Những vấn đề chung về Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đầu tư quốc tế (Trang 35 - 38)

LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

-Quy định về đối tượng, lĩnh vực và hình thức đầu tư

3.8 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

3.8.1 Quá trình ban hành và sửa đổi

-Năm 1977 Ban hành “ Điều lệ về đầu tư nước ngoài tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Nghị định số 115/CP ngày 18/4/1977)

-Năm 1987 tại Đại hội Đảng lần thứ VI ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt 1Nam

-Năm 1990, 1992, 1996, 2000, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có 4 lần sửa đổi, bổ sung

-Tháng 11 năm 2005 Ban hành Luật đầu tư. Đây là luật điều chỉnh thống nhất cả hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài

 Hoàn cảnh ban hành Luật đầu tư nước ngoài 1987 -Tác động bên ngoài:

+ Chế độ Xã hội Chủ nghĩa sụp đổ

+ Tình hình chính trị an ninh thế giới diễn biến phức tạp

+ Các nước Đông á và Đông Nam á thực hiện cải cách kinh tế, trở thành khu vực năng động của thế giới

-Tác động bên trong

+ Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, nặng tính chất tự cung tự cấp

+ Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp + Khủng hoảng kinh tế trầm trọng

+ Lạm phát 700%

+ Sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu, thiếu vốn trầm trọng 3.8.2 Tư tưởng chủ đạo của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

 Luật đầu tư nước ngoài 1987, cùng những sửa đổi 1990, 1992, 1996, 2000:

Với phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

 Tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời hoàn thiện hệ tống pháp luật khung pháp lý song phương đa

phương có liên quan cũng được mở rộng và hoàn thiện.

 Luật đầu tư năm 2005

Thiết lập khung pháp lý thuận lợi và bình đẳng cho môi trường đầu tư tại Việt Nam

 Không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.

3.8.3 Qui định của luật về đối tượng đầu tư

 Luật đầu tư nước ngoài năm 1987

Chú trọng tập trung vào các đối tác nước ngoài, chưa có điều khoản qui định cụ thể về các loại đối tác Việt Nam được phép tham gia hợp tác đầu tư.

 Trong những năm đầu 90 thực hiện Luật Đầu tư, chủ yếu là dự án quy mô nhỏ và từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Châu á như Hồng Kong, Đài Loan, Hàn Quốc..

 Luật đầu tư năm 2005

Đối tượng đầu tư là các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.

Tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư

 Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác với 81 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Khu vực Châu á 69%, ASEAN 19%, Châu Âu 24%, Châu Mỹ 5%, Mỹ 3,6%.

3.8.4 Lĩnh vực đầu tư

 Luật đầu tư nước ngoài năm 1987

- Chú trọng vào lĩnh vực Nông Lâm Ngư nghiệp - Công nghiệp xây dựng

 Các dự án : sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu (tỉ lệ XK 50 – 80%), sản xuất có sử dụng nguyên liện trong nước và tỷ lê nội địa hóa cao.

- Hoạt động kinh doanh dịch vụ

VD: Ngành Bưu chính viễn thông, vận tải hàng không, kinh doanh bất động sản

 Luật đầu tư năm 2005 -Công nghiệp xây dựng

Tập trung vào ngành công nghiệp xây dựng nhưng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nhệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử..

 Những lĩnh vực tạo giá trị gia tăng cao.

VD: Các dự án thăm dò khai thác dầu khí, sản phẩm điện và điện tử, sắt thép, hàng dệt may

- Hoạt động kinh doanh dịch vụ

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã mở rộng các lĩnh vực dịch vụ như tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục

- Nông Lâm ngư nghiệp

 Luật đầu tư 2005 vẫn khuyến khích và ưu đãi với các dự án đầu tư lĩnh vực này. Nhưng do rủi ro đầu tư cao nên kết quả thu hút FDI vào khu vực này không như mong muốn

3.8.5 Hình thức đầu tư chủ yếu

Các hình thức đầu tư phổ biến ở Việt Nam

 Hợp đồng hợp tác kinh doanh

 Doanh nghiệp liên doanh

 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

 Thực tế, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn nhất 77,2%; hình thức liên doanh 18,8% ; Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2,5% ; các hình thức BOT, BT, BTO 1,5%.

Câu hỏi thảo luận :

1. Đánh giá những kết quả đạt được sau khi thay đổi luật đầu tư nước ngoài 1987 bằng luật đầu tư năm 2005 ?

 PHẦN MỞ ĐẦU (2-3’)

TIẾT 11

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đầu tư quốc tế (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w