DI CHUYỂN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ
PHẦN MỞ ĐẦU (2-3’)
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia, nó mang lại giá trị lớn hơn rất nhiều giá trị bản thân. Chính vì vậy, không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của thế giới, các nhà đầu tư đã nhanh chóng khai thác nguồn lực vô giá này và tạo ra các luồng sóng di chuyển lao động quốc tế. Đây cũng là một trong những nội dung của quan hệ kinh tế quốc tế
BỐ CỤC TIẾT 12 -Khái niệm
-Xu hướng xuất nhập khẩu lao động
-ảnh hưởng phúc lợi của di chuyển lao động quốc tế.
3.9 DI CHUYỂN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ 3.9.1 Khái niệm
Di chuyển lao động quốc tế là việc người lao động nước này di chuyển sang nước khác vì những mục đích nhất định.
Sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt mà việc sử dụng nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó
Di chuyển lao động có tính cơ động thấp hơn vì có nhiều rào cản phong tục tập quán, tôn giáo, tín nghưỡng, ngôn ngữ, ....
Nguyên nhân xuất hiện di chuyển lao động :kinh tế (tìm việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn), mở rộng quan hệ, phát triển nghề nghiệp.
Phân loại các dạng di chuyển lao động quốc tế:
- Xuất nhập khẩu lao động trực tiếp (người lao động ra nước ngoài bán sức lao động ở nước khác)
- Xuất khẩu lao động tại chỗ (người lao động bán sức lao động của mình trong nước cho chủ lao động nước ngoài)
3.9.2 Xu hướng xuất nhập khẩu lao động -Xu hướng xuất nhập khẩu lao động tăng lên
Do sự mất cân đối về cung – cầu lao động trên thị trường quốc tế
-Các nước công nghiệp phát triển có nhu cầu lao động trình độ cao
Do xu hướng kinh tế công nghiệp chuyển sang kinh tế thông tin và kinh tế tri thức --> tình trạng chảy máu chất xám từ các nước cung ứng lao động
-Các nước đang phát triển có hiện tượng dư thừa lao động
Do tỷ lệ dân số tăng cao, thiếu vốn, công nghệ.
Để giải quyết tình trạng này, các nước đang phát triển tập trung xuất khẩu tại chỗ, gia công quốc tế, xuất khẩu lao động trực tiếp tập trung vào các ngành nghề độc hại nặng nhọc
3.9.3 ảnh hưởng phúc lợi của di chuyển lao động quốc tế:
Chú giải hình vẽ:
MPL1: Giá trị sản phẩm cận biên của lao động ở QG1 MPL2: Giá trị sản phẩm cận biên của lao động ở QG2 Chi phí lao động là tiền lương
MPL1, MPL2 tuân theo quy luật Lợi ích cận biên giảm dần
TH1: Trước khi di chuyển lao động quốc tế -Quốc gia 1:
OA: Cung lao động OC: Chi phí lương
OFGA: Tổng sản phẩm tạo ra cho QG1 OCGA: Lượng sản phẩm do lao động tạo ra -Quốc gia 2:
O’A: Cung lao động quốc gia 2 O’H: Chi phí lương QG2
O’JMA: Tổng sản phẩm tạo ra cho QG2 O’HMA: Lượng sản phẩm do lao động tạo ra TH2: Di chuyển lao động quốc tế
AB: Lượng lao động di chuyển từ QG1 sang QG2 ON = O’T: Chi phí lương của cả 2 QG1,2 bằng nhau
OFEB: Tổng sản phẩm tạo ra cho QG1 ( Giảm so với TH1) O’JEB: Tổng sản phẩm tạo ra cho QG2 ( Tăng so với TH1) EMG: Phúc lợi tăng thêm của toàn thế giới
Khái quát: Sự chênh lệch mức lương giữa các quốc gia là yếu tố trực tiếp dẫn đến tình trạng di chuyển lao động quốc tế và di chuyển đó làm phân phối lại khoản lợi ích giữa các quốc gia, và làm tăng phúc lợi của toàn thế giới.
Câu hỏi thảo luận
1. Các tác động của di chuyển lao động quốc tế?
2. Tình hình di chuyển lao động quốc tế Việt Nam, những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục?
CHƯƠNG 5
LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG
Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng phát triển tất yếu của thế giới. Mục đích của chương là giúp người học nắm vững lý thuyết về liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm nắm bắt các cơ hội và thách thức xu hướng này mang lại và vận dụng trong các doanh nghiệp. Đồng thời, những nội dung kiến thức chương 5 cũng là nền tảng giúp người học phát triển sâu trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế đối ngoại.
NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG