PHẦN MỞ ĐẦU (2-3’)
Như nghiên cứu ở tiết 4 đã nêu hình thức hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
Đây là hình thức đặc trưng nhất và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài. Các nguồn vốn ODA thường có khối lượng lớn và hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề mang tính chất vĩ mô, các vấn đề an sinh xã hội. Để thu hút được nguồn vốn ODA cần dựa trên những quan hệ ngoại giao bền vững giữa các quốc gia. ở Việt Nam, nguồn vốn ODA đã đem lại rất nhiều lợi ích cho Việt Nam, và là cú huých giúp Việt Nam thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo.
BỐ CỤC TIẾT 6 - Khái niệm
- Các hình thức của ODA
- Các phương thức cung cấp ODA - Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA - Quy trình thu hút, quản lý, sử dụng ODA
3.5 HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ODA 3.5.1 Khái niệm
Là hoạt động hợp tác phát triển giữa các Nhà nước, Chính phủ một nước với các Chính phủ nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia.
VD : Nguồn vốn ODA hỗ trợ cho Việt Nam thông qua hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Hàn Quốc, úc, Đan Mạch, Thụy Điển, Việt Nam – ADB, IMF, WB, UN...
Nhắc lại Đầu tư gián tiếp nước ngoài, nguồn vốn của đầu tư gián tiếp nước ngoài.
3.5.2 Các hình thức của vốn ODA ( Phân loại vốn ODA)
ODA cho vay ưu đãi
Là hình thức cung cấp ODA dưới dạng cho vay với lãi suất và điều kiện ưu đãi sao cho “ yếu tố không hoàn lại” đạt không dưới 25% của tổng trị giá khoản vay.
VD : Dự án ‘ Xây dựng hệ thống đường sắt nội đô Hà Nội - Đoạn Nam Thăng Long Trần Hưng Đạo’ do Nhật Bản tài trợ với tổng vốn 14,7 tỷ Yên, lãi suất 0,2%/năm, thời hạn vay 40 năm, thời gian ân hạn 10 năm .
ODA không hoàn lại
Là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn lại cho nhà tài trợ.
VD : Dự án ‘Học bổng phát triển nguồn nhân lực’ của Nhật Bản trị giá 362 triệu Yên. Dự án xây 3 trường tiểu học tại Ninh Bình, Hiệp Hòa, Bắc Giang trị giá 285.000 USD của Nhật Bản
ODA hỗn hợp
Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản cho vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại. Nhưng ” Yếu tố không hoàn lại ” đạt không dưới 25% tổng giá trị các khoản đó.
VD: Dự án ứng phó với biến đổi khí hậu của UNFCCC (Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu) cung cấp dưới dạng trợ cấp và vay lãi suất thấp
Ngoài ra còn rất nhiều cách phân loại khác như căn cứ vào nguồn vốn:
ODA song phương
Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước ngày dến nước kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai chính phủ.
VD: Việt Nam – Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển, úc...
ODA đa phương
Là các khoản viện trợ chính thức của tổ chức quốc tế hay tổ chức khu vực hoặc thông qua các tổ chức phi chính phủ
VD: ADB, IMF, WB, UN...
3.5.3 Các phương thức cung cấp ODA
Hỗ trợ cán cân thanh toán và ngân sách
Các khoản ODA cung cấp dưới dạng tiền mặt hoặc hàng hóa để hỗ trợ cán cân thanh toán hoặc ngân sách nhà nước.
Hỗ trợ chương trình.
Hai nước ký hiệp định nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho mục đích tổng quát trong thời hạn nhất định mà không cần xác định tính chính xác của khoản viện trợ được sử dụng như thế nào
Thông thường hỗ trợ các chương trình lớn của quốc gia
VD: Hỗ trợ chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 của UNICEF cho Việt Nam
Hỗ trợ dự án
Là các khoản ODA cung cấp để thực hiện các dự án cụ thể và có chi tiết về
hạng mục sử dụng ODA. Đây là phương thức cung cấp ODA chủ yếu nhất
VD: Dự án cấp thoát nước TP Hà Nội, Dự án năng lượng nông thôn, Dự án phát triển toàn diện thành phố Thanh Hóa.
3.5.4 Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư bằng ODA
Vốn ODA không hoàn lại -Xóa đói giảm nghèo -Dân số y tế và phát triển
-Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực
-Các vấn đề xã hội (bệnh dich, cấp thoát nước) -Bảo vệ môi trường
-Hoạt động nghiên cứu, cải cách hành chính nhà nước.
Vốn ODA vay có ưu đãi -Xóa đói giảm nghèo
-Nông nghiệp và phát triển nông thôn -Giao thông vận tải
-Thông tin liên lạc -Năng lượng
-Cơ sở hạ tầng xã hội -Hỗ trợ cán cân thanh toán.
Tỉ trọng phân bổ vốn ODA cho các lĩnh vực tại Việt Nam năm 2006 – 2009:
Y tế, Giáo dục, Khoa học công nghệ : 31%
Nông nghiệp, Thủy Lợi : 25%
Giao thông vận tải : 16,7%
Năng lượng : 15%
Cấp thoát nước, phát triển đô thị : 12%
3.5.5 Quy trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA
-B1: Xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động và sử dụng ODA
-B2: Vận động ODA
-B3: Đàm phán và ký kết điều ước quốc tế khung về ODA -B4: Thông báo điều ước khung về ODA
-B5: Chuẩn bị văn kiện chương trình, dự án ODA
-B6: Thẩm định, phê duyệt nội dung chương trình, dự án ODA -B7: Thực hiện chương trình dự án ODA
-B8: Theo dõi đánh giá, nghiệm thu, quyết toán và bàn giao kết quả chương trình thực hiện dự án ODA
PHẦN MỞ ĐẦU (2-3’)
Hai loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài đều song hành tồn tại và cùng có vị trí vai trò quan trọng như nhau trong hoạt động đầu tư quốc tế. Tuy nhiên mỗi hình thức đầu tư đều có những đặc trưng riêng và theo đuổi mục đích riêng. Vậy căn cứ vào những đặc trưng đó, nhà đầu tư cần xem xét giữa những lợi thế và bất lợi của hai loại hình trên để từ đó có thể vận dụng hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho cả hai bên tham gia hoạt động đầu tư.
BỐ CỤC TIẾT 7 :
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Lợi thế và Bất lợi - Đầu tư gián tiếp nước ngoài: Lợi thế và Bất lợi
3.6 ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI CỦA LOẠI HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI
3.6.1 Lợi thế và bất lợi của đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) 3.6.1.1 Lợi thế
-Bên tiếp nhận vốn được chủ động sử dụng vốn, vì vậy vốn đầu tư được phân bổ hợp lý cho các vùng, ngành, lĩnh vực.
VD: Qua các dự án ODA, Việt Nam đã phát triển tương đối toàn diện theo vùng, lĩnh vưc:
Hệ thống đường bộ như Quốc lộ 1A, 10, 18, 9...;
Nâng cấp và mở rộng cảng biển như Cảng Cái Lân (Hải Phòng), Sài Gòn, Tiên Sa (Đà Nẵng);
Phát triển ngành điện (các dự án Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2 - 1, Ô Môn, Phả Lại2, phát triển hệ thống đường dây 500 KV Pleiku - Nhà Bè. ...
TIẾT 7