Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức, viên chức huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức, viên chức tại huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 59 - 69)

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG

2.2.2. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức, viên chức huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Như đề cập ở chương 1, động lực làm việc của CCVC chịu tác động bởi 02 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố duy trì và nhóm yếu tố thúc đẩy. Để làm rõ nguyên nhân tại sao CCVC hiện nay chưa phát huy hết khả năng làm việc, chưa toàn tâm toàn ý với nhiệm vụ được giao, dẫn đến năng suất và hiệu quả công việc đang ở mức thấp; tác giả tiến hành khảo sát, tổng hợp, phân tích các chính sách duy trì (tác động lên các yếu tố duy trì) và các chính sách thúc đẩy (tác động lên các yếu tố thúc đẩy) đối với CCVC huyện Hiệp Đức.

a. Thực trạng chính sách duy trì

Đề tài tập trung nghiên cứu một số chính sách tác động lên các yếu tố duy trì như: chính sách tiền lương; cải thiện điều kiện, môi trường, trang thiết bị, phương tiện làm việc; văn hóa công sở; chính sách và quy chế nội bộ.

* Chính sách tiền lương: Theo học thuyết hai yếu tố của Herzberg, tiền lương là một trong những yếu tố duy trì, nếu được đảm bảo tốt chỉ có thể loại

bỏ được sự bất mãn, chứ không có tác dụng tạo động lực thúc đẩy sự nổ lực, hăng say làm việc của đội ngũ CCVC. Hiện nay, việc chi trả lương cho đội ngũ CCVC được UBND huyện Hiệp Đức thực hiện theo hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; việc nâng lương thường xuyên, nâng lương trước hạn áp dụng theo Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ. Theo đó, chính sách tiền lương được UBND huyện thực hiện kịp thời, thủ tục gọn nhẹ, đúng quy định.

Kết quả khảo sát chính sách tiền lương được tổng hợp cụ thể theo bảng 2.5.

Bảng 2.5. Chính sách tiền lương của CCVC huyện Hiệp Đức

Chính sách tiền

lương Đơn vị tính

Rất không

đồng ý

Không đồng ý

Bình

thường Đồng ý

Rất đồng

ý

Tổng số

1

Chính sách tiền lương công bằng,

hợp lý

Người 1 11 41 5 2 60

% 1.67 18.33 68.33 8.33 3.33 100

2

Mức lương hiện tại tương xứng với năng lực làm

việc của tôi

Người 15 43 2 60

% 25 71.67 3.33 100

3

Tiền lương được trả đúng thời hạn theo quy định

Người 56 4 60

% 93.33 6.67 100

4

Tiền lương làm việc ngoài giờ tôi nhận được là hợp lý với sức đóng

góp của mình

Người 1 12 40 4 3 60

% 1.67 20.00 66.67 6.67 5.00 100 5

Tôi có thể sống tốt dựa vào thu nhập từ lương

Người 2 17 35 6 60

% 3.33 28.33 58.33 10.00 0.00 100 6

So với các lĩnh vực khác, tôi thấy thu nhập của

mình là cao

Người 6 37 14 3 60

% 10.00 61.67 23.33 5.00 100 (Nguồn số liệu tác giả khảo sát năm 2018)

Từ kết quả số liệu trên cho thấy, bên cạnh các thủ tục giải quyết nhanh gọn, kịp thời của UBND huyện Hiệp Đức, thì chính sách tiền lương hiện nay chưa đáp ứng tốt các nhu cầu và tạo động lực làm việc hiệu quả cho CCVC;

sự nổ lực để hoàn thành nhiệm vụ ngoài giờ của CCVC chưa được giải quyết tốt (1.67 % rất không đồng ý với mức lương nhận ngoài giờ do chưa hợp lý với mức đóng góp của họ, 20 % không đồng ý, 66.67 % cho rằng bình thường, 6.67 % đồng ý và 5 % rất đồng ý), tình trạng trả lương còn mang tính cào bằng, theo thâm niên công tác, có tình trạng công chức làm nhiều, công chức làm ít cũng được hưởng lương như nhau dẫn đến tiền lương được trả chưa phù hợp với mức độ cống hiến, chưa phản ánh đúng năng lực, kết quả và hiệu quả thực hiện công việc…Chính sách tiền lương thấp và không đủ sống, chưa bảo đảm cho CCVC có mức sống từ trung bình trở lên, chưa triệt để trả lương theo vị trí việc làm với chức danh và tiêu chuẩn rõ ràng, nhiều CCVC phải tìm nguồn khác ngoài lương để bù đắp phần thiếu hụt ảnh hưởng đến chất lượng lãnh đạo, quản lý, thực thi công vụ, cung cấp dịch vụ công, dẫn đến các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí…

