Nhận định việc thực hiện các quy định pháp luật đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ của cơ quan quản lý cạnh tranh

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tại việt nam (Trang 52 - 56)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH

2.2. Thực tiễn thi hành tại Việt Nam ____________________________________ 42 1. Nhận định việc thực hiện các quy định pháp luật cạnh tranh đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp

2.2.2. Nhận định việc thực hiện các quy định pháp luật đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ của cơ quan quản lý cạnh tranh

5 Cục Quản lý cạnh tranh (2013), Báo cáo hoạt động thường niên Cục Quản lý cạnh tranh năm 2012, Hà Nội

47

Theo quy định của Luật cạnh tranh năm 2018, cơ quan quản lý cạnh tranh hiện nay là Ủy ban canh tranh Quốc gia được tổ chức lại trên mô hình cũ là Hội đồng Cạnh tranh và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng. Ủy ban Cạnh tranh quốc gia có tối đa 15 thành viên là công chức của Bộ Công thương, các bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học. Tất cả các thành viên này do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương, hoạt động theo nhiệm kỳ 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Thiết kế tổ chức, bộ máy của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia bảo đảm cho cơ quan này, từng thành viên của cơ quan này hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.

Do Luật cạnh tranh năm 2018 mới được ban hành chưa lâu và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2019 nên việc đánh giá và nhận định việc thực hiện các quy định pháp luật về TTHCCT trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ của cơ quan quản lý cạnh tranh được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của mô hình Luật cạnh tranh cũ là Hội đồng Cạnh tranh và Cục Quản lý Cạnh tranh.

Trong đó, Hội đồng Cạnh tranh thực hiện hoạt động điều tra tiền tố tụng để từ đó ra quyết định khởi xướng điều tra hoặc không khởi xướng điều tra. Thông qua hoạt động điều tra tiền tố tụng, cơ quan quản lý cạnh tranh một mặt thu thập các số liệu cần thiết để xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành, mặt khác tìm hiểu các nghi vấn để kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm.

TTHCCT là một trong những hành vi thường gặp nhất với số vụ việc TTHCCT bị điều tra tiền tố tụng chiếm trên 80% quyết định điều tra giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016.

Cơ quan Quản lý cạnh tranh đóng vai trò chủ đạo trong việc tìm kiếm và phát hiện xử lý vi phạm. Có thể khẳng định như vậy vì 4 vụ việc được điều tra chính thức đều do Cục Quản lý cạnh tranh khởi xướng điều ra. Thông qua quá trình điều tra, xử lý những vụ việc trên, đã có 71 doanh nghiệp bị điều tra, cơ quan quản lý cạnh tranh đã ra quyết định xử lý 31 doanh nghiệp, thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền phạt và phí xử lý vụ việc cạnh tranh là 1.807.182.000 (một tỷ tám trăm lẻ

48

bảy triệu một trăm tám hai ngàn đồng). Trong số đó hai vụ việc đã được xử lý, việc xử lý vụ 19 doanh nghiệp bảo hiểm là thành công đầu tiên trong việc áp dụng pháp luật về TTHCCT khi Cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam còn non trẻ, chưa hề có kinh nghiệm, nguồn lực hạn chế. Thành công này có ý nghĩa rất quan trọng, vừa có tác dụng nâng cao nhận thức của doanh nghiệp vừa cho thấy Việt Nam năng lực của cơ quan cạnh tranh trong việc quản lý thị trường, bảo vệ môi trường cạnh tranh bình đẳng.

Sau khi có Quyết định điều tra sơ bộ của vụ 19 doanh nghiệp bảo hiểm, 18/19 doanh nghiệp bảo hiểm đã có "động thái dừng thực hiện thỏa thuận" ngoại trừ Samsung-Vina là doanh nghiệp duy nhất chưa phối hợp cung cấp nhiều thông tin, chứng cứ mà Nhóm điều tra viên trước đó chưa biết. Điều tra và xử lý một vụ việc TTHCCT vi phạm pháp luật là công việc phức tạp, khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của cơ quan quản lý cạnh tranh cũng như chuyên môn sâu của điều tra viên và thành viên Hội đồng xử lý vụ việc. Do đó kết quả đạt được cho thấy nỗ lực của cơ quan quản lý cạnh tranh trong công tác điều tra tiền tố tụng, điều tra và xử lý vụ việc TTHCCT. Mặc dù vậy, với hình thức xử phạt tiền đối với 19 doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận ấn định giá bảo hiểm học sinh là quá thấp khi Hội đồng cạnh tranh chỉ áp dụng mức phạt là 0,025% tổng doanh thu năm tài chính 2007 của các doanh nghiệp bảo hiểm này (thấp hơn đề nghị của nhóm điều tra - đề nghị mức 0,1%). Mức phạt này chưa nghiêm khắc tương xứng với mức nguy hại cho thị trường mà hành vi TTHCCT gây ra, đồng thời không đủ sức răn đe đối với những đối tượng khác.

