CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THẾ GIỚI HẢI SẢN
2.4. Các tiêu chí đáng giá kết quả tạo động lực lao động của cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thế giới Hải sản
2.4.1. Mức độ hài lòng của người lao động
Mức độ hài lòng, thỏa mãn của người lao động được xem là một trong những thước đo sự thành công trong việc tạo động lực lao động cho người lao
động. Để đo lường mức độ hài lòng, thỏa mãn của người lao động, tác giả tiến hành khảo sát 112 nhân viên thuộc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thế giới Hải sản. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng, thỏa mãn của người lao động
Chỉ tiêu Đơn
vị tính
Mức độ hài lòng, thỏa mãn của người lao động Rất
không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường
ĐĐồng ý
Rất đồng
ý
Tổng số Tôi hiểu rõ và hài lòng với
công việc của mình
Số
phiếu 0 3 22 53 34 112
% 0 2,68 19.64 47.3
2
31,3
6 100
Tôi rất hài lòng với thu nhập hiện nay của mình
Số
phiếu 1 4 45 40 22 112
% 0,89 3,57 40,18 35,7
1
19,6
5 100
Tôi cảm thấy thỏa mãn với những gì công ty đem lại
Số
phiếu 2 3 49 35 23 112
% 1,79 2,68 43,75 31,2
5
20,5
3 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát về tạo động lực lao động tại Công ty ) Nhìn vào kết quả khảo sát ta thấy: Với tiêu chí“ hiểu rõ và hài lòng với công việc của mình“ có đến 47,32% đồng ý; 31,36% đánh giá rất đồng ý, có 19,64% đánh giá “bình thường". Về tiêu chí“ hài lòng với thu nhập hiện nay của mình” có 35,71% đánh giá đồng ý và 19,65% là rất đồng ý, tỷ lệ chiếm cao nhất là 40,18% cảm thấy bình thường về thu nhập của mình. Điều đó cho thấy chính sách lương của công ty tuy áp dụng tốt nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ bình thường, chưa tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động.
2.4.2. Năng suất lao động
Để đo lường năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thế giới Hải sản sử dụng phương pháp đo năng suất lao động theo chỉ số KPI. Theo đó nhân viên sẽ được tự đánh giá và cho điểm sau đó là cán bộ trực tiếp quản lý đánh giá và cho điểm. Các tiêu chí đánh giá bao gồm các chỉ tiêu cơ bản: đánh giá hiệu suất thực hiện công viêc; đánh giá kĩ năng làm việc; ý thức chấp hành kỷ luật và xây dựng, gắn bó với tổ chức. Kết quả đánh giá cuối cùng bao gồm 4 mức: A, B, C và D. Đối với từng bộ phận
và từng chức danh khi hoàn thành tốt công việc thì sẽ có chỉ số KPI tương ứng. Tăng năng suất lao động để có các biện pháp kích thích tài chính khác là một vấn đề cấp thiết cần của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Ví dụ KPI của một số bộ phận:
Tạp vụ, vệ sinh, nhân viên bảo vệ: KPI = 200 Nhân viên lễ tân và thủ quỹ: KPI = 250 Nhân viên nhà bếp vị trí: KPI = 300
Trưởng phòng, Quản lý nhà hàng: KPI = 1000 2.4.3 Sự gắn bó của người lao động
Sự gắn bó của người lao động là một trong những tiêu chí cơ bản để đo lường động lực lao động của người lao động. Bởi khi một người lao động quyết đinh gắn bó dài lâu với doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc họ yêu thích công việc hiện tại và muốn phát triển đi lên cùng doanh nghiệp.
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp cơ cấu lao động theo thâm niên công tác của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thế giới Hải sản
Thâm niên
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lao động (người)
Tỷ lệ
%
Số lao động (người)
Tỷ lệ
%
Số lao động (người)
Tỷ lệ
%
Dưới 1 năm 56 16.67 63 16.53 70 16.06
Từ 1- dưới 3 năm 183 54.46 208 54.59 231 52.98
Từ 3 trở lên năm 97 28.87 110 28.88 135 30.96
Tổng 336 100 381 100 436 100
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, Số lượng lao động gắn bó với công ty chiếm tỷ trọng cao. Dù Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thế giới Hải sản mới thành lập năm 2013 nhưng số lượng lao động gắn bó từ 1- dưới 3 năm luôn chiếm tỉ trọng cao nhất (52.98%) ,từ trên 3 năm (30.96%), số lao động dưới 1 năm (16.06%) do Công ty mở thêm các cơ sở nên số lượng lao động tuyển thêm cũng tăng lên. Đa số lao động chọn ở lại gắn bó với sự phát triển của Công ty, điều này cho thấy công ty đã có những chính sách đãi ngộ khá tốt khiến NLĐ gắn bó lâu dài tại công ty.
Tuy nhiên, Công ty cũng cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách tạo động lực nhằm tối đa hóa năng lực làm việc của NLĐ, giữ chân nhân tài, tạo
sự gắn bó lâu dài của cán bộ nhân viên, gắn kết mối quan hệ bền chặt người lao động và công ty.
2.4.4. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người lao động
Trong thời đại hội nhập ngày nay, những nhà quản lý không chỉ mong muốn những nhân viên của mình hoàn thành đúng trách nhiệm được giao mà còn rất cần những nhân viên tích cực, chủ động sáng tạo trong công việc.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thế giới Hải sản luôn khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động phát huy sự chủ động, sáng tạo của mình. Thậm chí trong tiêu chí đánh giá KPI hàng tháng cũng có đánh giá về ý kiến đóng góp sáng tạo của người lao động.Trách nhiệm với công việc được giao luôn đi liền với sự chủ động, sáng tạo, có trách nhiệm nhân lực sẽ tìm mọi cách để giải quyết công việc một cách trọn vẹn, có trách nhiệm họ sẽ tự nguyện chấp hành các nội quy, quy định của tổ chức. Chính vì thế mà lãnh đạo công ty luôn nhắc nhở nhân lực bằng những hành động thiết thực, làm gương từ lãnh đạo cấp và hàng tháng cũng sẽ có lương trách nhiệm cho từng vị trí, bộ phận khác nhau.
Vì đặc thù của công ty kinh doanh về dịch vụ ẩm thực nên đối với các hệ thống nhà hàng – siêu thị khi đến các ngày lễ lượng khách đến với Công ty rất đông nên Công ty luôn khuyến khích nhân viên luôn sẵn sàng làm việc khi Công ty cần và đi kèm là các chính sách thưởng nóng vào các ngày lễ cho nhân viên.