Loại Trừ Yếu Tố Biến Động Giá Hàng Năm của Tổng Cục Thống Kê
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 TMBLHHDV
(1000 tỷ đồng) 271 322 377 442 538 740 969
Tăng trưởng (đã loại bỏ biến động
giá) (%)
14,6 11,8 11,0 12,1 23,0 6,5
Nguồn: Tổng cục thống kê Rõ ràng, tổng mức hàng hóa dịch vụ tăng rất nhanh, giai đoạn 2002-2006 xấp xỉ 15%, riêng năm 2007 tăng đến 23% do kinh tế phát triển tốt, thị trường chứng khoán bùng nổ và hưng phấn tâm lý sau khi gia nhập WTO. Năm 2008 tăng trưởng chỉ còn 6.5% do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới các tháng cuối năm.
32
Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới công bố chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu của Việt Nam năm 2007 đạt 74/100 điểm, đứng thứ 4 trên thế giới sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Theo báo cáo Chỉ số tự tin tiêu dùng toàn cầu (Global Consumer Confidence Index) năm 2009 của công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới AC Nielson, mặc dù đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và chỉ số GCCI đang giảm chỉ còn 85 điểm nhưng 60% người tiêu dùng được hỏi tin rằng đất nước sẽ thoát ra khỏi khủng hoảng trong 12 tháng tới, đứng đầu thế giới về mức độ tự tin.
b) Về kinh tế:
Kể từ khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển nhanh và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Theo báo cáo của chính phủ thì tốc độ tăng GDP bình quân trong thời kỳ 2002-2007 là 7,8%. Khu vực nông nghiệp tăng trưởng cao liên tục và đạt mức bình quân 5,4%/năm; sản xuất công nghiệp tăng khoảng 16,5%/năm; giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ 5 năm 2002-2006 tăng bình quân 7,4%/năm. Năm 2005 và 2006, mức tăng trưởng dịch vụ đã cao hơn tăng trưởng GDP.
Biểu đồ 4.1 Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Giai Đoạn 2001-2007
6.89 7.08 7.34 7.79 8.43 8.17 8.48
0 2 4 6 8 10
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Năm
Toc do tang truong GDP
Nguồn: các báo cáo hàng năm của Tổng Cục Thống Kê Năm 2008, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề kinh tế thế giới 6 tháng cuối năm nhưng kinh tế nước ta phát triển khá, tổng sản phẩm trong nước năm 2008 theo giá so sánh 1994 tăng 6,23% so với năm 2007, khu vực dịch vụ tăng cao nhất với 7,2%.
Trong 6,23% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
33
sản đóng góp 0,68 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp cao nhất 2,9 điểm phần trăm. Cơ cấu GDP tính theo giá thực tế năm 2008 là khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,99% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,91%; khu vực dịch vụ chiếm 38,1%. Định hướng chung là sẽ tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Năm 2009, với chính sách kích cầu trị giá gần 8 tỷ USD như giảm thuế, hỗ trợ lãi suất...cùng hàng loạt biện pháp của chính phủ đã giúp nền kinh tế nước ta ổn định kinh tế vĩ mô, là một trong những nền kinh tế hiếm hoi có tăng trưởng dương trong quý 1 năm nay do 3 tháng đầu năm nay xuất khẩu (XK) cả nước đạt 13,5 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2008 (theo báo cáo của Bộ Công thương) trong khi đó thị trường nội địa tăng mạnh 22%. Tổng sản phẩm trong nước quý I/2009 ước tính tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,5%; khu vực dịch vụ tăng vẫn dẫn đầu với 5,4%. Dự đoán vào nửa cuối năm 2009, hoặc đầu năm 2010, kinh tế Việt Nam sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế, khôi phục xu thế phát triển tương đối nhanh, lấy lại đà tăng trưởng của giai đoạn 2001-2007 và tiếp tục tăng trưởng chất lượng hơn.
