Các biện pháp được thực hiện trong giai đoạn xây dựng

Một phần của tài liệu DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP CÁC ĐÔ THỊ ĐỘNG LỰC TIỂU DỰ ÁN KỲ ANH - TỈNH HÀ TĨNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG - XÃ HỘI (Trang 173 - 234)

CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ

5.1 Biện pháp giảm thiểu

5.1.3 Các biện pháp được thực hiện trong giai đoạn xây dựng

Như đã thảo luận ở chương 3, các rủi ro và tác động tiền tàng chính có thể xảy ra trong quá

158

trình xây dựng gồm: (i) Giảm chất lượng không khí; tăng lượng bụi và khí thải, mùi hôi và tiếng ồn, độ rung (ii) Nước thải; (iii) Phát sinh chất thải rắn; (iv) Giảm chất lượng nước mặt; (v) Tác động đến tài nguyên sinh vật; (vi) Cảnh quan đô thị; (vii) Tăng nguy cơ xói mòn và sạt lở đất;

(viii) rủi ro ngập úng, bồi lắng. (ix) tăng xung đột giao thông và mất an toàn giao thông; (x) Thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng hiện có và/hoặc giám đoạn đối với các dịch vụ liên quan; (xi) Tác động xã hội: làm xáo trộn các doanh nghiệp và các hoạt động hàng ngày của người dân địa phương; (xii) Tác động đến các công trình lịch sử, văn hóa; (xiii) An toàn và y tế cộng đồng;

(xiv) Sức khỏe và an toàn lao động. Ngoài ra, một số tác động đặc biệt theo loại lao động như cháy nổ, xây cầu hoặc các vị trí nhạy cảm dọc theo tuyến đường, cũng được xác định.

Dưới đây là những biện pháp giảm thiêu sẽ được thực hiện trong giai đoạn xây dựng của dự án và được trình bày theo loại ảnh hưởng:

Các biện pháp giảm nhẹ chung được trình bày dưới dạng ECOP (Bộ quy tắc môi trường thực tiễn). ECOP sẽ được áp dụng cho tất cả các gói thầu của nhà thầu và được giám sát bởi tư vấn giám sát thi công xay dựng (hoặc kỹ sư).

Biện pháp giảm nhẹ áp dụng cho các loại hình hoạt động cụ thẻ được thực hiện và Các biện pháp giảm thiểu cụ thể tại địa phương để giải quyết các rủi ro và tác động tiềm ẩn đặc thù theo địa điểm.

Hồ sơ mời thầu và hợp đồng xây dựng của từng gói thầu bao gồm toàn bộ ECOP và các biện pháp giảm nhẹ cụ thể theo loại hoạt động xây dựng và địa điểm phù hợp với nội dung công việc trong gói thầu.

Các nhà thầu sẽ phải lập Kế hoạch Quản lý Môi trường và Quản lý Xã hội Cụ thể (SESMP) và nộp cho Tư vấn giám sát xây dựng và Ban Quản lý Dự án Kỳ Anh để xem xét và thông qua ít nhất hai tuần trước khi bắt đầu xây dựng. SESMP sẽ được chuẩn bị để đáp ứng các yêu cầu giảm thiểu được mô tả dưới đây.

5.1.3.1. Bộ quy tắc môi trường thực tiễn (ECOP)

Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong các Bảng 70 dưới dạng Bộ Quy tắc Môi trường thực tiễn (ECOP). ECOP sẽ được bao gồm trong tất cả các hồ sơ mời thầu và hợp đồng xây dựng của tất cả các gói thầu để yêu cầu nhà thầu thực hiện. Sự tuân thủ ECOP sẽ được Tư vấn Giám sát Xây dựng (CSC) giám sát cùng với PMU.

ECOP, cùng với các biện pháp giảm thiểu cụ thể cho từng loại, từng vị trí cụ thể sẽ được đưa vào hợp đồng xây dựng ký giữa BQLDA và Nhà thầu. Ngoài ra, mỗi nhà thầu sẽ phải chuẩn bị Kế hoạch Quản lý Môi trường Cụ thể (SEMP) để bao gồm tất cả các biện pháp mà nhà thầu sẽ thực hiện để giải quyết các rủi ro và tác động tiềm ẩn liên quan đến các công việc mà họ ký hợp đồng để thực hiện.

- Tác động đến chất lượng không khí do bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung.

- Nước thải - Chất thải rắn

- Giảm chất lượng nước - Rủi do về lũ lụt - Ô nhiễm nguồn nước - Xói mòm và bồi lắng

- Rủi do giao thông và rủi do an toàn

- Tác động đến sinh vật và hệ thống thủy sinh - Tác động đến cảnh quan đô thị,

- Tác động đến di sản văn hóa - Tác động xã hội

159 - Sức khỏe và an toàn cộng động

- Sức khỏe và an toàn của người lao động - Nguy cơ rủi ro

- Hiện vật phát hiện

160

Bảng70:Bộ quy tắc thực hành môi trường (ECOP) Các vấn đề môi

trường xã hội Các biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm Giám sát bởi

1) Phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung

• Duy trì mức phát thải tại các công trường xây dựng trong giới hạn cho phép theo QCVN 05: 2013 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

• Phương tiện vận chuyển phải thường xuyên kiểm tra lượng phát thải và có chứng nhận: "Giấy chứng nhận về tuân thủ về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường" theo Quyết định số 35/2005/QĐ-BGTVT

• Rửa xe ít nhất 3 lần trong ngày để kiểm soát bụi: vào buổi sáng, vào buổi trưa, và vào buổi chiều trong thời tiết khô ráo với nhiệt độ trên 25oC, hoặc trong thời tiết khắc nghiệt. Tránh lội nước vì điều này có thể làm cho bùn bán xung quanh.

