Theo báo cáo của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc [24],[25] Kết quả công tác thu hồi nợ đọng qua các năm 2015, 2016 được thể hiện như sau:
Về quản lý nguồn thu và phát triển đối tượng tham gia để tăng nguồn thu:
Số người tham gia: Đến hết tháng 12/2016, số người tham gia BHXH bắt buộc là 153.239 người, tăng 17.712 người (tăng tương ứng 13,07%) so với cùng kỳ năm 2015; BHXH tự nguyện là 4.655 người, tăng 577 người (14,1%) so với cùng kỳ năm 2015; BH thất nghiệp là 145.593 người, tăng 17.504 người (13,67%) so với cùng kỳ năm 2015 và BHYT là 862.302 người (đã bao gồm lực lượng vũ trang gồm 29.535 người), tăng 108.628 người (14,4%) so với cùng kỳ năm 2015, đưa tỷ lệ bao phủ BHYT toàn tỉnh là 82% dân số.
Số thu: Đến hết tháng 12/2016, tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN đạt 2.837,9 tỷ đồng, đạt 105,1% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao và tăng 476,8 tỷ đồng (21,09%) so với năm 2015, trong đó:
48
Thu BHXH bắt buộc: 1.882,7 tỷ đồng, đạt 105% so với kế hoạch giao, tăng 327,9 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2015.
Thu BHXH tự nguyện: 26 tỷ đồng, đạt 104% so với kế hoạch giao, tăng 9,4 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2015.
Thu BH thất nghiệp: 139,9 tỷ đồng, đạt 105% so với kế hoạch giao, tăng 26 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2015.
Thu BHYT: 782,8 tỷ đồng, đạt 105% so với kế hoạch giao, tăng 111,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2015.
Thu lãi chậm đóng BHXH, BHYT: 6,5 tỷ đồng.
Tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN tính đến 31/12/2016 là: 40,1 tỷ đồng bằng 1,5% trên tổng số phải thu; giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2015, giảm 0,26% so với kế hoạch giao của BHXH Việt Nam (1,76%).
Trong đó: Nợ BHXH là: 36,4 tỷ đồng (đơn vị nợ từ 1 đến dưới 3 tháng với số tiền: 4,1 tỷ đồng; đơn vị nợ từ 3 đến dưới 6 tháng với số tiền: 4,3 tỷ đồng; đơn vị nợ từ 6 tháng trở lên với số tiền: 28 tỷ đồng).
Nợ bảo hiểm thất nghiệp: 1,1 tỷ đồng;
Nợ BHYT là: 2,6 tỷ đồng (trong đó ngân sách địa phương nợ 0 đồng).
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Tồn tại, hạn chế: Mặc dù Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh, thành phố có tỷ lệ nợ thấp trên toàn quốc, tuy nhiên số nợ vẫn còn nhiều (1,5% trên tổng số thu), còn nhiều doanh nghiệp do gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nên đóng BHXH, BHTN cho người lao động chưa đầy đủ hoặc cố tình chiếm dụng tiền BHXH, BHTN dẫn đến còn tình trạng nợ đọng, dây dưa kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Tổng số thu BHXH, BHTN, BHTN đạt 2.806,9 tỷ đồng, đạt 105,8% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao và tăng 505,1 tỷ đồng (21,9%) so với năm 2015.
Tổng số nợ BHXH, BHTN tính đến 31/12/2016 là: 40,1 tỷ đồng bằng 1,5%
trên tổng số phải thu; giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2015, giảm 0,26% so với kế hoạch giao của BHXH Việt Nam (1,76%).
49
Nguyên nhân: Nguyên nhân khiến cho tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH gia tăng trong thời gian qua được xác định là do cơ chế, chính sách. Cụ thể, quy định mức lãi suất chậm đóng BHXH có thời điểm thấp hơn mức lãi suất vay ngân hàng; mức lãi suất chậm đóng BHXH thấp hơn mức lãi suất vay ngân hàng vô tình đã khuyến khích doanh nghiệp cố tình nợ BHXH để chiếm dụng quỹ. Đã vậy, cơ quan BHXH lại không được quyền xử phạt nên hiệu quả công tác kiểm tra không cao. Trong khi đó, việc thanh tra, xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền không kịp thời; kể cả khi Luật BHXH, Luật BHYT đều có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật nhưng do trong Bộ Luật Hình sự hiện hành không quy định tội danh về BHXH, nên không xử lý được. Ngoài ra, tình hình kinh tế khó khăn, SXKD đình đốn, nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động không có khả năng đóng BHXH.
50
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Sau 20 năm xây dựng và phát triển, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tích được ghi nhận, có nhiều tiến bộ cả về phạm vi bảo hiểm và chất lượng bảo hiểm. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định nhất là vẫn còn tình trạng nợ đọng BHXH làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động, ảnh hưởng đến quỹ BHXH. Nguyên nhân là do việc tuân thủ pháp luật về chính sách BHXH của các đơn vị ở khu vực ngoài nhà nước chưa cao, vẫn còn hiện tượng trốn tránh nghĩa vụ, không muốn tham gia cho người lao động để giảm chi phí nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn nên cố tình không đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động; cơ chế chính sách chưa đồng bộ, còn chồng chéo gây khó khăn cho việc quản lý thu hồi nợ BHXH trên địa bàn. Từ thực tế này đòi hỏi phải có những giải pháp vừa mang tính lâu dài vừa mang tính đột phá để hoàn thiện quản lý thu hồi nợ BHXH trên địa bàn được hiệu quả hơn.
51