Điều tra thực tiễn

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học tìm tòi khám phá chủ đề -Nước trong cuộc sống- nhằm bồi dưỡng năng lực khoa học của học sinh trung học cơ sở (Trang 55 - 60)

Chương 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÌM TÒI KHÁM PHÁ VỚI VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC KHOA HỌC

2.5. Điều tra thực tiễn

Để hiểu được thực trạng dạy học với việc bồi dưỡng NL nói chung, NLKH nói riêng ở trường phổ thông, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra các nội dung có liên quan đến luận án tại một số trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.5.1. Mục đích điều tra

- Về sự cần thiết bồi dưỡng các năng lực thành tố của NLKH; Khó khăn của GV trong việc bồi dưỡng các NL thành tố của năng lực khoa học; sự sẵn sàng của GV trong việc bồi dưỡng năng lực khoa học cho HS; mức độ đạt được của các năng lực thành tố của năng lực khoa học.

- Đánh giá về hứng thú của học sinh đối với các môn khoa học tự nhiên?

Từ đó đưa ra các nhận định về những nguyên nhân cơ bản, những thuận lợi, khó khăn trong việc DH bồi dưỡng NL nói chung và NLKH nói riêng và đưa ra các GP khắc phục.

2.5.2. Đối tượng điều tra

Đối tượng chúng tôi tiến hành điều tra:

- GV dạy các môn KHTN và các giảng viên các môn KH ở các trường Cao đẳng sư phạm và Đại học có đào tạo giáo viên THCS khu vực phía Bắc

- HS các lớp 6, 7 của các trường THCS Ngọc Thụy, THCS Cát Linh, THCS Vân Hồ thuộc địa bàn thành phố HN.

2.5.3 Phương pháp điều tra

- Điều tra GV: Sử dụng phiếu điều tra; trao đổi trực tiếp với GV;

- Điều tra HS: Sử dụng phiếu điều tra; trao đổi trực tiếp với HS; quan sát HĐ của HS trong giờ học trên lớp.

2.5.4 Kết quả điều tra

Chúng tôi đã tiến hành điều tra trong khoảng thời gian từ ngày 7 đến ngày 30 tháng 12 năm 2014 với 55 phiếu điều tra GV và 135 phiếu điều tra HS (xem phụ lục 1). Ở đây, chúng tôi phân tích một số điểm chính như sau:

Kết quả điều tra giáo viên

+ Sự cần thiết phải bồi dưỡng NLKH cho HS trong dạy học các môn KHTN Khoa học tự nhiên là môn học có tính thực tiễn cao. Do vậy, việc tổ chức các tình huống mang tính thực tiễn và đưa người học vào trải nghiệm các tình huống

thực tiễn là một yêu cầu không thể thiếu. Việc tìm kiếm GP để bồi dưỡng NLKH sẽ cung cấp cho người học cơ hội để kiểm tra và cố gắng hiểu những gì họ đã biết, khám phá những gì cần học và phát triển NL của người học.

Qua biểu đồ hình 2.1 cho thấy, hầu hết GV nhận thức được các năng lực cần hình thành và phát triển cho HS trong quá trình học tập các môn Khoa học tự nhiên như: Tạo được các mô hình để giải thích hiện tượng một cách khoa học; Lý giải được ý nghĩa của kiến thức khoa học đó đối với đời sống, xã hội; Lý giải được ý nghĩa của kiến thức khoa học đó đối với đời sống, xã hội; Thực hiện các giải pháp nghiên cứu..Tuy nhiên, một số năng lực không được GV lựa chọn nhiều như: NL nhận xét và đối chiếu các kêt quả thu được chỉ có 43.63% cho là rất cần thiết và cần thiết; NL Trình bày kết quả chỉ có 47.27% được lựa chọn.

Hình 2.1. Ý kiến của GV về các năng lực thành phần của NLKH.

Như vậy, kết quả điều tra cho thấy hầu hết GV đều nhận thức được sự cấp thiết phải bồi dưỡng NLKH cho HS và họ luôn sẵn sàng và rất sẵn sàng bồi dưỡng NLKH cho HS. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng NLKH cho HS.

+ Khó khăn của GV trong việc bồi dưỡng NL thành tố của NLKH

Kết quả điều tra ở biểu đồ hình 2.2 cho thấy GV cho rằng việc bồi dưỡng các năng lực thành tố tạo ra mô hình (khó khăn và rất khó khăn chiếm tới 81.81%); NL

thực hiện nghiên cứu (trên 80%), NL phân tích và xử lý số liệu là gặp nhiều khó khăn. Mặc dù các NL thành tố này được GV cho rằng là các NL thành tố cần thiết phải bồi dưỡng cho HS.

