Nhận định việc thực hiện các quy định pháp luật cạnh tranh đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ của cộng đồng và cơ

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tại việt nam (Trang 56 - 60)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH

2.2. Thực tiễn thi hành tại Việt Nam ____________________________________ 42 1. Nhận định việc thực hiện các quy định pháp luật cạnh tranh đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp

2.2.3. Nhận định việc thực hiện các quy định pháp luật cạnh tranh đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ của cộng đồng và cơ

6 Cục Quản lý cạnh tranh (2017), Báo cáo thường niên 2016, Hà Nội

7Bộ Công thương (2017), Báo cáo mô hình cơ quan cạnh tranh - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Hà Nội

51

Thực tiễn trong những năm qua đã xảy ra tình trạng một số cơ quan quản lý nhà nuớc tại địa phuơng có hành vi hoặc ban hành các văn bản hành chính chứa đựng nội dung mang tính mệnh lệnh để chỉ định doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ hoặc phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp. Những hành vi mang tính mệnh lệnh can thiệp trực tiếp vào các hoạt động cạnh tranh trên thị trường như đề cập có thể gây những tác động tiêu cực và làm phương hại đến môi trường cạnh tranh, tạo ra sự phân biệt đối xử bất bình đẳng làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp khác trên thị trường. Điều này không chỉ có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 6 Luật Cạnh tranh về các hành vi bị cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước mà còn đi ngược lại tinh thần của nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh đã được ghi nhận và quy định tại Điều 51 Hiến pháp và Điều 10 Luật Thương mại cùng một số quy định pháp luật khác về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trước tình hình đó, để tránh gây hiểu nhầm trong dư luận về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Bộ Công Thương đã tiến hành xác minh các sự việc, chủ động làm việc và nhận được sự ủng hộ, hợp tác tích cực, hiệu quả từ hầu hết các cơ quan và đơn vị có liên quan để tháo gỡ và xử lý đối với từng sự việc trên tinh thần thượng tôn pháp luật, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù ở từng địa phương và đồng thời cũng để giải toả những thắc mắc và bức xúc từ cộng đồng xã hội.

Chỉ riêng trong hai năm 2014 và 2015, Bộ Công Thương đã tiến hành xác minh và xử lý 15 vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 6 Luật Cạnh tranh.

Một số sự việc tiêu biểu như Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành văn bản đề nghị các trường học, cơ sở giáo dục chỉ nên tham gia bảo hiểm với 5 doanh nghiệp bảo hiểm; Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các cơ quan, đơn vị địa phương phải sử dụng dịch vụ thanh toán tiền lương qua ngân hàng do Ngân hàng Techcombank cung cấp v.v…

Giới luật sư đã có nhiều nỗ lực trong việc tư vấn, giải thích pháp luật cho khách hàng, tư vấn cho khách hàng tham vấn Cục CT&BVNTD về thực hiện pháp

52

luật đồng thời tích cực đóng góp ý kiến về pháp luật cạnh tranh và công tác thực thi pháp luật trong thời gian qua thông qua những Hội thảo "Mười năm thực thi Luật Cạnh tranh - Góc nhìn từ phía doanh nghiệp" tổ chức năm 2015 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tóm lại việc thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và kinh doanh dịch vụ nói riêng đã đạt được một số thành công nhất định nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại không ít những bất cập cần khắc phục để nâng cao nhận thức về pháp luật cạnh tranh đối với các chủ thể kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trên thị trường và xử lý nhanh chóng các vụ việc bị điều tra và phát hiện.

53

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam ra đời khá muộn, tuy nhiên cũng đã đạt được một số thành công nhất định. Các quy định pháp luật điều chỉnh đối với TTHCCT trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tương đối đầy đủ và hoàn thiện từ việc xác định bản chất hành vi cho đến liệt kê các dạng TTHCCT từ đó quy định hành vi nào bị cấm, hành vi nào được miễn trừ cùng với chế tài xử lý đa dạng. Luật cạnh tranh 2018 có nhiều điểm tiến bộ hơn so với Luật cạnh tranh 2004 như: quy định thêm các thỏa thuận ngang bị cấm; cân nhắc yếu tố lợi ích và tác động HCCT theo nhiều tiêu chí chứ không chỉ dựa vào mức thị phần của các doanh nghiệp như trước kia; mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật bao gồm cả các hiệp hội và pháp nhân nước ngoài; bổ sung chính sách khoan hồng; chế tài phạt vi phạm nghiêm khắc. Tuy nhiên vẫn còn có một số hạn chế như chưa có quy định chi tiết về đánh giá tác động hay khả năng gây tác động HCCT; mặc dù việc bổ sung thêm đối tượng điều chỉnh là các pháp nhân ở nước ngoài là cần thiết nhưng khó thực thi trên thực tế; chính sách khoan hổng bỏ qua một đối tượng tiềm năng có khả năng cung cấp thông tin làm sáng tỏ vụ án là các doanh nghiệp đã bị điều chưa nhưng cơ quan điều tra còn thiếu thông tin về vụ việc HCCT; thêm vào đó là cơ quan quản lý cạnh tranh không đảm bảo vai trò độc lập và phải gánh vác quá nhiều chức năng.

Thực tiễn thi hành quy định pháp luật về TTHCCT trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ được thể hiện qua việc thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này của các đối tượng là doanh nghiệp, hiệp hội, cơ quan quản lý cạnh tranh, và cuối cùng là qua hành động thực tế của cộng đồng và các cơ quan quản lý nhà nước khác. Đây là các đối tượng chịu sự điều chỉnh hoặc thực thi hoặc bị ảnh hưởng của pháp luật cạnh tranh. Chính vì vậy hành vi của các đối tượng này là cách thể hiện rõ nhất việc các quy định pháp luật về TTHCCT trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ được thi hành trên thực tế. Đây cũng là nội dung của chương 2, từ thực tiễn thi hành đó cùng với việc đúc rút các kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới làm cơ sở định hướng cho phương hướng và giải pháp ở chương 3 của Luận văn.

54

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tại việt nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)