Thực trạng hoạt động học của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở vân hà (Trang 70 - 79)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TÍCH HỢP VỚI GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÂN HÀ, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội

2.2.2. Thực trạng hoạt động học của học sinh

Học tập là một hoạt động nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết học sinh mới tích cực học tập. Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức của học sinh trong học tập. HS là chủ thể của quá trình học tập, đối tượng của hoạt động học hướng tới đó là tri thức. Nhưng tri thức mà học sinh phải học được lựa chọn từ những khoa học khác nhau, theo những nguyên tắc nhất định, làm thành những môn học tương ứng, và được cụ thể ở những đơn vị cấu thành như: khái niệm, kỹ năng, thái độ… Đối tượng của hoạt động học có liên quan chặt chẽ với đối tượng của khoa học. Vì vậy, những vấn đề của người học như mục đích, động cơ học tập; ý thức, thái độ học tập; quá trình học tập; kết quả học tập của học sinh đều trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

2.2.2.1. Mục đích, động cơ học tập

Học tập là hoạt động sống, hoạt động đó dẫn người học hướng tới tri thức, kỹ năng, hình thành nhân cách, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Đó là mục đích tối thượng, cốt lõi của học tập. Tuy vậy, qua học tập không phải ai cũng dễ dàng đạt được mục đích học tập đã đề ra cho mình mặc dù mục đích đó của mỗi người là tự thân và khác nhau về dạng thức, cấp độ, trình độ cần đạt được. Một trong những nguyên nhân không đạt được mục đích là do người học không xác lập, xây dựng được động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Do thiếu động cơ đúng đắn trong học tập, người học bị chùn bước, buông xuôi trước các khó khăn, trở ngại, cám dỗ phát sinh trong quá trình học tập, hệ quả là người học khó đạt được mục tiêu, mục đích học tập của mình. Do thái độ học tập chưa tốt, người học sẽ học tập không nghiêm túc, không xây dựng được phương pháp tự học, cách học khoa học, điều đó làm cho việc học tập kém hiệu quả, dẫn đến không đạt được mục đích học tập.

Ở bậc THCS, việc học tập thiếu động cơ, mục đích rõ ràng của học sinh cũng là vấn đề khá phổ biến. Ở cấp học này, học sinh còn đang ở lứa tuổi vị thành niên, việc hình thành động cơ, thái độ học tập chưa được sự quan tâm, chú ý của học sinh, chưa được sự hướng dẫn đầy đủ của gia đình, nhà trường và giáo viên. Trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nội dung giáo dục sẽ chuyển đổi từ hình thành cho học sinh kiến thức, kỹ năng, thái độ đơn thuần nâng lên thành giáo dục, hình thành cho học sinh phẩm chất, năng lực thì vấn đề xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh và nâng cao trách nhiệm của giáo viên là vấn đề cấp thiết.

Sau khi điều tra về mục đích động cơ học tập của 40 HS, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát học sinh về mục đích động học tập Ngữ văn

TT Mục đích Đúng

(%) Không đúng (%)

1 Để thi đỗ vào trường THPT công lập 85 15

2 Để được điểm cao 80 20

3 Để hiểu những giá trị nhân văn của tác phẩm

văn chương và bài học làm người 62.5 37.5

4 Để làm vui lòng cha mẹ 82.5 17.5

Qua số liệu Bảng 2.8 chúng ta thấy việc xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn là rất cần thiết cho hoạt động học tập của HS. Những HS khá giỏi đều có mục đích học tập rõ ràng và thiết thực như để đạt điểm cao, để thi đỗ vào trường THPT công lập. Bên cạnh đó có một số HS lười học, học yếu không có mục đích học tập rõ ràng. Một số em được hỏi nói rằng em chỉ học hết lớp 9. Đó là thực tế rất đáng buồn vì địa phương có làng nghề, nên một số phụ huynh cũng không quan tâm đến việc học của con em. Có phụ huynh được hỏi trả lời luôn rằng chỉ cho con học hết lớp 9 để lấy bằng tốt nghiệp THCS thôi. Đây cũng là thực trạng khiến các nhà GD như chúng ta phải lưu tâm.