c) Tình hình dân số và thu nhập:
Theo dự báo dân số được đưa ra trong Báo cáo phối hợp của Chính Phủ Việt Nam và Văn phòng Đại diện Liên Hợp quốc thì dân số nước ta sẽ đạt 98,6 triệu người vào năm 2020, dân số Việt Nam khoảng 100 triệu người với khoảng 40% dân số sống ở thành thị. Trình độ dân trí ngày càng cao, người dân nhất là giới trẻ nắm bắt rất nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Theo AC Nielson thì 25% người tiêu dùng sẵn sàng sử dụng tiền để dành mua các sản phẩm công nghệ mới như đồ điện tử, điện lạnh. Số liệu thống kê của Bộ Công thương cho thấy, tiềm năng rất lớn của mảng dịch vụ bán lẻ, năm 2010, dân số ở khu vực đô thị sẽ đạt 26 triệu người, chiếm xấp xỉ 30% tổng dân số, trong đó cơ cấu dân số trẻ dưới 30 tuổi đạt 57%, đây là nhóm khách hàng tiềm năng của các ngân hàng, với đặc điểm năng động, thích tiêu dùng và thích tiếp cận các dịch vụ mới. Mức thu nhập bình quân đầu người cũng đang gia tăng, Bộ Công Thương ước đến năm 2010, GDP đạt 1.100 USD/năm. Hiện nay, hệ thống ngân
34
hàng vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị nhưng mật độ phục vụ còn thấp, đạt trung bình 5-6% và khoảng 22% ở thành phố lớn, trong khi đó tỷ lệ này ở các nước láng giềng là rất cao, khoảng 70-80%. Mặt khác, hiện nay có khoảng 75% dân số Việt Nam chưa tiếp cận được với các dịch vụ ngân hàng nên nhu cầu các SPDV ngân hàng dành cho đối tượng KHCN là cực lớn, nhất là nhu cầu tín dụng tiêu dùng, mua nhà, du học…
Biểu đồ 4.2 Thu Nhập Đầu Người Giai Đoạn 2002-2008
413 440 492 553 639 723 835
1024
0 200 400 600 800 1000 1200
2000 2002 2004 2006 2008 2010
Năm GDP
Nguồn: các báo cáo hàng năm của Tổng Cục Thống Kê d) Xu thế thương mại điện tử (e-commerce) ảnh hưởng đến ngân hàng bán lẻ:
Khái niệm thương mại điện tử xuất hiện ở Việt Nam năm 1997, sau khi internet được phép hoạt động ở nước ta. Thương mại điện tử hay e-commerce bao gồm một loạt các hoạt động kinh doanh trực tuyến đối với các sản phẩm và dịch vụ, giữa bản thân các doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp với khách hàng thông qua Internet, cách hiểu đơn giản nhất về thương mại điện tử là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng. Tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn và sự phát triển như vũ bão của internet và viễn thông đã làm cho xu hướng thương mại điện tử đang là một trong những xu hướng chủ đạo của thương mại trong tương lai.
Tất nhiên, sự phát triển của e-commerce phải song hành với sự phát triển của thanh toán điện tử nói riêng và NHBL nói chung.
35
Trong Báo Cáo Thương Mại Điện Tử 2008 của Bộ Công Thương, năm 2008 là năm thanh toán điện tử khởi sắc và thực sự đi vào cuộc sống. Đối với hệ thống thanh toán tầm quốc gia, ngày 8 tháng 11 năm 2008 NHNN Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II. Dự kiến khi hoàn thiện vào quý 2 năm 2009, hệ thống có khả năng xử lý 2 triệu giao dịch thanh toán ngày góp phần quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán, chu chuyển vốn của nền kinh tế. Năm 2008 cũng đánh dấu sự hợp tác tích cực giữa các ngân hàng và doanh nghiệp có triển khai thương mại điện tử, nhất là số lượng website thương mại điện tử cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến có sự phát triển nhanh với trên 50 website của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như hàng không, du lịch, siêu thị bán hàng tổng hợp... triển khai thành công việc cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho khách hàng.
***Qua phân tích nhứng yếu tố trên cho thấy cơ hội để phát triển dịch vụ NHBL rất lớn. Chính vì vậy, hầu hết các NHTMCP trong đó có DAB đều lựa chọn chiến lược trở thành NHBL hàng đầu trong tương lai.