Hội đồng Cạnh tranh thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lý vụ việc TTHCCT và các quyết định khác. Trong cả 2 vụ việc đã có quyết định xử lý của Hội đồng Cạnh tranh đều bị doanh nghiệp khiếu nại. Đối với cả 2 trường hợp công tác giải quyết khiếu nại của Hội đồng Cạnh tranh đều đảm bảo xem xét cặn kẽ nội dung khiếu nại, đúng trình tự, thủ tục nên sau đó bên khiếu nại đã chấp nhận quyết định giải quyết khiếu nại này và sau đó thực hiện nghiêm túc các quyết định xử lý vụ việc TTHCCT vi phạm pháp luật. Tuy nhiên Báo cáo tổng

49

kết công tác năm 2013 của Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh cho biết Ban Thư ký đã nhận được nhiều Đơn khiếu nại liên quan đến giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh nhưng gửi vượt cấp, không đúng trình tự quy định của pháp luật, Cục CT&BVNTD cũng nhận được đơn khiếu nại nhưng không được bên khiếu nại cung cấp đủ hồ sơ, từ đó cho thấy cơ quan quản lý cạnh tranh cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của Luật Cạnh tranh và Luật Khiếu nại để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo báo cáo tổng kết 12 năm thi hành luật cạnh tranh của Bộ Công thương, tính đến năm 2016, số vụ việc điều tra liên quan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh là 08 vụ, trong đó có 06 vụ đã được HĐCT tiến hành xử lý theo quy định. Thông qua việc điều tra, xử lý 08 vụ hạn chế cạnh tranh, với gần 70 doanh nghiệp bị điều tra, các cơ quan cạnh tranh đã ra quyết định xử lý, thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền phạt và phí xử lý vụ việc cạnh tranh gần 5,5 tỷ đồng. Mặc dù số vụ việc hạn chế cạnh tranh được điều tra và xử lý còn khiêm tốn, nhưng xét trong bối cảnh các cơ quan cạnh tranh Việt Nam còn non trẻ với nguồn lực hạn chế và Luật Cạnh tranh được thực thi chưa đủ lâu để có thể đi sâu vào đời sống xã hội thì kết quả thi hành nêu trên chính là sự khởi đầu cho thấy Luật Cạnh tranh đã chính thức đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng.

Ưu điểm nổi bật của cơ quan quản lý cạnh tranh trong công tác thực hiện pháp luật về TTHCCT thời gian qua đó là nỗ lực trong công tác tập huấn và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTHCCT. Những hoạt động đa dạng, phong phú bao gồm tổ chức hội thảo, diễn đàn, xuất bản sách, phát hành các báo cáo đánh giá ngành kinh tế, báo cáo rà soát pháp luật cạnh tranh và đều đặn mở các khóa tập huấn đã có tác dụng cung cấp kiến thức, hình thành nhận thức và nâng cao hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp cũng như của các cơ quan quản lý nhà nước, khảo sát của tác giả cho thấy có 70,4% doanh nghiệp biết tới Luật Cạnh tranh 2004 là "qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật", trong số các doanh nghiệp "có liên hệ/làm việc với Cơ quan quản lý cạnh tranh" thì có 99,3% là liên hệ qua các hội thảo, khóa đào tạo, tập huấn.

50

Tuy nhiên còn tồn tại một số hạn chế, bất cập trong việc cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình như chưa chú trọng ban hành các văn bản triển khai thực hiện pháp luật, hướng dẫn chi tiết để thi hành, cụ thể không có một văn bản nào để hướng dẫn thực hiện pháp luật về TTHCCT trong khi đây là một vấn đề rất phức tạp. Thời hạn điều tra vụ việc kéo dài cụ thể như trong vụ việc TTHCCT của 19 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, hành vi được phát hiện từ năm 2008, hành vi vi phạm đơn giản và công khai, nhưng sau Quyết định số 99/QĐ-QLCT của Cục trưởng Cục CT&BVNTD về việc điều tra chính thức vụ việc, cơ quan điều tra cũng đã phải gia hạn thời hạn điều tra và sau khi Cục CT&BVNTD chuyển Hồ sơ vụ việc lên Hội đồng Cạnh tranh thì Hội đồng Cạnh tranh lại phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung chỉ vì thiếu những hướng dẫn thi hành cụ thể về xác định thị phần của doanh nghiệp vi phạm.

Mặc dù công tác xây dựng nguồn lực đã được quan tâm, tuy nhiênnguồn lực điều tra viên của Cục Quản lý Cạnh tranh còn hạn chế cả về mặt số lượng và chất lượng và phần lớn các cán bộ trong Cục Quản lý Cạnh tranh là những cán bộ trẻ, mới tham gia công tác trong thời gian ngắn, chưa thể chủ động xử lý công việc6. Theo Báo cáo Mô hình cơ quan cạnh tranh - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam của Bộ Công thương vào năm 2017, năm 2014 Cục Quản lý Cạnh tranh có 33 điều tra viên, năm 2015 tăng lên 35 và tuổi đời trung bình là 32 tuổi7.Do số lượng điều tra viên còn quá ít nên điều tra viên được sắp xếp, bố trí giải quyết tất cả các lĩnh vực quản lý cạnh tranh, từ điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, chống phá giá, bán hàng đa cấp, lạm dụng vị trí thống lĩnh... vì vậy ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cũng như tiến độ điều tra vụ việc TTHCCT nói riêng cũng như triển khai thực hiện các công tác khác về TTHCCT nói chung.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tại việt nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)