2.2.2.2. Ý thức, thái độ học tập và hứng thú với môn Ngữ văn

M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp HS học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Trong khi đó, việc khảo sát thực tế dạy học ở trường THCS Vân Hà bằng cách lấy phiếu hỏi từ các GV và HS đã cho thấy nhiều học sinh không có hứng thú trong học tập.

Biểu đồ 2.4. Mức độ hiệu quả về thái độ, tình cảm của học sinh đối với môn Ngữ văn

Qua số liệu từ Biểu đồ 2.4 chúng ta thấy ý thức, thái độ và hứng thú của HS đối với môn Ngữ văn chưa cao, chỉ ở mức khá, trung bình. Bên cạnh đó, về sự chuyên cần thì 100% GV và HS không có hiện tượng HS thường xuyên bỏ tiết. Tuy

Một vấn đề rất đáng quan tâm nữa là thời gian tự học và hứng thú học môn Ngữ văn của HS so với môn Toán và Tiếng Anh. Hiện nay, đây là ba môn quan trọng trong nhà trường THCS. Hầu hết phụ huynh HS cũng đầu tư cho con em ba môn này. Tuy nhiên, qua khảo sát ý kiến của 40 HS thì chúng ta thấy một thực tế thật đáng buồn. Thời gian tự học và hứng thú học môn Ngữ văn của HS đều ít hơn so với hai môn Toán và Tiếng Anh. Cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát học sinh về mục đích, động học tập Ngữ văn TT Thời gian tự học và hứng thú Nhiều

hơn Ít hơn Bằng nhau 1 Thời gian tự học môn Ngữ văn so với môn Toán 25 62.5 12.5 2 Thời gian tự học môn Ngữ văn so với môn Tiếng Anh 42.5 52.5 5 3 Hứng thú học môn Ngữ văn so với môn Toán 32.5 67.5 0 4 Hứng thú học môn Ngữ văn so với môn Tiếng Anh 40 60 0

Theo đó, một số HS được hỏi đề trả lời rằng tự học Văn, làm Văn rất khó, rất mất thời gian. Đã vậy làm xong cũng không biết mức độ đúng sai thế nào, mỗi GV lại có giọng văn khác nhau nên nhiều khi kết quả lại phụ thuộc vào người chấm.

Ngược lại, sau khi làm xong môn Toán và Tiếng Anh thì có thể đoán được mức độ đúng sai gần như chính xác. Điều này vừa được xem như là một biểu hiện vừa được xem như một nguyên nhân cơ bản của việc suy giảm chất lượng dạy học.

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát học sinh về nguyên nhân chưa học tốt môn Ngữ văn

TT Nội dung Đúng (%) Sai (%)

GV HS GV HS

1 GV chưa chuyên tâm với việc dạy học 25 17.5 75 82.5 2 GV không đổi mới phương pháp, vẫn dạy học

theo lối đọc chép 50 32.5 50 67.5

3 GV ít tích hợp với các môn học khác, nhất là

giáo dục nếp sống TLVM 25 42.5 75 57.5

4 Nội dung chương trình khó, dài, chưa phù hợp

với HS 75 70 25 30

5 Nội dung sách giáo khoa ít gắn với thực tiễn xã hội 75 67.5 25 32.5 6 HS không thích đọc sách vì có nhiều hoạt động

khác thu hút hơn 100 77.5 0 22.5

7 HS đọc thuộc, sao chép văn mẫu 75 82.5 25 17.5

8 Xã hội “tiêu dùng” nên HS không còn hào hứng

với môn Ngữ văn 100 87.5 0 12.5

9 Đề Văn mang tính học thuộc nhiều, ít phát huy

tính sáng tạo của HS 75 75 25 52

10 Cơ sở vật chất chưa đầy đủ 25 22.5 75 77.5

Qua số liệu từ bảng 2.10 chúng ta thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc HS không hào hứng với môn Ngữ văn, kết quả học tập chưa cao. Giải thích về thực trạng này, nhiều GV cho rằng trong thời đại CNTT phát triển nên các em bị hấp dẫn bởi nhiều trang mạng xã hội khác. Cứ rảnh rỗi là các em lại lên facebook hay các trò chơi online chứ không đọc sách. Văn hóa đọc của các em rất yếu. 75%

