Ý kiến HS về nhận thức, lợi ích và sự thay đổi trách nhiệm của bản thân với xã hội, cộng đồng

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học tìm tòi khám phá chủ đề -Nước trong cuộc sống- nhằm bồi dưỡng năng lực khoa học của học sinh trung học cơ sở (Trang 151 - 160)

CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.3. Ý kiến HS về nhận thức, lợi ích và sự thay đổi trách nhiệm của bản thân với xã hội, cộng đồng

Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành hỏi HS về nhận thức, lợi ích và sự thay đổi trách nhiệm của bản thân với xã hội, cộng đồng. Cụ thể, khi được

hỏi thế nào là sống có trách nhiệm với xã hội phần lớn các em đã hiểu là có tính tự giác cao, biết tôn trọng người khác, tôn trọng pháp luật và quy định của tập thể, không để ai phiền trách, nhắc nhở, phê phán

Bảng 4.9. Kết quả hỏi HS về thế nào là sống có trách nhiệm với xã hội

1. Có tính tự giác cao 3/49

2. Biết tôn trọng người khác 4/49 3. Tôn trọng pháp luật và qui định của

tập thể

3/49 4. Không để ai phải phiền trách, nhắc

nhở, phê phán

4/49

5. Tất cả ý kiến trên 35/49

Khi đã hiểu được thế nào là sống có trách nhiệm với xã hôi thì các em hiểu được lợi ích từ việc sống có trách nhiệm với xã hội (Bảng 4.8). Một điều rất thú vị các em nhận ra được sự thay đổi trách nhiệm xã hội của bản thân thông qua học chủ đề “Nước trong cuộc sống” (Bảng 4.9)

Bảng 4.10. Kết quả hỏi HS về lợi ích từ việc sống có trách nhiệm với xã hội 1. Sẽ tìm thấy niềm vui trong học tập và cuộc sống 10/29

2. Gắn bó với gia đình, tập thể 6/29

3. Xây dựng được mối quan hệ XH ngày càng tốt đẹp hơn 4/29

4. Tất cả các ý trên 29/49

Bảng 4.11. Kết quả hỏi HS về nguyên nhân sự thay đổi trách nhiệm xã hội của HS

1. Do bố mẹ giáo dục 5/49

2. Qua hoạt động học chủ đề Nước trong cuộc sống 19/49 3. Do sự tuyên truyền của các tổ chức xã hội 13/49

4. Từ các kênh thông tin truyền thông 12/49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Phân tích kết quả thu được từ hai vòng thực nghiệm sư phạm cho thấy:

1) Về sự phát triển NLKH ở HS khi trải nghiệm hoạt động tìm tòi khám phá chủ đề “ Nước trong cuộc sống”

Với các kết quả thực nghiệm và với các phân tích đã đưa ra, có thể khẳng định DH theo quan điểm TTKP giúp HS phát triển được NLKH, trong quá trình học HS có phương pháp, kĩ năng cần sử dụng thuộc về các môn học khác nhau.

- Các tình huống được gắn với các vấn đề thời sự của cuộc sống, xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng, của cá nhân học sinh và tiến trình TTKP bao gồm cả hoạt động nhận thức và hoạt động tình cảm, nhằm thúc đẩy động cơ cho người học.

- Quá trình HS TTKP để GQ các tình huống đặt ra với các biểu hiện nêu trên thì NLKH của HS ngày càng được rèn luyện và phát triển. Tuy nhiên kết quả cho thấy nhìn chung một học sinh không thể đồng thời cùng mức độ phát triển về tất cả các NL thành tố của NLKH, mỗi HS có các thế mạnh về các NL thành tố của NLKH là khác nhau.

- Trong quá TTKP, học sinh phải được tự khám phá và thưởng thức thành quả học tập, qua đó giáo dục học sinh nhận biết được các tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với đời sống cũng như có trách nhiệm với bản thân và đối với xã hội trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.

2) Về tiến trình tổ chức dạy học theo quan điểm TTKP

Tiến trình tổ chức DHTTKP đã đưa ra là khả thi và hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu DH đã đặt ra, đó là đạt được mục tiêu phát triển NLKH như tạo điều kiện cho người học đặt ra những câu hỏi TT, từ đó đưa ra những ý kiến của mình về một quá trình, một sự vật hay một hiện tượng vật lí, một GP…từ đó NLKH được phát triển; đưa ra những đánh giá về các quan điểm của người khác; đưa ra những đề xuất về các phương án tìm tòi nghiên cứu hay vận dụng các KT đã học để giải quyết các tình huống gặp trong thực tiễn.

