Kiến nghị thực hiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tại việt nam (Trang 69 - 78)

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC

3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh

3.2.2. Kiến nghị thực hiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực

Nâng cao nhận thức về thực hiện pháp luật đối với TTHCCT cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệptrong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nói riêng

Doanh nghiệp là đối tượng mà cơ quan quản lý cạnh tranh hết sức tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật cạnh tranh nói chung là pháp luật đối với TTHCCT trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụnói riêng bởi lẽ doanh nghiệp là chủ thể chủ yếu trong nền kinh tế thị trường thực hiện pháp luật cạnh tranh. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là rất cần thiết, và càng đặc biệt cần thiết đối với một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ như pháp luật về TTHCCT. Nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật không chỉ tập trung vào các quy định tại Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành mà còn phải kết hợp các văn bản pháp luật chuyên ngành khác.

Về phương thức cần đa đạng và linh hoạt, giải pháp cho đối tượng này là: Tổ chức nhiều buổi tọa đàm, hội thảo, tập huấn và xây dựng góc pháp luật về TTHCCT trên

10 Đào Ngọc Báu (2017), "Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: phân tích từ góc độ pháp luật cạnh tranh", Tạp chí Khoa học&Công nghệ Việt Nam, (8), tr.48-52

64

website, bên cạnh đó còn cần có các tờ rơi hay tạp chí đến được tay của các doanh nghiệp để các doanh nghiệp ban đầu có thể biết đến các quy định TTHCCT sau đó dần tìm hiểu. Bên cạnh đó cần phải đẩy mạnh vai trò của truyền thông, báo chí trong việc tuyên truyền pháp luật về TTHCCT, đây là một trong những hình thức có khả năng lan tỏa mạnh mẽ, chính vì vậy cần phải cung cấp thông tin dấu hiệu vi phạm, chỉ dấu hành vi và hình thức xử lý để lồng ghép tuyên truyền pháp luật đến doanh nghiệp.

Ngoài ra kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy rằng, ngoài việc phổ biến tuyên truyền pháp luật với các doanh nghiệp cũng cần phải có các chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự mình xây dựng và vận hành các chương trình xây dựng và tuân thủ luật pháp về TTHCCT. Khi các doanh nghiệp vận hành chương trình có hiệu quả sẽ thúc đẩy được các doanh nghiệp khác tìm hiểu, tham gia và vận hành theo, từ đó nâng cao nhận thức chung của cộng đồng về thực hiện pháp luật TTHCCT. Để doanh nghiệp nắm bắt được nội dung pháp luật về TTHCCT và xây dựng được chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh sao cho phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp cần thiết phải có sự trợ giúp và khuyến khích của cơ quan quản lý cạnh tranh bằng các cách thức như sau: Đầu tiên, lựa chọn doanh nghiệp để thực hiện thí điểm chương trình sau đó hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và giám sát vận hành chương trình cuối cùng triển khai kế hoạch nhân rộng mô hình tuân thủ pháp luật đối với TTHCCT cho cộng đồng doanh nghiệp cùng với tuyên truyền sâu rộng về tác dụng của chương trình.

Nâng cao nhận thức về thực hiện pháp luật đối với TTHCCT trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cho các Hiệp hội ngành nghề

Hiệp hội các ngành nghề cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về pháp luật TTHCCT. Hiệp hội là đối tượng có thể tiến hành tổ chức hoặc tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của TTHCCT. Vì vậy, tập trung vào nâng cao nhận thức thực hiện pháp luật đối với TTHCCT trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành TTHCCT từ các Hiệp hội ngành

65

nghề trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bởi trong quá trình thực hiện việc kết nối các doanh nghiệp thành viên để đưa ra chủ trương hoạt động cho ngành nghề của mình, nếu không nắm vững các quy định pháp luật, rất có thể các thỏa thuận thống nhất đó của Hiệp hội chính là TTHCCT. Để làm được như vậy, Hiệp hội nên có bộ phận pháp lý để tư vấn hoặc liên kết với các đơn vị tư vấn pháp lý và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để thực hiện tốt vai trò của mình.