GV và HS đều cho rằng đề Văn mang tính học thuộc nhiều, nhiều HS chép nguyên si văn mẫu vẫn được điểm khá nên không phát huy được tính sáng tạo của HS. Hình thức kiểm tra phổ biến vẫn là kiểm tra học thuộc thông qua kiểm tra miệng và kiểm tra viết. Nội dung kiểm tra vẫn nặng về kiến thức. Bên cạnh đó nội dung sách giáo khoa khó, ít gắn với thực tiễn xã hội. Một số ít HS cho rằng GV chưa chuyên tâm vào giảng dạy, vẫn dạy học theo lối đọc chép, ít đổi mới phương pháp nên khiến cho giờ học trở nên nhàm chán, ít gây hứng thú cho HS

Điều đó khiến những nhà GD như chúng ta phải suy nghĩ và trăn trở.Tìm được nguyên nhân, các nhà QL và các nhà sư phạm cần có sự thay đổi để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn trong nhà trường.

2.2.2.3. Quá trình học tập của học sinh

Quá trình học tập của HS diễn ra như sau: Ở nhà, soạn bài và làm bài trước khi lên lớp; trên lớp, nghe giảng ghi bài, tham gia các hoạt động dạy học theo yêu cầu của GV gồm trả lời câu hỏi, trình bày ý kiến, thảo luận, đóng vai, đọc diễn cảm,

…; sau đó, về nhà làm bài tập GV giao, soạn bài mới và lại lên lớp. Cứ như vậy các hoạt động tự học ở nhà và học trên lớp sẽ tuần tự diễn ra. Tiết học sau, nội dung bài học là kế thừa của tiết học trước có mở rộng và nâng cao hơn. Để có được kết quả tốt, HS cần tự giác học tập ở nhà, chủ động phát hiện và tìm cách bổ sung những kiến thức còn thiếu, sưu tầm, bổ sung kiến thức đã học trên lớp bằng sách báo, mạng Internet…

Qua khảo sát 40 HS của trường về việc thực hiện các hoạt động học tập,

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát học sinh về thực hiện các hoạt động học tập môn Ngữ văn

Nội dung Mức độ thực hiện Điểm

TB

Thứ

5 4 3 2 1 bậc

Soạn bài, làm bài tập và chuẩn bị

bài đầy đủ trước khi đến lớp 9 18 11 2 0 3.85 3

Nghe giảng và ghi chép bài đầy

đủ trên lớp 13 17 8 2 0 4.03 1

Tham gia các hoạt động học tập trên lớp: trả lời câu hỏi, trình bày kiến, thảo luận, đọc diễn cảm, đóng vai,…

10 18 12 0 0 3.95 2

Sưu tầm, bổ sung kiến thức đã học

trên lớp qua sách báo, qua mạng,… 7 16 14 3 0 3.68 4

Tự giác học tập ở nhà 5 20 11 2 2 3.60 5

Qua bảng 2.11 chúng ta thấy việc thực hiện các hoạt động học tập của HS được các em đánh giá khá tốt. Trong đó hoạt động trên lớp như nghe giảng, ghi chép bài, tham gia phát biểu, thảo luận xây dựng bài được các em tự đánh giá là thực hiện tốt hơn cả. Điều đó chứng tỏ các em có ý thức học tập trên lớp. Tuy nhiên các em được phỏng vẫn cũng tự nhận là ở nhà còn lười, ý thức tự học chưa cao, còn ham chơi.

Sự đánh giá của GV về mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc HS thực hiện các hoạt động học tập môn Ngữ văn có sự chênh lệch với sự tự đánh giá của HS. Qua khảo sát 04 Gv trực tiếp giảng dạy Ngữ văn của trường về việc HS thực hiện các hoạt động học tập môn Ngữ văn, tác giả đã thu được kết quả được thể hiện qua biểu đồ 2.5.

