Mục tiêu
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020 đã xác định rõ mục tiêu đến năm 2020 có 50% người lao động tham gia BHXH [15]; làm cho người lao động, người sử dụng lao động và toàn thể nhân dân hiểu rõ tính ưu việt và tầm quan trọng của việc tham gia BHXH.
BHXH tỉnh Vĩnh Phúc xác định rõ mục tiêu hàng năm số nợ BHXH, BHYT, BHTN từ 1 đến 1,5% trên tổng số thu.
Nguyên tắc
Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN tiến tới BHYT toàn dân, BHXH cho 100% người lao động đòi hỏi chúng ta phải đưa ra các yêu cầu và nguyên tắc quản lý thu hồi nợ như sau:
Việc thu hồi nợ phải đáp ứng các yêu cầu như: thu đúng, thu đủ, thu kịp thời;
quản lý chặt chẽ các đơn vị nợ BHXH, đảm bảo tỷ lệ nợ hàng năm dưới 2% tổng số phải thu BHXH, BHYT, BHTN và phải quán triệt các nguyên tắc sau:
Thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; bảo đảm dễ dàng, tạo thuận lợi trong việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo đảm thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính theo quy định của pháp luật; lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.[2]
1.2.2. Quy trình và nội dung quản lý thu hồi nợ
22
Theo Quyết định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thì quy trình và nội dung quản lý thu hồi nợ như sau:
Với phòng, tổ Quản lý thu, hàng tháng, cán bộ thu thực hiện đôn đốc đơn vị nộp tiền theo quy định. Trường hợp đơn vị nợ quá 02 tháng tiền đóng, đối với phương thức đóng hằng tháng; 04 tháng, đối với phương thức đóng 03 tháng một lần; 07 tháng, đối với phương thức đóng 06 tháng một lần, cán bộ thu trực tiếp đến đơn vị để đôn đốc, lập Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động (Mẫu D04h-TS); gửi văn bản đôn đốc 15 ngày một lần. Sau 02 lần gửi văn bản mà đơn vị không nộp tiền, chuyển hồ sơ đơn vị đến Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ tiếp tục xử lý, gồm:
Biên bản của cán bộ thu đôn đốc đơn vị đóng tiền;
02 văn bản đôn đốc đơn vị nộp tiền.
Trường hợp đơn vị có văn bản cam kết nộp đủ số tiền nợ trong thời hạn 30 ngày thì tiếp tục theo dõi, đôn đốc đơn vị nộp tiền.
Hằng tháng chuyển báo cáo chi tiết đơn vị nợ (Mẫu B03-TS) kèm theo dữ liệu cho Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ để quản lý, đôn đốc thu nợ và đối chiếu.
Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ:
Tiếp nhận hồ sơ đôn đốc thu hồi nợ từ Phòng/Tổ Quản lý thu.
Căn cứ hồ sơ do Phòng/Tổ Quản lý thu bàn giao, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đôn đốc đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động theo quy định của pháp luật ký biên bản đối chiếu thu nộp BHXH, BHYT (mẫu C05-TS).
Sau 06 tháng kể từ ngày đến đơn vị đôn đốc và thực hiện các biện pháp đôn đốc mà đơn vị vẫn không đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, phối hợp với Phòng/Tổ Thanh tra - Kiểm tra lập Danh sách đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất (Mẫu số D04m-TS) trình Giám đốc để tổ chức thanh tra chuyên ngành hoặc phối hợp với cơ quan quản lý lao động, cơ quan Thuế thành lập đoàn thanh tra liên ngành. Trường hợp có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động, phối hợp chuyển hồ sơ sang cơ quan công an
23 đề nghị điều tra theo quy định của pháp luật hình sự.
Đối với chủ đơn vị là người nước ngoài vi phạm pháp luật có dấu hiệu bỏ trốn thì phối hợp với cơ quan công an để có biện pháp ngăn chặn bỏ trốn khỏi Việt Nam.
Sau khi có kết quả thanh tra, kiểm tra từ Phòng/Tổ Thanh tra - Kiểm tra theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện theo quy định.
Phòng/Tổ Thanh tra - Kiểm tra:
Nhận hồ sơ từ Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ chuyển đến, tổ thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điểm 3.1, Khoản 3 Điều 35 và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.[18]
Chuyển 01 bộ hồ sơ thanh tra, kiểm tra cho Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ để theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu hồi nợ
Bên cạnh nguyên nhân khách quan do doanh nghiệp không theo kịp sự vận hành của cơ chế thị trường, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả lại bị ảnh hưởng suy giảm kinh tế, lạm phát tăng cao trong thời gian gần đây, thì mức xử phạt tối đa không quá 75 triệu đồng đối với hành vi chậm hoặc không đóng BHXH không đủ sức răn đe, khiến nhiều doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt để chiếm dụng, trốn đóng hàng tỷ đồng tiền BHXH. Trong khi đó, cái khó của cơ quan BHXH là chỉ có chức năng thực hiện, còn việc kiểm tra xem doanh nghiệp đã thực hiện hết các chế độ cho người lao động hay chưa lại rất khó.
Thứ hai là các chế tài xử lý không đồng bộ, khó thực hiện. Các chế tài mới chỉ đề cập đến lý do chậm nộp và không đóng BHXH, còn việc doanh nghiệp cố tình chiếm dụng số tiền đã thu của người lao động để sử dụng vào mục đích khác thì lại chưa có chế tài xử phạt. Khi doanh nghiệp không nộp BHXH, người lao động cũng sẽ không được hưởng bất kỳ chính sách bảo hiểm nào như bảo hiểm y tế, ốm đau, hưu trí, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, lương hưu... như Luật quy định.
24
Bên cạnh đó, việc nhiều người lao động thê ơ với quyền lợi của mình, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà thỏa thuận trái luật với người sử dụng lao động để không tham gia BHXH hoặc tranh thủ “ăn” ngay chế độ khi có thể cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Thực tế, phần đông người lao động ở các khu vực kinh tế từ Nhà nước đến tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài chỉ quan tâm đến thu nhập thực tế (tiền lương cộng với các khoản tiền phụ cấp, làm thêm giờ...) có đủ sống hay không mà ít quan tâm đến mức lương cơ bản ghi trong hợp đồng lao động làm cơ sở đóng BHXH và ảnh hưởng của việc đóng thấp thì hưởng thấp khi về già hay khi ốm đau, tai nạn...
Tình trạng trên là do công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, chế độ BHXH chưa cụ thể, chưa tạo được sự thông suốt cho người sử dụng lao động và người lao động hiểu để tích cực tham gia BHXH. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, sự phối kết hợp trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về xử lý vi phạm BHXH thiếu đồng bộ, chặt chẽ. Mặt khác, các tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động như: công đoàn, thanh niên, phụ nữ ở nhiều doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh, đơn vị ngoài công lập chưa mạnh dạn trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Bên cạnh đó, một số chế tài xử phạt vi phạm pháp luật hành chính về đóng BHXH còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Cơ quan BHXH không có chức năng khởi kiện ra tòa án đối với các đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài …Dẫn tới việc thanh tra, kiểm tra công tác thu, nộp BHXH của các cơ quan có liên quan ở một số địa phương còn hạn chế và thiếu cương quyết. Lực lượng thanh tra còn mỏng cho nên công tác thanh tra chuyên ngành về BHXH chưa thực hiện thường xuyên và liên tục.