Về phía VCCI, cần phối hợp nhịp nhàng với cơ quan quản lý cạnh tranh để sau khi có các chuyên đề về pháp luật TTHCCT sẽ thực hiện việc kết nối với các hiệp hội tại địa phương thông qua các Sở Công thương trên địa bàn tỉnh, thành phố trong cả nước sau đó phối hợp cùng với các hiệp hội để phát hành ấn phẩm hay tổ chức hội thảo cho các thành viên của Hiệp hội để nâng cao nhận thức về pháp luật TTHCCT.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về thực hiện pháp luật về TTHCCT trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.

Cộng đồng tuy không phải là chủ thể thực hiện pháp luật về TTHCCT nhưng lại là đối tượng chịu tác hại lớn nhất từ TTHCCT vi phạm pháp luật. Ngược lại, cộng đồng cũng giúp ngăn ngừa hành vi TTHCCT thậm chí quyết định số phận của các doanh nghiệp. Để nâng cao nhận thức của cộng đồng cần thực hiện các giải pháp như: Tuyên tryền hành vi TTHCCT bị cấm, các dấu hiệu chỉ dấu hành vi TTHCCT, thiệt hại phải gánh chịu nếu TTHCCT hoàn thành. Nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với pháp luật về TTHCCT có thể được thực hiện bằng các giải pháp như: Tuyên truyền về các hành vi bị cấm qua pano quảng cáo, chương trình truyền thông, tổ chức game show có liên quan đến việc kinh doanh; tuyên truyền về quyền được bồi thường thiệt hại do hành vi TTHCCT gây ra; tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu, trao đổi thông tin giữa các nhà khoa khọc, giới luật gia…đồng thời lưu giữ các tham luận, nghiên cứu trên website của cơ quan cạnh tranh để cộng đồng qua đó có thể tìm hiểu về TTHCCT từ đó phát hiện và báo cáo đến cơ quan quản lý cạnh tranh.

66

Nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước về thực hiện pháp luật về TTHCCT trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.

Luật cạnh tranh được coi là “luật chung” điều chỉnh các quan hệ pháp luật liên quan đến TTHCCT. Các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến TTHCCT phải được xây dựng trên cơ sở luật chung là Luật cạnh tranh và không được trái với các quy định của Luật này. Mặt khác TTHCCT liên quan đến mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế thị trường, do vậy cần phải nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước đối với TTHCCT trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.

Để nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước, cần có sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan điều tiết ngành và Cơ quan quản lý cạnh tranh. Quá trình soạn thảo các chính sách ngành, cơ quan điều tiết ngành nên tham vấn Cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi ban hành để đảm bảo các chính sách này phù hợp với quy định pháp luật về TTHCCT. Quy trình tham vấn cần được xây dựng một cách cụ thể và chi tiết, trên cơ sở các quy định của Chính phủ, việc tham vấn sẽ trở thành một hoạt động có ý nghĩa đồng thời là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh. Thực hiện quy trình tham vấn sẽ giúp cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện được các hoạt động vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước khác và kiến nghị sửa đổi, thu hồi các văn bản ban hành có nội dung không phù hợp. Để có thể triển khai công tác thực hiện pháp luật và tăng cường hoạt động giám sát, cơ quan quản lý cạnh tranh cần có sự phối hợp tốt với Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở Công thương và cơ quan hữu quan. Ngoài ra, cùng với việc nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước về TTHCCT còn cần có các biện pháp xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm của đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước.