3) Về hứng thú, niềm say mê của HS trong quá trình học

Tổ chức DH theo quan điểm của TTKP đã thu hút được sự tập trung chú ý của HS vào học tập, đem lại niềm vui và sự hứng thú cho HS. Kích thích quá trình tư duy của HS nhằm đặt câu hỏi trước một vấn đề thực tiễn, đề xuất các giải pháp và thực hiện các GP đã đề xuất, đánh giá hiệu quả của các GP đó. HS rất hứng thú với các nhiệm vụ mang tính sáng tạo, thách thức và có ý nghĩa thực tiễn. Qua quá trình TTKP, HS khá, giỏi có nhiều cơ hội hơn để thể hiện mình; HS yếu, kém cũng có nhiều cơ hội để học tập và đưa ra những ý kiến, những nhận định của mình hay tham gia vào chính quá học tập cũng như thực hiện dự án.

4) Những thuận lợi và khó khăn của việc tổ chức dạy học theo quan điểm của TTKP ở trường THCS hiện nay

Thuận lợi:

- Việc tổ chức tình huống DH xuất phát từ nhu cầu học sinh và nhu cầu xã hội nên tạo ra cho HS niềm mong muốn, mong đợi GQ các tình huống để tìm câu trả lời cho bản thân.

- Phương tiện dạy học đơn giản, dễ tìm, dễ kiếm…tạo thuận lợi cho các em thực hiện GP kiểm chứng giả thuyết đặt ra.

- Không gian tổ chức lớp học thân thiện, thoải mái, khả năng giao tiếp và diễn đạt của HS khá tự tin.

Khó khăn:

- Lớp học với số lượng HS trong mỗi lớp ở thời điểm hiện tại còn đông. Điều này gây khó khăn trong QT thảo luận cũng như quá trình GV quản lí, giúp đỡ HS.

- GV chưa hiểu đầy đủ, hiểu sâu khái niệm NL nên việc đánh giá còn gặp khó khăn

- Do ngoài giờ học ở trường, HS phải thực hiện lịch học thêm riêng dày đặc, trải đều ở tất cả các ngày trong tuần, thậm trí kể cả ngày chủ nhật. Do đó việc làm việc nhóm ngoài lớp học gặp nhiều khó khăn.

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 1. Những kết quả đạt được của luận án

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ NC, luận án đã đạt được kết quả sau:

1) Về mặt lí luận:

NC cơ sở lí luận của DH dưạ trên tiếp cận TTKP: cơ sở lý thuyết hình thành tiếp cận TTKP, lợi ích mà DH TTKP đem lại, quy trình DH TTKP.

2) Về mặt thực tiễn:

Xây dựng được tiến trình DH chủ đề nước theo tiến trình DH TTKP nhằm bồi dưỡng NLKH phù hợp với đối tượng HS THCS. Trong đó có chỉ rõ các HĐ của GV và của HS trong mỗi giai đoạn của tiến trình.

Điều tra thực tiễn về sự cần thiết bồi dưỡng các năng lực thành tố của năng lực khoa học; Khó khăn của GV trong việc bồi dưỡng các NL thành tố của năng lực khoa học; sự sẵn sàn của GV trong việc bồi dưỡng năng lực khoa học cho HS; mức độ đạt được của các năng lực thành tố của năng lực khoa học.

Phân tích được các đặc trưng của HĐ học trong HT và đặc điểm của DH các môn KHTN từ đó đề xuất các biện pháp phát triển NLKH trong DH các môn KHTN.

Phân tích được đặc điểm nội dung KT khoa học về các tính chất của nước.

Thiết kế được tiến trình tổ chức DH chủ để nước trong cuộc sống theo tiến trình dạy học TTKP.

Xây dựng công cụ đánh giá NL KH và cụ thể hóa vào các nội dung cụ thể của chủ đề “Nước trong cuộc sống”.

Tiến hành thực nghiệm sư phạm các tiến trình DH đã soạn thảo tại một số trường THCS trong địa bàn thành phố Hà Nội.

Phân tích được kết quả thực nghiệm sư phạm bằng phần mềm Conques để khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là đúng.

2. Những hạn chế của luận án

Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, đề tài vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

Phạm vi thực nghiệm sư phạm còn hạn hẹp

Sự phối hợp giữa các lực lượng xã hội vào quá trình DH như: chưa có chuyên gia, ban ngành, đoàn thể nào tình nguyện hỗ trợ HS thực hiện dự án cũng như các HĐ học tập về nhà.

Chưa đưa ra được các mức và đường phát triển của NLKH.

Những hạn chế trên đây của đề tài có thể là những gợi ý để các tác giả tiếp theo NC về DH các chủ đề ở trường PT, cụ thể là:

Cần mở rộng phạm vi thực nghiệm sư phạm các tiến trình DH đã soạn thảo ở nhiều trường và nhiều địa phương hơn nữa.

Cần thiết kế các HĐ DH với nhiều mức độ khác nhau nhằm sử dụng linh hoạt trong quá trình DH, đồng thời tổ chức cho HS giữa các lớp, các trường liên kết với nhau để cùng thực hiện.

Cần thực hiện xã hội hóa giáo dục trên phương diện trợ giúp, tư vấn thông tin cho HS từ phía các chuyên gia uy tín trong xã hội cũng như các cơ quan, ban ngành trên địa bàn trường học trong quá trình DH cũng như thực hiện dự án.

