Chương 3. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TÌM TÒI KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ “NƯỚC TRONG CUỘC SỐNG”
3.4. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực khoa học của HS
3.4.2. Đánh giá NLKH qua dự án
Để đánh giá NLKH của HS qua dự án chúng tôi phối hợp đánh giá qua bảng quan sát của GV, đánh giá đồng đẳng và hợp tác của HS.
Thang đo NLKH qua bảng kiểm quan sát
Dựa vào các chỉ số hành vi đã nêu ra ở chương 2, chúng tôi đã lập ra bảng kiểm nhằm đánh giá sự phát triển NLKH của HS trong dự án như phụ lục 5
Phiếu đánh giá của giáo viên
Nhóm………. Dự án: Chưng cất nước Điểm số đánh giá của GV:………..
Tiêu chí Biểu hiện 3 2 1
Xác định được mục tiêu của dự án
1, Bản chất của quá trình chưng cất nước là sự bay hơi, sự sôi, sự ngưng tụ của nước
2. Nêu được các yếu tố ảnh hưởng sự bay hơi và ngưng tụ của nước
3. Xác định được các giải pháp đơn giản để chế tạo dụng cụ chưng cất nước từ sự bay hơi và ngưng tụ của nước và những điều kiện thực hiện
4, Xây dựng được kế hoạch (phù hợp với lứa tuổi) để thực hiện giải pháp đề xuất.
Đề xuất GP thực hiện
Tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin từ các nguồn về thiết bị chưng cất nước
1. Tìm được các mô hình của dụng cụ chưng cất nước 2. Phân tích, tổng hợp thông tin đã thu thập được từ hoạt động (Phân tích mô hình chứng cất nước đã tìm kiếm)
- Nguyên lý hoạt động của mô hình - Các thiết bị thiết kế
3. Vẽ sơ đồ thiết bị chưng cất 4. Chuẩn bị dụng cụ và lắp ráp 5. Vận hành dụng cụ
Lập KH thực hiện
Liệt kê các công việc cần làm:
1, Họp nhóm để bầu nhóm trưởng, nhóm phó và thư ký;
phân công nhiệm vụ cụ thể theo giải pháp đề ra
2, Họp nhóm sau 2 ngày để báo cáo kết quả tìm hiểu. Sau đó tiếp tục điều chỉnh nhiệm vụ bổ sung, sửa đổi.
3, Tiếp tục họp nhóm sau 5 ngày tiếp theo và hoàn thiện sản phẩm
4, Tiến hành trưng bày sản phẩm, báo cáo và trình bày báo cáo
Thực hiện KH Thực hiện theo kế hoạch đề ra Sản
phẩm Nội dung
Nguyên tắc của việc chưng cất nước.
Các dụng cụ chính cần dùng.
Bố trí lắp ráp thiết bị.
Sản phẩm thu được.
Hướng cải tiến thiết bị.
Hình thức
Trình bày đầy đủ nội dung một cách logic, sinh động, sáng tạo, nhiều hình ảnh
Thời gian
Hoàn thành tiểu luận theo tổng thời gian quy định và tiến độ thực hiện từng giai đoạn
Phiếu đánh giá đồng đẳng
Bảng 3.2. Thang đo NLKH thông qua tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng STT Nội dung
đánh giá
HS
1) Đề xuất xác định mục tiêu của chủ đề.
2) Đưa ra ý kiến để XD kế hoạch của
dự án
3) Thực hiện đúng nhiệm vụ theo kế hoạch của nhóm phân
công
4) Lắng nghe, tiếp thu ý kiến của thành viên khác
5)Điểm tổng
1 HS 1
2 HS 2
Bảng 3.3. Thang đo NLKH thông qua đánh giá hợp tác STT Nội dung ĐG
Nhóm được ĐG
1)Nội dung 2)Hình thức trình
bày
3)Thuyết trình
4)Hoạt động nhóm
5)Thời gian Tin cậy,
phong phú và khoa học.
Đưa ra được nhiều thông điệp với ý tưởng mới, sáng tạo
Logic, sáng tạo, sinh động với các chi tiết minh hoạ
Dễ hiểu, ấn tượng, sáng tạo, cuốn hút người nghe
Phân công nhiệm vụ hợp lí, các thành viên trong nhóm hiểu nhau và hỗ trợ nhau hiệu quả
Đảm bảo thời gian, quy định.
1 Nhóm 1
2 Nhóm 2
Dựa trên số lần xuất hiện các biểu hiện của HS ứng với các tiêu chí trên và mức độ biểu hiện, chúng tôi cho HS điểm trong thang điểm 10. Nếu gọi điểm đánh giá qua bảng kiểm quan sát kết hợp với đánh giá qua hồ sơ là (a); Điểm tự đánh giá là (b); Điểm trung bình đánh giá đồng đẳng là (c); Điểm đánh giá hợp tác là (d). Khi đó điểm cuối cùng (g) của mỗi HS được tính bởi công thức:
*7 *1 *1 *1 10
a b c d
g = + + +
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, cùng với việc phân tích kiến thức về Nước trong chương trình GDPT, LA đã xây dựng được chủ đề “Nước trong cuộc sống” với các nhiệm vụ TTKP gần gũi với HS, đặc biệt là các HS đầu cấp THCS và do đó, sẽ có nhiều cơ hội đáp ứng việc bồi dưỡng NLKH.
Tuy nhiên, để quá trình dạy học TTKP đạt hiệu quả cao GV cần phải tạo ra môi trường thuận lợi để HS có điều kiện phát triển NLKH, biết cách khuyến khích HS đặt các câu hỏi NCKH và suy nghĩ một cách sáng tạo nhất, biết cách đặt câu hỏi sao cho HS bộc lộ được khả năng phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp, thực hiện giải pháp, đánh giá và phản ánh giá trị giải pháp, vận dụng các kiến thức đã học hoặc các kinh nghiệm của mình vào tình huống thực tiễn. Ngoài ra khả năng trình bày của HS cũng được phát triển đáng kể khi bảo vệ ý kiến của mình hoặc của nhóm HS trước lớp về sản phẩm của nhóm mình. Điều này, một mặt giúp HS chiếm lĩnh được các kiến thức và kĩ năng theo quy định của chương trình, một mặt mở rộng thêm một số kiến thức hữu ích cho cuộc sống thực tiễn và phát triển được tính năng động, phát triển NLKH và năng lực hợp tác trong công việc cũng như một số năng lực hành động khác. Hình thành kĩ năng sống và thói quen vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn, có ý thức trách nhiệm đối với lợi ích và sự phát triển của cộng đồng xã hội, thúc đẩy hứng thú học tập và nhu cầu tự thể hiện bản thân, thấy được ý nghĩa của kiến thức trong sách vở đối với đời sống con người.