Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TÍCH HỢP VỚI GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.2. Một số khái niệm cơ bản về quản lý
1.2.3. Quản lý trường học
1.2.3.1. Nhà trường
Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Trường học là một bộ phận của hệ thống xã hội, ở đó tiến hành quá trình giáo dục và đào tạo, gọi chung là “cơ sở giáo dục”. Có nhiều khái niệm khác nhau về nhà trường:
Theo M.I Kondacov: “Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, là nơi thực hiện các chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cho một nhóm dân cư được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm xã hội, thực hiện chức năng tạo nguồn cho các yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân tương lai” [25].
Theo giáo trình “Giáo dục học” tập 1: “Nhà trường là một thiết chế nhà nước Kế hoạch
hóa
Kiểm tra Tổ chức
Chỉ đạo Thông tin
quản lý
Như vậy, qua các khái niệm trên ta có thể hiểu: Nhà trường là một thiết chế xã hội, là đơn vị cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó việc dạy học, giáo dục được tiến hành có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm đào tạo con người đáp ứng những yêu cầu cho một xã hội nhất định [18].
1.2.3.2. Nhà trường trung học cơ sở
“Trường THCS là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp giữa bậc tiểu học và bậc trung học phổ thông (THPT) trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam” [9].
Mục tiêu của giáo dục THCS được quy định tại Điều 27, khoản 3, Chương II, Luật Giáo dục 2005 [9], cụ thể như sau: “Giáo dục THCS nhằm giúp cho HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để tiếp tục học THPT, trung cấp, trung học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Nhà trường THCS có tư cách pháp nhân.
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS được ghi tại Điều 3 - Điều lệ Trường Trung học năm 2007 [6], bao gồm 9 nhiệm vụ.
1.2.3.3. Quản lý nhà trường.
Nhà trường là một đơn vị cơ bản cấu thành nên hệ thống giáo dục quốc dân.
Việc quản lý nhà trường là việc làm vô cùng quan trọng. Suy cho cùng, chất lượng giáo dục phụ thuộc vào việc quản lý giáo dục ở phạm vi nhà trường.
Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục ở quy mô nhà trường, là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của các chủ thể quản lý nhà trường tới các đối tượng nhà trường quản lý, nhằm thực hiện những mục tiêu của nhà trường.
Có nhiều tác giả quan niệm về nhà trường khác nhau.
Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”. [22, tr. 242]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “ Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục”. [32, tr. 34]
Tác giả M.I. Kônđacôp đã viết: “Chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt kinh tế- xã hội, tổ chức - sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên”. [25, tr. 373]
Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội nên nhà trường cùng với công tác quản lý trường học là vô cùng quan trọng, bao gồm sự quản lý các tác động qua lại giữa trường học và xã hội đồng thời quản lý chính nhà trường. Chúng ta có thể phân tích quá trình GD của nhà trường như một hệ thống các thành tố và được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Chú thích: NT- nhà trường; Th - thầy; Tr - trò; M - mục tiêu; Đ - điều kiện đào tạo; H - hình thức tổ chức đào tạo; Qi - Quy chế đào tạo; N - Nội dung đào tạo; P - phương pháp dạy học; Bô - Bộ máy đào tạo; Mô - môi trường đào tạo.
Xét riêng một nhà trường, thì chủ thể quản lý gồm có: chủ thể bên trong, chủ thể bên trên và chủ thể bên ngoài. Chủ thể quản lý bên trong trường là Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng, Hiệu phó chuyên môn); và các Tổ trưởng chuyên môn. Đối tượng quản lý gồm có 3 nhóm: nhóm nhân tố cơ bản cấu thành trí thức bao gồm: mục tiêu GD, nội dung GD, phương pháp GD; nhóm nhân tố động lực bao gồm Thầy và Trò, Thầy là lực lượng đào tạo, Trò là đối tượng đào tạo; và nhóm nhân tố gắn kết: gồm hình thức đào tạo, điều kiện đào tạo, môi trường đào tạo, bộ máy đào tạo, quy chế đào tạo.
NT
H M Đ
P Qi N
Th Tr
Bô
Mô
Sơ đồ 1.2. Mười thành tố cấu thành nhà trường
Quản lý đội ngũ CBQL, GV, nhân viên trong nhà trường bao gồm những việc sau: Bố trí và sử dụng CBQL, GV, nhân viên; bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ CBQL, GV, nhân viên; có kế hoạch phát triển đội ngũ.
Quản lý tài chính và các cơ sở vật chất trường học: Quản lý tài chính trong nhà trường (quản lý ngân sách, quản lý thu chi); quản lý vốn ngoài ngân sách; quản lý cơ sở vật chất (CSVC), TBDH.
- Quản lý HĐDH, giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường:
Quản lý hoạt động dạy học: Quản lý việc thực hiện chương trình; quản lý hoạt động dạy học của GV; quản lý hoạt động học tập của HS; quản lý CSVC phục vụ dạy học;
quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn; quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV.
Quản lý các hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho HS: Hoạt động giáo dục đạo đức; giáo dục thẩm mĩ; giáo dục thể chất; giáo dục môi trường; giáo dục sức khoẻ sinh sản; giáo dục lao động và hướng nghiệp...
Quản lý các hoạt động khác trong nhà trường: Phổ cập giáo dục, huy động cộng đồng tham gia xây dựng phát triển nhà trường và thực hiện quản lý các nhiệm vụ cụ thể theo từng giai đoạn phát triển.
Quản lý việc đổi mới phương pháp giáo dục.
- Kiểm tra nội bộ trong nhà trường
Kiểm tra nội bộ trong trường học là kiểm tra của người Hiệu trưởng đối với các hoạt động trong đơn vị mình nhằm đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ, phát hiện, khuyến khích cái tốt, phát hiện kịp thời những sai trái để đưa ra những điều chỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra. Kiểm tra nội bộ trường học nhằm góp phần xây dựng và duy trì trật tự, kỷ cương trong nhà trường, tạo điều kiện cho nhà giáo và các bộ phận trong nhà trường hoàn thành nhiệm vụ đạt mục tiêu đề ra. Hiệu trưởng là chủ thể chính trong việc tổ chức kiểm tra nội bộ nhà trường. Đối tượng của kiểm tra là toàn bộ các thành tố của quá trình giáo dục nhà trường.
- Quản lý chất lượng giáo dục
Chất lượng là một phạm trù phản ánh tổng thể những tính chất, những thuộc tính cơ bản của sự vật, làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác. Chất lượng của một sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm ấy với mục tiêu mà nhà sản xuất đề ra và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chất lượng giáo dục là sự phù hợp của trình độ, của người được giáo dục với các mục tiêu của quá trình giáo dục ở nhà trường
Như vậy, quản lý nhà trường thực chất là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thế quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý GD nhằm đạt mục tiêu GD. Do vậy, công tác quản lý GD nói chung, quản lý nhà trường nói riêng, gồm có quản lý hoạt động trong nhà trường và quản lý các quan hệ giữa nhà trường và xã hội.