* Chính sách tạo điều kiện, môi trường làm việc

Việc tập trung nguồn lực để tạo điều kiện, môi trường làm việc cho đội ngũ CCVC luôn được UBND huyện Hiệp Đức chú trọng. Năm 2016, UBND huyện đã xúc tiến đầu tư tổng thể khu hành chính theo mô hình hiện đại, tập trung các cơ quan, đơn vị tại địa điểm thuận lợi cho việc giao dịch, từng bước đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đầu tư trang thiết bị làm việc, cơ sở vật chất, phòng ốc, cảnh quang khuôn viên nơi làm việc. Đến nay, đã có 14/21 cơ quan, đơn vị có trụ sở làm việc với trang bị, cơ sở vật chất đầy đủ theo quy định; các cơ quan, đơn vị còn lại đang tiến hành xây dựng trụ sở mới. Bên cạnh đó, vấn đề văn hóa công sở, kỷ luật, kỷ cương hành chính cũng được UBND huyện tập trung chỉ đạo sát sao, từng bước đưa đội ngũ CCVC vào

nền nếp chuyên nghiệp, tác phong nhanh nhẹn, phục vụ tối đa lợi ích cho nhân dân. Kết quả khảo sát tác giả thu thập được tổng hợp theo số liệu tại bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6. Chính sách tạo điều kiện, môi trường làm việc cho CCVC Điều kiện,

môi trường làm việc

Đơn vị tính

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý Bình thường

Đồng ý

Rất đồng

ý

Tổng số

1 Điều kiện làm việc an toàn

Người 27 21 12 60

% 45.00 35.00 20.00 100

2

Không gian làm việc sạch

sẽ, thoáng mát

Người 7 43 6 4 60

% 11.67 71.67 10.00 6.67 100 3 Trang thiết bị

rất hiện đại

Người 12 28 14 6 60

% 20.00 46.67 23.33 10.00 100 4

Môi trường làm việc

chuyên nghiệp

Người 3 43 11 3 60

% 5.00 71.67 18.33 5.00 100 5

Giờ giấc làm việc nghiêm chỉnh, rõ ràng

Người 4 44 12 60

% 6.67 73.33 20.00 100

6

Không khí làm việc thoải

mái, vui vẻ

Người 42 18 60

% 70.00 30.00 100

7

Anh/chị hài lòng với các chính sách và

quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị

Người 5 53 2 60

% 8.33 88.33 3.33 100

(Nguồn số liệu tác giả khảo sát năm 2018)

Qua số liệu trên cho thấy, chính sách tạo điều kiện, môi trường làm việc cho đội ngũ CCVC của UBND huyện trong giai đoạn hiện nay đang ở mức tương đối và đang dần được cải thiện. Tuy nhiên, tinh thần làm việc của đội ngũ CCVC khá tốt, kết quả CCVC được hỏi cho biết họ cảm thấy hài lòng với không khí làm việc vui vẻ, thỏa mái tại công sở (tỷ lệ 70 % cho rằng bình thường và 30 % đồng ý, hài lòng).

b. Thực trạng chính sách thúc đẩy

Đề tài đã tập trung nghiên cứu, đánh giá một số chính sách như: chính sách bố trí sử dụng; chính sách đánh giá; chính sách đào tạo, bồi dưỡng; chính sách khen thưởng.

* Chính sách bố trí sử dụng: Chính sách bố trí sử dụng là một trong những chính sách tạo động lực cơ bản, tác động lên các yếu tố về bản thân công việc đảm nhận của đội ngũ CCVC. Để đánh giá thực trạng chính sách bố trí, sử dụng đối với CCVC cần xem xét các khía cạnh cụ thể như: sự phù hợp giữa công việc được giao với năng lực, sở trường công tác; sự thách thức trong công việc và cơ hội phát triển của CCVC [20, 21]. Qua khảo sát, tác giả thu thập được ý kiến phản hồi từ các CCVC theo kết quả bảng 2.7.