Hình 2.2. Khó khăn của GV trong việc bồi dưỡng NL thành tố của NLKH Từ việc phân tích kết quả điều tra về khó khăn trong việc bồi dưỡng NL thành tố của NLKH, chúng tôi tiếp tục đi tìm hiểu xem khó khăn mà GV gặp phải là gì.

+ Mức độ những khó khăn trong việc bồi dưỡng năng lực khoa học Bảng 2.2. Nguyên nhân khó khăn của GV trong việc bồi dưỡng NLKH

Nội dung

Rất khó khăn

Khó khăn

Bình thường

Không Khó khăn

Rất không

khó khăn 1 Thời lượng dạy học ít nhưng

nội dung nhiều 1/55 42/55 7/55 5/55 0/55

2 Thiếu thiết bị TN 0/55 35/55 15/55 5/55 0/55 3 Cơ sở vật chất kém 0/55 15/55 30/55 5/55 5/55

4 HS thụ động 3/55 45/55 5/55 2/55 0/55

Kết quả bảng 2.3 cho thấy những khó khăn mà GV trong bồi dưỡng NLKH không giống nhau.

Ba khó khăn mà nhiều GV gặp phải nhất là thiếu thiết bị TN (63,63%), không có đủ thời gian lên lớp (78.18%), HS còn thụ động (87.27%). Đây chính là những trở ngại của việc thực hiện bồi dưỡng NLKH cho HS hiện nay. Trong khi đó, khi được hỏi về hứng thú của HS với các môn khoa học tự nhiên thì hầu hết GV cho rằng HS rất hứng thú, hứng thú với các hoạt động tiến hành thí nghiệm, thực hiện dự án, xây dựng thiết kế các mô hình, giải thích các hiện tượng (Hình 2.3). Điều này, cho thấy phải tăng cường các hoạt động học có tính hấp dẫn HS để lôi cuốn họ vào các hoạt động có ý nghĩa nhằm bồi dưỡng NLKH cho HS

Hình 2.3. Hứng thú của HS với các môn khoa học tự nhiên

Như vậy, kết quả điều tra cho thấy: Việc vận dụng DH TTKP để xây dựng các hoạt động học chủ đề “Nước trong cuộc sống” là phù hợp có ý nghĩa với với việc bồi dưỡng NLKH cho HS THCS, việc gắn kết kiến thức khoa học với vấn đề của cá nhân, địa phương, cộng đồng để tăng thêm tính hấp dẫn trong học tập và tính trách nhiệm của công dân tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua việc phân tích về cấu trúc NL và NLKH của HS trong dạy học môn KHNT cho thấy nếu thiết kế được các nhiệm vụ, cũng như tiến trình dạy học TTKP môn KHTN sẽ có nhiều cơ hội giúp HS phát triển NLKH. Ngoài ra, các nội dung nghiên cứu trong chương còn cho thấy:

+ Việc tổ chức tình huống xuất phát gắn với thực tiễn, thực chất là quá trình nảy sinh tư duy, đồng thời làm cho người học nhận thấy mình có NL và có khả năng GQVĐ. Điều này làm cho động cơ bên trong tăng lên và nó sẽ được phát triển trong môi trường đặc trưng bởi sự an toàn và mối quan hệ tốt đẹp giữa cá nhân.

+ Trong quá trình trải nghiệm tình huống thực tiễn, phát hiện vấn đề đề xuất giả thuyết, HS chủ động tiếp nhận các dữ kiện, đặt câu hỏi, phân tích, trao đổi…

+ Hoạt động NC thực chất là TTKP, phát hiện và suy nghĩ về các hành động đã thực hiện. QT hợp thực hóa KT của GV diễn ra cùng với việc mở rộng KT

+ Dạy học tìm tòi khám phá tạo cho học sinh cơ hội để họ trải nghiệm những hiện tượng và khám phá khoa học một cách trực tiếp.

+ Thực tiễn cho thấy HS THCS ở lứa tuổi ham thích tò mò, thích KP. Vì vậy, với các nhiệm vụ khám phá, HS không những thu nhận được KT mới mà còn cả cách thức đi đến KT, nói cách khác là NLKH của người học. Các KT thu được có ý nghĩa với cuộc sống cộng đồng, đồng thời phát triển cho HS NL hành động, NL học suốt đời và NLKH.

Việc vận dụng DH TTKP để xây các hoạt động học chủ đề Nước trong cuộc sống là phù hợp có ý nghĩa với với việc bồi dưỡng NLKH cho HS THCS, việc gắn kết kiến thức khoa học với vấn đề của cá nhân, địa phương, cộng đồng để tăng thêm tính hấp dẫn trong học tập và tính trách nhiệm của công dân tương lai.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học tìm tòi khám phá chủ đề -Nước trong cuộc sống- nhằm bồi dưỡng năng lực khoa học của học sinh trung học cơ sở (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)