Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đầu tư quốc tế (Trang 46 - 50)

Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng phát triển tất yếu của thế giới. Mục đích của chương là giúp người học nắm vững lý thuyết về liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm nắm bắt các cơ hội và thách thức xu hướng này mang lại và vận dụng trong các doanh nghiệp. Đồng thời, những nội dung kiến thức chương 5 cũng là nền tảng giúp người học phát triển sâu trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế đối ngoại.

NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

- Những vấn đề chung về liên kết và hội nhập KTQT - Các tác động của liên kết và hội nhập KTQT

- Các loại hình liên kết và hội nhập KTQT

 PHẦN MỞ ĐẦU (2-3’)

Không ai có thể phủ nhận được vai trò cũng như tầm ảnh hưởng rất lớn của các tổ chức như WTO, NAFTA, EU, ASEAN... những khối liên minh liên kết này thể hiện thiện chí của các quốc gia, và đặc biệt là thể hiện xu thế kinh tế thế giới mới, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, cùng nhau hợp tác. Vậy Liên kết kinh tế quốc tế là gì, những đặc trưng và bản chất quan trọng là gì. Tại sao liên kết quốc tế là một tất yếu khách quan của nền kinh tế thế giới?

 BỐ CỤC TIẾT 13:

- Khái niệm và đặc trưng

- Bản chất và tính tất yếu khách quan TIẾT 13

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

5.1.1 Khái niệm và đặc trưng của liên kết kinh tế quốc tế:

5.1.1.1 Khái niệm

Liên kết kinh tế quốc tế là quá trình hợp nhất các nền kinh tế của các quốc gia trong một hệ thống kinh tế thống nhất với các mối quan hệ kinh tế được sắp xếp trong một trật tự nhất định trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên.

VD: Liên minh các nước khu vực châu âu (EU), Diễn đàn hợp tác kinh tế á- âu (APEC), ASEM...

Vai trò của liên kết kinh tế quốc tế:

-Phân phối lại lợi ích và lợi thế của các thành viên.

-Giảm chênh lệch về trình độ phát triển

-Thúc đẩy quan hệ KTQT phát triển cả về khối lượng và cường độ, chiều rộng và chiều sâu

-Xây dựng một cơ cấu kinh tế mới có tính chất khu vực 5.1.1.2 Đặc trưng

-Sự hình thành liên kết kinh tế quốc tế là do sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia tăng lên.

 Do sự hình thành của các công ty đa quốc gia, sự chuyên môn hóa từng quốc gia vào việc sản xuất or cung ứng sản phẩm, dịch vụ dựa trên lợi thế của mình để cung cấp cho quốc gia khác thông qua trao đổi or buôn bán.

-Liên kết KTQT là một hoạt động tự giác của các chính phủ

 Do nhìn nhận thấy sức mạnh của liên kết --> tạo ảnh hưởng lớn, chống lại các thế lực lớn mạnh của thế giới.

-Liên kết KTQT giải quyết mâu thuẫn giữa xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch.

 Thông thường các nước cùng tham gia liên kết sẽ xây dựng những thỏa thuận chung, nhằm đem lại lợi ích cho từng quốc gia. Giảm thiểu bảo hộ mậu dịch là những thỏa thuận mà các liên kết hầu hết đều hướng đến.

-Loại bỏ tính biệt lập của nền kinh tế và chủ nghĩa cục bộ của từng quốc gia.

 Quá trình mở rộng giao lưu về mọi mặt giữa cộng đồng người, giảm bớt xung đột và góp phần giữ gìn hòa bình.

5.1.2 Bản chất và tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế 5.1.2.1 Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế

Khái niệm tổng quát:

Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu trong đó các nước thành viên chịu sự ràng buộc theo những qui định chung của cả khối.

Bản chất:

-Hội nhập KTQT giải quyết 6 vấn đề:

+ Đàm phán cắt giảm thuế quan

+ Giảm dần và loại bỏ rào cản phi thuế quan

+ Giảm các hạn chế với hoạt động dịch vụ,đầu tư quốc tế + Điều chình qui định và công cụ của chính sách thương mại + Phát triển hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế

-Hội nhập KTQT thể hiện ở các khía cạnh

+ là quá trình gắn bó, phụ thuộc giữa các nền kinh tế quốc gia và phần còn lại thế giới.