Biểu đồ 2.5. Mức độ thường xuyên và hiệu quả về thực hiện các hoạt động học tập môn Ngữ văn của học sinh

Nhìn vào biểu đề ta có thể thấy GV đánh giá việc soạn bài, làm bài tập và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp của HS đạt 4.25 điểm. HS chuẩn bị bài ở nhà tốt sẽ giúp cho việc tiếp thu kiến thức mới hiệu quả đạt hiệu quả cao. Trên lớp, các em ngồi nghe giảng và ghi bài khá đầy đủ nhưng hiệu quả đạt được chưa cao bởi vẫn còn nhiều em ngồi trật tự trong lớp, ghi chép rất cẩn thận, sạch sẽ nhưng hiệu quả lại không cao vì các em chưa tập trung, lười tư duy. Việc các em tích cực tham gia các hoạt động học tập trên lớp như trả lời câu hỏi, trình bày kiến, thảo luận, đọc diễn cảm, đóng vai,… không những là cho giờ học nhẹ nhàng mà còn giúp các em phát huy được tinh thần tự học, khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, mức độ thực hiện việc sưu tầm, bổ sung kiến thức đã học trên lớp qua sách báo, qua mạng,… của các em chỉ đạt 3,75 điểm. Với những HS chịu khó sưu tầm tài liệu, mở rộng kiến thức sẽ giúp mực độ hiệu quả hoạt động học tập của các các em cao hơn. Bên cạnh đó một thực trạng đáng buồn là các em rất lười, ít tự giác học tập ở nhà, chỉ được 2,75 điểm.

Trong quá trình học tập, HS còn được rèn luyện các kỹ năng: kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, kỹ năng trình bày trước tập thể, kỹ năng tạo lập văn bản. Căn cứ vào bảng 2.12 chúng tôi nhận thấy GV đa số chỉ đánh giá ở mức độ khá còn HS tự đánh giá khả năng của mình cao hơn.

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát giáo viên và học sinh về kỹ năng học Ngữ văn của học sinh

Hoạt động

Mức độ thường xuyên

Điểm TB

Thứ

5 4 3 2 1 bậc

GV HS GV HS GV HS GV HS GV HS Kỹ năng

nghe, nói, đọc, viết.

1 2 1 26 1 8 1 4 0 0 3.63 1

Kỹ năng trình bày trước tập thể.

1 5 2 12 1 19 0 4 0 0 3.5 2

Kỹ năng tạo

lập văn bản 1 4 1 17 2 13 0 5 0 1 3.48 3

Cụ thể, kỹ năng cơ bản của bộ môn: nghe, nói, đọc, viết được GV và HS đánh giá cao hơn cả. Xếp thứ hai là kỹ năng trình bày trước tập thể. Chính những hoạt động trên lớp giúp các em mạnh bạo hơn. Tuy nhiên, kỹ năng tạo lập văn bản của các em chưa tốt, chỉ đạt 3.48 điểm. Trong số 40 HS được phỏng vấn có 4 em tự đánh giá là khả năng nghe, nói, đọc, viết và trình bày trước tập thể còn chưa tốt.

Trường hợp này thường rơi vào những HS lười học, thường xuyên không làm bài tập và học bài ở nhà. Trong lớp, những HS này cũng không tập trung, những hoạt động làm việc nhóm thì hầu như không tham gia, những giờ luyện nói hay những tiết chương trình địa phương cũng ít được lên trình bày trước lớp vì thời lượng tiết học không nhiều. Cũng như vậy, 5 HS được hỏi cho rằng khả năng tạo lập văn bản chưa tốt, có 1 HS tự nhận là không tốt, nghĩa là ở mức yếu.

2.2.2.4. Kết quả học tập

Qua kết quả học tập của HS, chúng ta xác định được mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ tình cảm của HS đối chiếu với mục tiêu chương trình môn học. Kết quả học tập của HS qua môn học cũng thể hiện kết quả giảng dạy của GV và hiệu quả của hoạt động QL. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy việc tích hợp giáo dục nếp sống TLVM trong mỗi giờ Ngữ văn giúp các em có nhiều hành vi thể hiện TLVM trong cuộc sống. Một số HS được phỏng vấn có chia sẻ việc tích hợp giáo dục nếp sống trong môn Ngữ văn không chỉ giúp chúng em thêm yêu môn học, thích học Văn bởi giờ học thật nhẹ nhàng mà còn cho chúng em thêm tự hào mình là người Hà Nội. Vì vậy, không chỉ chất lượng môn Ngữ văn được nâng cao mà tỷ lệ hạnh kiểm tốt của HS của nhà trường cũng dần được ghi nhận.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở vân hà (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)