Bảng 2.7. Chính sách bố trí sử dụng CCVC hiện nay

Chính sách bố trí sử

dụng

Đơn vị tính

Rất không

đồng ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng

ý

Tổng số

1

Công việc tôi đang làm

phù hợp với sở trường và năng lực

của mình

Người 10 37 13 60

% 16.67 61.67 21.67 100

Chính sách bố trí sử

dụng

Đơn vị tính

Rất không

đồng ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng

ý

Tổng số

2

Công việc tôi đang làm

có bảng mô tả và được phân công

rõ ràng

Người 7 42 11 60

% 11.67 70.00 18.33 100

3

Công việc tôi đang làm

có nhiều động lực phấn đấu

Người 8 33 19 60

% 13.33 55.00 31.67 100

4

Tôi có thể cân bằng giữa cuộc

sống cá nhân và công việc tôi đang làm

tại cơ quan

Người 2 5 35 14 4 60

% 3.33 8.33 58.33 23.33 6.67 100

(Nguồn số liệu tác giả khảo sát năm 2018) Qua kết quả khảo sát cho thấy, chính sách bố trí sử dụng CCVC của UBND huyện Hiệp Đức hiện nay chưa thực sự phát huy hiệu quả, sự phân công công việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, sở trường công tác chưa cao (21.67 % đồng ý, 61.67 % cho là bình thường và 16.67 % không đồng ý);

khối lượng công việc được giao chưa thật sự đồng đều giữa các ngành, các bộ phận, dẫn đến một số CCVC khó cân bằng giữa cuộc sống cá nhân với công

việc cơ quan. Tỷ lệ CCVC nhận thấy động lực phấn đấu cho nhiệm vụ được giao chỉ ở mức trung bình (55 % cho là mức trung bình, 31.67 % đồng ý và 13.33 % không đồng ý).

* Chính sách đánh giá, phân loại công chức, viên chức: Đánh giá, phân loại CCVC là khâu quan trọng để xem xét kết quả hoàn thành nhiệm vụ và là cơ sở để đề nghị khen thưởng, giải quyết chế độ chính sách, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng…cho CCVC [5]. Trong thời gian qua, UBND huyện Hiệp Đức luôn sát sao việc đánh giá, xếp loại, kịp thời cụ thể hóa những giải pháp của Trung ương, của tỉnh để đánh giá đúng đối với CCVC; các quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ được UBND huyện chỉ đạo hướng dẫn cụ thể, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong đội ngũ. Công tác đánh giá CCVC hằng năm được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch. Qua kiểm điểm, đánh giá, phân loại nhiều CCVC có chuyển biến tích cực trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phát huy tinh thần trách nhiệm, khắc phục dần nhược điểm để thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao tốt hơn. Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại CCVC, UBND huyện lựa chọn những cá nhân có phẩm chất chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn cao, có xu hướng phát triển để xem xét quy hoạch, giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm và tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho giai đoạn tiếp theo. Kết quả khảo sát cụ thể theo bảng 2.8.

Bảng 2.8. Chính sách đánh giá, phân loại CCVC huyện Hiệp Đức

Chính sách đánh giá

Đơn vị tính

Rất không đồng ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng

ý

Tổng số

1

Tôi được đánh giá đúng năng

lực, phẩm chất chính

trị

Người 9 20 27 4 60

% 15.00 33.33 45.00 6.67 100

2

Các tiêu chí đánh giá, phân loại hiện nay là đảm bảo sát

thực, phù hợp, hiệu

quả

Người 10 39 11 60

% 16.67 65.00 18.33 100

3

Các quy định về thủ

tục, quy trình đánh giá là khách

quan, dân chủ

Người 3 47 10 60

% 5.00 78.33 16.67 100

4

Tôi hài lòng với kết quả

đánh giá hiện nay

Người 3 52 5 60

% 5.00 86.67 8.33 100

(Nguồn số liệu tác giả khảo sát năm 2018) Qua kết quả khảo sát cho thấy, công tác đánh giá CCVC vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập; một số tiêu chí đánh giá chưa thống nhất và phù hợp;

quy trình, thủ tục, phân cấp quản lý chưa phát huy hiệu quả, trách nhiệm người đứng đầu. Một số CCVC tỏ ra chưa hài lòng với kết quả đánh giá (5 % không đồng ý, 86.67 % cho rằng bình thường và 8.33 % đồng ý). Do vậy, chính sách đánh giá, phân loại hiện nay chưa thực sự tạo động lực tốt cho

CCVC phấn đấu, phát huy bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao phó.