Xây dựng mô hình tổ chức hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đảm bảo tính độc lập, đủ thẩm quyền theo luật định, hoạt động tuân theo pháp luật

67

Một trong những nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện pháp luật về TTHCCT ở Việt Nam trong thời gian qua là địa vị và mô hình cơ quan cạnh tranh chưa hợp lý, chưa củng cố được vị thế để đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Luật Cạnh tranh 2018 đã xây dựng Uỷ ban cạnh tranh Quốc gia trên cơ sở sáp nhập hai cơ quan Hội đồng cạnh tranh, Văn phòng Hội đồng cạnh tranh và Cục CT&BVNTD;là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là một cơ quan đặc biệt khi vừa đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý nhà nước về cạnh tranh vừa giám sát hoạt động cạnh tranh trên thị trường, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Khi đảm nhiệm vai trò quản lý nhà nước về cạnh tranh, đây là một cơ quan hành chính nhưng khi thực hiện điều tra, xét xử vụ việc TTHCCT vi phạm pháp luật, đây là một cơ quan tư pháp, vì vậy việc đảm bảo tính độc lập là nhu cầu khách quan. Do đó cần tiếp tục kiến nghị để Quốc hội xem xét về địa vị pháp lý của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, xác định một vị trí pháp lý tương xứng, vị thế đủ mạnh, được đảm bảo tính độc lập, được thành lập và có đủ thẩm quyền theo luật định, hoạt động tuân theo pháp luật để cơ quan này hoàn thành vai trò, nhiệm vụ của mình, đảm bảo thực hiện hiệu quả pháp luật về cạnh tranh nói chung và pháp luật về TTHCCT nói riêng.

Tăng thẩm quyền cho cơ quan điều tra vụ việc TTHCCT trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ

Để đảm bảo thực hiện pháp luật về TTHCCT, cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh cần được trao cho các quyền hạn cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về TTHCCT trong thời gian qua là có nhiều vụ việc Cục CT&BVNTD nhận thấy có dấu hiệu TTHCCT vi phạm pháp luật, đã tiến hành điều tra tiền tố tụng nhưng sau đó đã không đủ chứng cứ để quyết định điều tra chính thức. Với tình hình TTHCCT đang càng ngày càng phát triển đa dạng, chiêu thức ngày càng tinh vi, khó phát hiện thì cơ quan điều tra cần có những thẩm quyền sau để có thể phát hiện được TTHCCT và thu thập chứng cứ:

68

- Quyền yêu cầu các doanh nghiệp và các cá nhân, cơ quan hay tổ chức khác trên thị trường giải trình, cung cấp thông tin cần thiết.

- Quyền khám nghiệm, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ việc, trưng cầu giám định khi cần thiết, quyền niêm phong văn phòng, trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Quyền lấy lời khai tại chỗ và trong suốt quá trình điều tra.

- Quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế.

- Quyền xử phạt đối với các bên bất hợp tác.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các cơ quan điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh đều có các quyền tố tụng này, những quyền này cũng được quy định cho các cơ quan như Hải quan, Kiểm lâm trong Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015 khi tiến hành một số hoạt động điều tra.

Hiện tại thì cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh cũng được giao một vài thẩm quyền trên như quyền khám xét tại Điều 94 của Mục 7, Chương III, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 5 năm 2005 nhưng nặng về khám xét trong quản lý hành chính hơn là hoạt động khám xét của cơ quan điều tra trong vụ việc TTHCCT. Việc Cơ quan Điều tra vụ việc TTHCCT được trao các thẩm quyền về khám xét, lấy lời khai, áp dụng biện pháp cưỡng chế... là phù hợp với chức năng điều tra từ đó tăng hiệu quả khám phá và điều tra vụ việc TTHCCT, đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong cơ quan quản lý cạnh tranh

Chiến lược phát triển đội ngũ điều tra viên vụ việc hạn chế cạnh tranh một cách hiệu quả có thể được thực hiện bằng những cách thức như sau:

+ Tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng toàn diện cho các công chức của cơ quan quản lý cạnh tranh có khả năng bổ nhiệm điều tra viên và các điều tra viên vụ việc hạn chế cạnh tranh hiện có.

69

+ Nỗ lực phối hợp với các tổ chức quốc tế, các cơ quan cạnh tranh nước ngoài tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn về kỹ năng điều tra cho các điều tra viên của cơ quan quản lý cạnh tranh.

+ Tích cực và tạo điều kiện để điều tra viên và công chức của cơ quan quan lý cạnh tranh tham gia các hội thảo, tọa đàm trong và ngoài nước.

