Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu hồi nợ tại bảo hiểm xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 42 - 45)

2.1. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Theo Niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh [14], Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.236,5 km2, dân số trung bình năm 2011 (theo tổng điều tra 01/5/2011) là 1.000.300 người, năm 2012 là 1.008.300 người, hiện nay là khoảng 1.050.000 người. Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.

Từ khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (năm 1997), kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc phát triển nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1998-2000 rất cao, đạt 18,12%. Giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng GDP đạt 15,02%. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt là 18,0%/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2014 đạt là 13,09%/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 18 năm 1997-2015 đạt là 14,8%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng trên 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước. Cùng với những thành tựu phát triển kinh tế, lĩnh vực an sinh xã hội được quan tâm giải quyết tốt, các chế độ BHXH, BHYT, BHTN đảm bảo góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số: 1608/QĐ- BHXH ngày 16/9/1997 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chính thức hoạt động từ ngày 01/10/1997. Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc có trụ sở tại: Số 08

33

Phạm Văn Đồng, phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, có con dấu, tài khoản riêng.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc trên địa bàn tỉnh.

Với chức năng nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn. Trong những năm gần đây, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thu BHXH, BHYT và BHTN; tổ chức tốt việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; giải quyết tốt chế độ, chính sách BHXH, BHYT và công tác giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT… góp phần đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình và người lao động.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Vĩnh Phúc luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và BHXH Việt Nam; sự phối hợp tạo điều kiện có hiệu quả của các Sở, Ban, Ngành chức năng, của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết liệt chỉ đạo toàn ngành thực hiện thắng lợi 02 nhiệm vụ trọng điểm của năm 2016, đó là: Rà soát Lập danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (DK01) để cấp mã định danh và triển khai phần mềm liên thông hệ thống Giám định BHYT. Đồng thời, chỉ đạo toàn ngành trong công tác rà soát, bàn giao sổ BHXH cho người lao động; công tác thanh tra, khởi kiện và tiếp tục chỉ đạo toàn ngành tăng cường hoạt động cải cách hành chính, công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

34

Luật BHXH sửa đổi năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT có một số quy định mới thực hiện từ ngày 01/01/2016 với nhiều điểm mới thuận lợi cho hoạt động của cơ quan BHXH.

Tập thể cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành BHXH luôn chủ động bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, năng động, sáng tạo trong việc đổi mới cơ chế quản lý, điều hành. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức BHXH ngày càng đoàn kết, phát huy tính dân chủ trong các hoạt động của cơ quan, đổi mới phong cách làm việc, trách nhiệm, kỷ cương, nâng cao chất lượng công việc và trách nhiệm phục vụ nhân dân và ra sức thi đua, phấn đấu lập thành tích kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (01/01/1997 – 01/01/2017).

Sau khi được thành lập Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc mặc dù đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh … Chỉ sau một thời gian ngắn Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã nhanh chóng hình thành và ổn định tổ chức, sửa sang trụ sở làm việc, trang thiết bị phương tiện làm việc... Tuy mới thành lập nhưng với khối lượng công việc lớn, nhân lực mỏng, mặt khác số lượng lao động thuộc diện BHXH bắt buộc nhiều, do đó công việc gặp không ít khó khăn như:

Việc đẩy mạnh công tác khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT và thu hồi nợ đọng còn gặp khó khăn như: một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cố tình không tham gia BHXH, BHYT cho người lao động hoặc doanh nghiệp có đăng ký tham gia BHXH cho một số lao động trong đơn vị, nhưng chưa thực hiện đóng nộp BHXH theo quy định, nợ đọng BHXH kéo dài ảnh hưởng quyền lợi của người lao động. Mặt khác, bản thân người lao động cũng thiếu thông tin về quyền lợi BHYT, BHXH; không dám đấu tranh đòi quyền lợi, không muốn tham gia vì sợ ảnh hưởng tới thu nhập, việc làm…

Hoạt động của hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT còn nhiều hạn chế do hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm, chưa chủ động đi tuyên truyền, vận động mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình.

35

Công tác giám định BHYT và cân đối quỹ BHYT trong năm 2016 gặp rất nhiều khó khăn do một số nguyên nhân khách quan như: tăng viện phí theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính; thông tuyến huyện...

Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm cao, không ngại khó khăn, từng bước đi lên tự hoàn thiện mình, thời gian qua Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng phấn đấu để đạt được những thành tựu nhất định. Với sự nỗ lực, cố gắng và những thành tích đạt được, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã được UBND, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao thông qua những phần thưởng là Bằng khen đã đạt được trong những năm qua và đặc biệt là Huân chương lao động Hạng Ba mà Đảng và Nhà nước trao tặng nhân dịp kỷ niệm 10 ngày thành lập, đó là những minh chứng cho sự trưởng thành, lớn mạnh và là tiền đề, nền móng cho sự phát triển đi lên của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tích được ghi nhận, có nhiều tiến bộ cả về phạm vi bảo hiểm và chất lượng bảo hiểm. Năm 1997 Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc quản lý 281 đầu mối, với 19.720 cán bộ, công nhân lao động, tổng thu BHXH đạt gần 16,5 tỷ đồng.

Đến hết năm 2016, tổng số đầu mối thu BHXH trên địa bàn toàn tỉnh là 4.120 đơn vị, trong đó các loại hình doanh nghiệp là 1.367 đơn vị với 102.692 cán bộ, công nhân lao động, tổng thu BHXH, BHYT, BHTN đạt trên 2.800 tỷ đồng; thực hiện chi trả lương hưu cho trên 1.524 đối tượng và chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn cho trên 10 vạn lượt công nhân lao động số tiền là 1.536 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu hồi nợ tại bảo hiểm xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)