* Chính sách đào tạo, bồi dƣỡng: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CCVC luôn được UBND huyện Hiệp Đức quan tâm, triển khai thực hiện đảm bảo theo quy định. Căn cứ kết quả phê duyệt quy hoạch CBCCVC;

hằng năm, UBND huyện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, cử CCVC tham gia đầy đủ; qua đó, khuyến khích, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho CCVC được quy hoạch đi đào tạo, bồi dưỡng theo nhiều hình thức khác nhau, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC đạt tiêu chuẩn theo quy định [2]. Kết quả khảo sát trong CCVC huyện được tác giả tổng hợp theo bảng 2.9, cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng CCVC huyện Hiệp Đức Chính sách

đào tạo, bồi dƣỡng

Đơn vị tính

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý Bình thường

Đồng ý

Rất đồng

ý

Tổng số

1

Cơ quan, đơn vị tạo điều

kiện để CCVC tham

gia đào tạo, bồi dưỡng

Người 10 40 10 60

% 16.67 66.67 16.67 100

2

Tôi có nhiều cơ hội tham gia học tập để

nâng cao, phát triển bản

thân

Người 15 37 8 60

% 25.00 61.67 13.33 100

3

Tôi hài lòng với chính sách đào tạo,

bồi dưỡng hiện nay

Người 11 40 9 60

% 18.33 66.67 15.00 100

(Nguồn số liệu tác giả khảo sát năm 2018)

Qua kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh những thành tựu đạt được, chính sách đào tạo bồi dưỡng hiện nay đối với CCVC vẫn tồn tại những hạn chế nhất định; do khối lượng công việc nhiều, một số cơ quan, đơn vị chưa hỗ trợ tối đa thời gian cho CCVC tham gia đào tạo, bồi dưỡng; một bộ phận CCVC không có nhiều cơ hội và hài lòng về chính sách.

* Chính sách khen thưởng: Được khen thưởng, động viên kịp thời sẽ kích lệ CCVC nổ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong thời gian qua, UBND huyện đã triển khai, ban hành các quy chế thi đua khen thưởng theo quy định của Trung ương và hướng dẫn của tỉnh để áp dụng cho đội ngũ. Qua kết quả khảo sát, tác giả thống kê kết quả theo bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Chính sách khen thưởng cho CCVC huyện Hiệp Đức

Chính sách khen thưởng

Đơn vị tính

Rất không

đồng ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng

ý

Tổng số

1

Những đóng góp của tôi luôn

được đồng nghiệp, cấp trên

ghi nhận

Người 5 46 6 3 60

% 8.33 76.67 10.00 5.00 100

2

Những đóng góp hữu ích của

tôi được cấp có thẩm quyền khen thưởng

Người 3 45 8 4 60

% 5.00 75.00 13.33 6.67 100

3

Những đóng góp hữu ích của

tôi được áp dụng rộng rãi

Người 15 35 10 60

% 25.00 58.33 16.67 100

4

Tôi hài lòng với chính sách khen thưởng hiện nay

Người 14 28 18 60

% 23.33 46.67 30.00 100

(Nguồn số liệu tác giả khảo sát năm 2018)

Kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh sự nổ lực của các cấp có thẩm quyền về ghi nhận sự đóng góp hữu ích của CCVC, chính sách khen thưởng vẫn còn những hạn chế nhất định như: chưa được ghi nhận, khen thưởng kịp thời; việc nhân rộng các mô hình tiên tiến, điển hình chưa được rộng rãi; một bộ phận CCVC chưa thực sự hài lòng với chính sách khen thưởng hiện nay…

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức, viên chức tại huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)