+ Chú trọng bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ và tin học bên cạnh kiến thức chuyên môn.

Ngoài ra để tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho cơ quan quản lý cạnh tranh sau này, có thể kiến nghị để đưa nội dung về pháp luật cạnh tranh nói chung, pháp luật về TTHCCT nói riêng vào chương trình giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành luật, tài chính, kinh tế... bồi dưỡng nhân tố xuất sắc có thành tích nổi trội, được hưởng các chế độ ưu đãi nhất định để thu hút nhân lực chất lượng cao để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho cơ quan quản lý cạnh tranh sau này.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong thực hiện pháp luật về TTHCCT trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ

Hợp tác quốc tế trong thực hiện pháp luật về TTHCCT là một trong những yếu tố quan trọng đem lại những thành tựu cho pháp luật cạnh tranh Việt Nam.Trước hết, Việt Nam cần tuân thủ thực hiện một cách có trách nhiệm các điều ước quốc tế đã tham gia. Việc thực hiện nghiêm túc các quy định được ký kết giữa Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), hay như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu và các quốc gia thành viên, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bảnsẽ đảm bảo thực hiện cam kết quốc tế, sau đó là tạo nền tảng để đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương nhằm tăng cường trao đổi thông tin, hỗ trợ công tác điều tra, xử lý các vụ việc TTHCCT. Hoạt động hợp tác có thể được tiến hành dưới hình thức trao đổi thông tin, thông báo và phối hợp các hoạt động thực thi và tham vấn. Thực hiện tốt các cam kết song phương và đa phương đã ký kết cũng là cơ hội để Việt Nam tích lũy kinh nghiệm và uy tín cho các hoạt động hợp tác quốc tế về

70

thực hiện pháp luật về TTHCCT thông qua ký kết các biên bản ghi nhớ, biên bản hợp tác với các cơ quan cạnh tranh nước ngoài.

Đồng thời với việc hợp tác, thực hiện các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết cơ quan cạnh tranh còn cần tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm sự hợp tác từ các cơ quan cạnh tranh quốc tế. TTHCCTnay đã không chỉ trong phạm vi quốc gia,với sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia và tập đoàn lớn TTHCCT đã ở tầm quốc tế, hiện có nhiều diễn đàn quốc tế về pháp luật và chính sách cạnh tranh như diễn đàn của Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển UNCTAD, Mạng lưới Cạnh tranh Quốc tế ICN, đặc biệt Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD thường xuyên có những hoạt động nghiên cứu, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về thực thi TTHCCT, đây là những hoạt động rất có ý nghĩa mang lại nhiều kinh nghiệm cho cơ quan quản lý cạnh tranh có phần còn non trẻ.

Thay đổi nhận thức về hợp tác quốc tế trong thực hiện pháp luật về TTHCCT. Nhận thức về hợp tác quốc tế về thực hiện pháp luật cạnh tranh nói chung, về TTHCCT nói riêng có lúc có nơi còn chưa thật sự đầy đủ, còn tồn tại quan điểm cho rằng hợp tác quốc tế đơn thuần là tìm kiếm nguồn tài trợ và do đó đã làm hạn chế tính chiến lược trong một số hoạt động hợp tác quốc tế thời gian qua.

Do nhận thức này còn tồn tại và do cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam còn non trẻ nên các hoạt động hợp tác quốc tế hiện nay vẫn chủ yếu là tiếp nhận và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đối tác. Để tăng cường hợp tác quốc tế về thực hiện pháp luật về TTHCCT trong thời gian tới, cơ quan cạnh tranh Việt Nam cần xác định tư duy chủ động cùng tham gia và chia sẻ về thông tin, tham vấn liên quan đến thực hiện pháp luật về TTHCCT, và ngay cả chuẩn bị tư duy cũng như các điều kiện cần thiết để phối hợp với các cơ quan điều tra các nước khác trong việc điều tra các TTHCCT xuyên biên giới.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tại việt nam (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)