3. Kết luận chung

Từ việc phân tích cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của DH TTKP, kết quả của quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy:

Thiết kế các hoạt động dạy học chủ đề nước trong cuộc sống theo tiến trình TTKP có thể bồi dưỡng NLKH cho HS.

DH chủ đề theo tiến trình DH TTKP đáp ứng được các yêu cầu đổi mới PPDH ở trường PT hiện nay. Bởi nó vừa thực hiện được mục tiêu DH theo quy định của chương trình, vừa tạo điều kiện cho HS thực hành tự học, tự NC, phát triển các kĩ năng sống cần thiết và rèn NL nói chung, NLKH nói riêng.

Cấu trúc NLKH, các biểu hiện của NLKH là xác thực phù hợp với HS THCS.

4. Kiến nghị

Kết quả NC cho thấy DH chủ đề nước trong cuộc sống theo tiến trình DH TTKP tạo cơ hội rất tốt cho người học được TTKP vận dụng KT để giải quyết các VĐ gắn với thực tiễn, qua đó đào sâu, mở rộng KT giúp HS phát triển NLKH, rèn luyện tính năng động, bồi dưỡng NL giải thích hiện tượng một cách khoa học, NL

đánh giá và thiết kế nghiên cứu học, NL trình bày các dữ liệu và bằng chứng một cách khoa học và quản lí thời gian, … là các nền tảng cơ bản góp phần vào sự thành công của HS khi học tiếp lên bậc Cao đẳng, Đại học hoặc trong công việc sau này. Do đó, chúng tôi kiến nghị:

Cần tiếp tục triển khai sâu rộng DH TTKP vào DH các chủ đề của môn KHTN ở THCS.

Cần tăng cường sử dụng các kết quả NC của các học viên cao học và NC sinh về việc tổ chức DH TTKP để từ đó vận dụng cho phù hợp ở trường PT.

Để đánh giá được NL của HS, GV cần phải quan sát bằng nhiều cách khác nhau, chỉ bảng kiểm không đủ thông tin đánh giá.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Đỗ Hương Trà, Nguyễn Thị Thuần (2013), Dạy học theo hướng tiếp cân liên môn: - những vấn đề đặt ra trong đào tạo giáo viên, TCGD, số đặc biệt tháng 4.

2. Đỗ Hương Trà, Nguyễn Thị Thuần (2014), Tiến trình sư phạm trong dạy học theo tiếp cận liên môn nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh, TCGD, số đặc biệt tháng 12.

3. Đỗ Hương Trà, Nguyễn Thị Thuần (2015), Dạy học theo tiếp cận liên môn – công cụ hiệu quả để bồi dưỡng trách nhiệm xã hội ở người học, TC viện KHGD, tháng 1.

4. Nguyễn Thị Thuần, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Thị Thủy (2016), Inquiry-Based Teaching in Developing Students' Scientific Competence at Lower Secondary Schools, Proceedings of the 4th International Conference of Science Educators and Teachers (ISET)

5. Nguyễn Thị Thủy, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Thị Thuần (2016), Developing problem – solving capacity among junio high school student based on LAMAP’viewpoint (A research into teaching the transformation of Substances), tạp chí Sylwal Vol. 160, Issue. 8 of SYLWAN journal (ISSN: 0039-7660)

6. Nguyễn Thị Thuần, Đỗ Hương Trà (2016), Bồi dưỡng và phát triển năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề tích hợp : “Nước trong cuộc sống” bậc THCS. Tạp chí khoa học ĐHSP Hà Nội – tháng 10

7. Nguyễn Thị Thuần, (2017), Bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh THCS thông qua dạy học dự án môn Vật lí, Tạp chí khoa học ĐH Thủ đô Hà Nội – tháng 5.

8. Nguyễn Thị Thuần, (2018), Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề

“Nước” ở Trung học cơ sở. Tạp chí khoa học (Đại học Thủ đô Hà Nội) – tháng 5.

9. Nguyễn Thị Thuần, Nguyễn Thị Thủy (2018), Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực khoa học học sinh THCS, Tạp chí khoa học (trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng), số đặc biệt, tháng 10.

10. Đỗ Hương Trà, Nguyễn Thị Thuần, (2018), Enhancing scientific literacy – research the case of teaching the topic Water in life, The 5th International ASEAN Comparative Educational Research Network and the 1st International Annual Meeting on STEM Education - ACER-N 2018 and I AM STEM 2018 11. Nguyễn Thị Thuần, Phan Thị Hồng The, Nguyễn Hồng Chiến, (2019), Bồi

dưỡng năng lực khoa học cho học sinh trung học cơ sở thông qua sử dụng bài tập tiếp cận PISA, Tạp chí khoa học (Đại học Thủ đô Hà Nội) – tháng 5

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học tìm tòi khám phá chủ đề -Nước trong cuộc sống- nhằm bồi dưỡng năng lực khoa học của học sinh trung học cơ sở (Trang 151 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)