+ Phát triển theo xu hướng tự do hóa thương mại, đầu tư, tài chính..

+ Giúp doanh nghiệp đổi mới để tăng khả năng cạnh tranh

+ Điều chỉnh chính sách, đổi mới thể chế, khung pháp lý của quốc gia + Khai thác phân bổ sử dụng hiệu quả nguồn lực

+ Mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý + Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

5.1.2.2 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế -Đạt được lợi ích của quốc gia trong việc hội nhập kinh tế quốc tế.

-Tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và giao thông vận tải

VD: Về công nghiệp may mặc. Khi các phương tiện vận tải chưa phát triển.

Quần áo sản xuất ra chỉ được bán tại thị trường địa phương. Nhưng nhờ có tiến bộ về công nghệ liên lạc và vận tải, Công ty NIKE chuyên sản xuất quần áo thể thao chỉ cần nắm 2 khâu: Sáng tạo, thiết kế mẫu mã, phân phối toàn cầu, còn khâu sản xuất do công ty con ở nhiều nước làm.

-Các quan hệ kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển.

VD: Tiên phong đầu tiên là các quan hệ thương mại. Đồng thời quá trình phân công, chuyên môn hóa sản xuất đã đẩy nhanh quan hệ sản xuất, quan hệ thương mại vận động trên phạm vi toàn cầu.

Kéo theo sau đó là các dòng tiền tệ, vốn, dịch vụ...Sự phát triển của công nghệ toàn cầu đã xâm nhập qua biên giới quốc gia và phá vỡ các rào cản kinh tế.

Đầu thập kỷ 90, những rào cản được phá vỡ tại các quốc gia trong Liên Minh Châu Âu ( Khối EU), NAFTA ( Khu vực buôn bán tự do Bắc Mỹ) đã tạo nên làn sóng liên kết giữa các khu vực nhằm cam kết giảm thiểu rào cản quốc gia

-Những vấn đề mang tính chất toàn cầu cần sự phối hợp toàn cầu của các quốc gia VD: Các vấn đề môi trường, năng lượng, lương thực, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, vấn đề dân số thế giới. Trong lĩnh vực kinh tế, các dòng vốn toàn cầu vận động tự do không có sự phối hợp điều tiết đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ liên tiếp ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu á trong thập kỷ 90

PHẦN MỞ ĐẦU (2-3’)

Sự liên kết giữa các quốc gia tạo ra một sân chơi lớn mà những cơ hội và thách thức được đặt ra cho tất cả các thành viên tham gia và hội nhập. Những cơ hội của việc hội nhập kinh tế quốc tế có sức hấp dẫn lớn như một thị trường thế giới rộng lớn cho các doanh nghiệp thỏa sức vùng vẫy nhưng thách thức về cạnh tranh cũng là không nhỏ. Điều đó thể hiển rằng liên kết kinh tế quốc tế và hội nhập đang tác động đến tất cả các quốc gia.Vậy các tác động của hoạt động liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế là gì

BỐ CỤC TIẾT 14 -Tác động tích cực -Tác động tiêu cực

5.1.3 Các tác động tích cực của liên kết và hội nhập KTQT 5.1.3.1 Tác động tích cực

-Khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của các nước thành viên

 Tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường phát triển quan hệ thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.

-Tạo sự ổn định lâu dài trong quan hệ giữa các nước

 Các nước liên kết với nhau cùng tạo dựng mục tiêu chung và dựa trên quan hệ bình đẳng, tôn trọng, giải quyết mâu thuẫn thông qua đàm phán

-Gia tăng phúc lợi cho cộng đồng

 Các nước cùng chung tay giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng, hình thành những cơ cấu kinh tế khu vực, phát huy tối đa mọi nguồn lực...

TIẾT 14

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đầu tư quốc tế (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w