Đánh giá tình hình đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đầu tư quốc tế (Trang 38 - 42)

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là cơ sở pháp lý, khung pháp lý nhằm xây dựng một môi trường đầu tư Việt Nam thông thoáng, hấp dẫn nhà đầu tư và đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam cũng như chủ đầu tư khi tham gia vào hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

 BỐ CỤC TIẾT 11

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Thành công, Hạn chế - Đầu tư gián tiếp nước ngoài: Thành công, Hạn chế.

- Định hướng và biện pháp thu hút đầu tư

3.8.6 Đánh giá tình hình đầu tư nước ngoài của Việt Nam 3.8.6.1 Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Những thành tựu đạt được:

- Đẩy mạnh hoạt động công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thay đổi cơ cấu kinh tế. VD:

1990 2005 2009

Ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

38,7% 25,2% 19,2 %

Công nghiệp 22,7% 36,7% 41,6 %

Thương mại,

dịch vụ 38,6% 38,1% 39,2 %

- Qui mô dự án tăng

VD : Một số dự án lớn 2008 – 2010:

Dự án đầu tư của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp ( Tập đoàn Formosa, Đài Loan) đầu tư tại Khu Công nghiệp Vũng ánh, Hà Tĩnh với tổng vốn 7,87 tỷ USD, kinh doanh cảng biển. Các sản phẩm của nhà máy là phôi thép, thép cuộn, thép thành phẩm với công suất 7,5 - 15 triệu tấn/năm.

Dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa của công Idemitsu Kosan, Công ty Hóa chất Mitsu Nhật Bản (35,1%) và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (25,1%), Tập đoàn dầu khí quốc tế Kuwait (4,7%) với tổng vốn 6,2 tỷ USD

- Thu hút nhiều nhà đầu tư hàng đầu thế giới

VD: Quan hệ đầu tư với 81 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Khu

vực Châu á 69%, ASEAN 19%, Châu Âu 24%, Châu Mỹ 5%, Mỹ 3,6%. Một số nhà đầu tư hàng đầu thế giới như : Intel, Canon, Panasonic, Sony, samsung, ...

- Phát triển về công nghệ và kỹ thuật sản xuất hiện đại

VD: Phát triển một số nghành kinh tế có trình độ công nghệ cao như viễn thông, thăm dò, khai thác dầu khí, hóa chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, oto, xe máy. Đặc biệt sau khi Intel đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam trong sản xuất linh kiện điện tử cao cấp đã gia tăng số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao như Canon, Panasonic, Ritech..

- Tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao trình độ lao động

VD: Tạo ra việc làm cho 1,2 triệu lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

- Tăng xuất khẩu, tạo nguồn thu cho ngân sách chính phủ

VD: 1996 – 2005 doanh nghiệp có vốn ĐTNN nộp vào ngân sách 3,6 tỷ USD;

2005 – 2009 là 8,4 tỷ USD, tăng gấp 2 lần trong vòng 5 năm.

Những mặt tồn tại

- Nhiều dự án rút giấy phép trước thời hạn

VD: Năm 2008 1.359 dự án ĐTNN bị giải thể trước thời hạn với số vốn đăng ký giải thể khoảng 15,5 tỷ USD. Trong đó vốn giải thể chủ yếu tập trung trong lĩnh vực dịch vụ 50%, công nghiệp xây dựng 42,3%.

- Phát triển mất cân đối giữa các vùng.

 Do nhà đầu tư theo đuổi mục đích là lợi nhuận. Vì vậy những vùng có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thuận lợi,như thành phố lớn, địa phương có cảng biển cảng hàng không... Vì vậy những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút nhiều FDI, địa phương khó khăn kém phát triển thì ít FDI, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp

- Tỉ lệ góp vốn của Việt Nam thấp dẫn đến sự thua thiệt - Hợp đồng liên doanh bất hợp lý

- Một số văn bản chính sách không phù hợp đến hoạt động đầu tư 3.8.6.2 Hoạt động thu hút và sử dụng ODA

Những thành tựu đạt được

Cơ cấu vốn ODA ký kết

+Lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học công nghệ : 30,9%

+Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản, xóa đói giảm nghèo: 24,7%

+Giao thông vận tải: 16,7%

+Năng lượng: 15,2%

+Cấp thoát nước, phát triển đô thị: 12,6%

-Năm 1993, Việt Nam bắt đầu tiếp nhận nguồn vốn ODA. Từ 1993 – 2010, đã có 50 nhà tài trợ song phương và đa phương cung cấp ODA cho VN.

VD: Những nhà tài trợ ODA lớn là WB, ADB, Nhật Bản -Nguồn vốn ODA thu hút được ngày càng tăng

Tình hình thu hút vốn ODA qua các năm

ĐV tính: tỷ USD

Năm 1995 1998 2001 2004 2007 2008 2009

Số vốn cam kết

2.26 2.2 2.4 3.44 4.5 5.42 5.9

Số vốn thực hiện

0.74 1.35 1.53 1.85 2.2 2.6 3.2

% Thực hiện 32.6 56.5 62.5 48 44.44 48.14 54.23

- Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ ngân sách nhà nước

- Ban hành Nghị định 17/2001/NĐ - CP về quản lý và sử dụng ODA, Quy chế vay và trả nợ nước ngoài, Quy chế chuyên gia đối với các dự án ODA

- Giải quyết vấn đề vốn đối ứng

Những vấn đề tồn tại

- Giải ngân chậm, hiệu quả và chất lượng thực hiện thấp - Công tác đền bù giải phóng mặt bằng là vấn đề nan giải nhất - Thủ tục tiếp nhận và thực hiện dự án không nhất quán

- Năng lực thực hiện và quản lý dự án hạn chế

3.8.6.3 Định hướng và biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài Những biện pháp thu hút chung:

- ổn định kinh tế vĩ mô, phát huy lợi thế trong hội nhập quốc tế - Chủ động hội nhập, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

- Cải cách cơ chế quản lý đơn giản, gọn nhẹ - Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

- Đổi mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Quy hoạch tổng thể đầu tư, kết hợp với chiến lược phát triển kinh tế

Câu hỏi thảo luận

1. Nghiên cứu kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài của các nước, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ?

2. Đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ?

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đầu tư quốc tế (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w