Chương 3. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TÌM TÒI KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ “NƯỚC TRONG CUỘC SỐNG”
3.2. Dạy học chủ đề “Nước trong cuộc sống”
3.2.1. Lý do lựa chọn chủ đề
3.2.1.1. Nội dung kiến thức về Nước trong chương trình THCS hiện hành
Chương trình THCS hiện hành được lựa chọn và cấu trúc theo định hướng phát triển những kiến thức và kĩ năng mà học sinh đã đạt được ở bậc Tiểu học, nhất là qua môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học; đồng thời chương trình cũng chuẩn bị những kiến thức và kĩ năng cơ sở cho việc học tập các môn học khác ở THCS, cho việc tiếp tục học lên trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào lao động sản xuất và cuộc sống.
Phân tích kiến thức về Nước trong mối quan hệ giữa các môn học khác nhau ở Tiểu học và THCS ở VN có thể thấy sự có mặt của nó ở các môn học khác nhau, với các mức độ khác nhau
MÔN NỘI DUNG
HOÁ HỌC
- Thành phần định tính và định lượng của nước, công thức hóa học của nước
- Sự lan tỏa (khuếch tán) của một số chất trong nước
- Tính chất của nước: Nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca..), oxit bazơ (CaO, Na2O,...) , oxit axit ( P2O5, SO2,...)
- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.
- Khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà.
- Độ tan của một chất trong nước – các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan - Biện pháp làm quá trình hoà tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.
VẬT LÍ
- Đo thể tích chất lỏng
- Đo thể tích của vật rắn không thấm nước - Sự nở vì nhiệt của nước
- Sự nóng chảy, đông đặc, sự ngưng tụ, sự bay hơi và sự sôi - Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau
- Lực đẩy Ác si mét - Sự nổi
SINH
- Vai trò của nước trong quang hợp ở cây xanh - Sự dẫn nước và chất khoáng ở thân cây
- Khi đất thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và hút khoáng mạnh mẽ.
- Hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí.
- Nước với sự trao đổi chất ở động vật
- Ô nhiễm môi trường nước – trách nhiệm bảo vệ nguồn nước.
ĐỊA LÍ
- Hơi nước trong không khí – Mưa - Sông và hồ
- Biển và đại dương
- Đặc điểm sông ngòi Việt Nam - Hệ thống sông lớn ở Việt Nam
- Sự phát triển và phân bố công nghiệp (phần công nghiệp điện) - Giao thông và vận tải
- Thương mại và du lịch CÔNG
NGHỆ
Môi trường nuôi trồng thuỷ sản: đặc điểm, tính chất của nước nuôi trồng thuỷ sản.
GDCD Yêu thiên nhiên và sống hoà hợp với thiên nhiên Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
3.2.1.2. Nội dung về nước trong chương trình GD PT mới
Nghiên cứu chương trình KHTN và phân tích sự có mặt của kiến thức về Nước, sự có mặt một số kiến thức về Nước trong chương trình môn KHTN được thể hiện ở bảng sau với các yêu cầu cần đạt [7]
Nội dung dạy học Yêu cầu cần đạt về năng lực 1. Các trạng thái của
chất.
1.1. Sự đa dạng của vật chất
1.2. Ba trạng thái (thể) cơ bản của chất 1.3. Sự chuyển đổi trạng thái của chất
- Nhận thấy được sự đa dạng của vật chất. (Trong đó có Nước)
- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản 3 trạng thái của chất (Rắn; Lỏng; Khí thông qua quan sát về hình dạng và thể tích và nêu được một số ví dụ).
Nêu được khái niệm về nhiệt độ nóng chảy ; nhiệt độ sôi;
Sự bay hơi; Sự ngưng tụ; Sự thăng hoa; Khối lượng riêng;
- Làm được thí nghiệm - tìm tòi về sự chuyển thể của chất và giải thích được sự chuyển thể của chất.
2. Một số chất thông dụng, tính chất và ứng dụng của nó
- Trình bày được tính chất (chủ yếu là tính chất vật lý:
Màu sắc; Mùi vị; Tính cứng; Tính đàn hồi; tính tan; khối lượng riêng; nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi; Tính dẫn điện và dẫn nhiệt…) và ứng dụng của một số chất thông dụng trong cuộc sống và sản xuất một số chất (Nước) 3. Dung dịch. Huyền
phù , nhũ tương
3.1. Sự hòa tan. Dung môi và dung dịch 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hòa tan
- Phân biệt được dung môi và dung dịch
- Làm được thí nghiệm: + Phân biệt được dung dịch, huyền phù, nhũ tương; các chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước
- Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước
4. Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
- Chất tinh khiết và hỗn hợp;
- Một số phương pháp tách chất khỏi hỗn hợp
- Nêu được khái niệm chất tinh khiết, hỗn hợp.
- Trình bày được một số cách tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của chúng
- Sử dụng được một số dụng cụ thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, …
- Tìm được được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.
- Phân tích được mối liên hệ giữa các phương pháp tách một số chất thông thường ra khỏi hỗn hợp và vận dụng của phương pháp tách đó trong thực tiễn
5. Các phép đo - Đo nhiệt độ - Đo thể tích
- Đo thể tích, nhiệt độ của Chất lỏng - Đo thể tích vật rắn không thấm nước
Nội dung dạy học Yêu cầu cần đạt về năng lực
6. Lực và chuyển động Giá trị lực cản của không khí/của nước phụ thuộc vào kích thước và hình dạng của vật;
12. Năng lượng
- Sự chuyển hóa năng lượng
- Năng lượng hao phí - Nguồn năng lượng trong tự nhiên
Năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.
Vận dụng được sự bảo toàn năng lượng vào một số quá trình trao đổi năng lượng đơn giản;
Đề xuất được một vài biện pháp đơn giản tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hàng ngày
Như vậy, có thể thấy, các kiến thức về Nước tạo nên một chủ đề thống nhất. Nếu trong quá trình dạy học, GV tổ chức được các hoạt động học xung quanh chủ đề Nước bằng cách đặt HS vào tình huống, bối cảnh gắn với đời sống thực tiễn, từ đó thức đẩy họ tham gia quá trình tìm tòi, khám phá sẽ góp phần bồi dưỡng năng lực khoa học cho HS.