• Các điểm tập kết đất đá và vật liệu nạo vét sẽ được bảo vệ chống xói mòn do gió và vị trí điểm tập kết phải tính đến hướng gió hiện tại và vị trí của các đối tượng nhạy cảm.

• Công nhân được trang bị mặt nạ phong bụi ở những nơi có mức bụi quá cao

• Không được đốt chất thải hoặc vật liệu xây dựng trên công trường.

• Trạm trộn bê tông cần đặt cách xa các khu dân cư.

• Chỉ sử dụng phương tiện vận chuyển có đăng ký hợp lệ.

• Thu gom vật liệu xây dựng và chất thải. Bố trí công nhân thu gom vật liệu xây dựng và chất thải vào những nơi được chỉ định vào cuối ngày hoặc ca.

• Không nên chở quá tải các vật liệu/đất và đá, vì có thể dẫn đến sự rơi vãi trên các tuyến vận chuyển. Phủ kín các xe chở rác và vật liệu rời trước khi rời khỏi khu vực xây dựng hoặc mỏ đá và bãi thải để hạn chế sự phát tán dọc theo các tuyến vận chuyển.

• Tập kết tạm thời vật liệu và chất thải với khối lượng khoảng 20m3 trong hàng rào hoặc lớp phủ để tránh sự phân tán bụi.

• Vận chuyển các chất thải ra khỏi các công trình xây dựng đến các địa điểm được chỉ định để tái sử dụng hoặc đến các bãi thải trong thời gian sớm nhất có thể.

• Không để xe và máy chạy nhàn rỗi trong hơn 5 phút.

• Tránh việc chuẩn bị vật liệu xây dựng như trộn bê tông gần nhà dân hoặc các công trình nhạy cảm khác như chùa, cổng trường học, hoặc văn phòng.

• Đặt các trạm rửa xe tại lối ra/vào các công trình lớn.

• Định kỳ rửa xe tải chuyên chở vật liệu và chất thải xây dựng.

- QCVN 05:

2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí

- QCVN 26:2010/BTNMT:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- QCVN 27:2010/BTNMT:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

- TCVN 6438-2005: Các phương tiện đường bộ giói hạn tối đa cho phép về phát thải khí

- QĐ số. 35/2005/QD- BGTVT về kiểm tra chất lượng môi trường không khí;

Nhà thầu PMU, CSC,

IEMC

161 Các vấn đề môi

trường xã hội Các biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm Giám sát bởi

• Tránh các hoạt động xây dựng gây rung động lớn và tiếng ồn lớn trong thời gian từ 6 đến 7 giờ sáng khi xây dựng xảy ra gần khu dân cư. Thi công ban đêm phải được thông báo cho cộng đồng trước ít nhất 2 ngày.

• Thực hiện phương pháp xây dựng cuốn chiếu khi thi công các tuyến cống.

• Đảm bảo đúng tiến độ xây dựng

• Khi cần thiết, phải thực hiện các biện pháp để giảm độ ồn tới mức độ cho phép:

có thể bao gồm việc lắp các thiết bị giảm thanh, giảm âm hoặc đặt máy thi công có độ ồn lớn trong khu vực được cách âm.

• Tránh hoặc giảm thiểu việc vận chuyển qua các khu vực dân cư và tránh các khu vực xử lý vật liệu (như trộn xi măng).

2) Quản lý nước thải • Nhà thầu cần có trách nhiệm thực thi các quy định của Việt Nam về việc xả thải nước thải vào các nguồn tiếp nhận.

• Sử dụng lao động địa phương để hạn chế lượng chất thải và nước thải sinh hoạt.

• Tại tất cả các khu vực lán trại công nhân hay công trường thi công, nhà thầu phải trang bị đầy đủ nhà vệ sinh di động hoặc xây dựng nhà vệ sinh cho công nhân đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Nước thải từ nhà vệ sinh cũng như nhà bếp, nhà tắm, bồn chậu rửa bát… sẽ được đổ vào bể chứa để vận chuyển ra khỏi công trường hoặc xả vào hệ thống nước thải khu vực; không được phép xả trực tiếp vào các khu vực nước mặt.

• Nước thải vượt quá ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam cần được thu gom vào bể, bồn chứa và đưa ra khỏi công trường bởi đơn vị thu gom chất thải được cấp phép.

• Dọn dẹp các mương rãnh xung quanh khu lán trại công nhân mỗi tuần.

• Xây dựng hố lắng và rãnh để thoát nước mưa ở các khu vực thi công như khu vực hồ Thuỷ Sơn, trạm xử lý nước thải, trạm bơm nước mưa và nước thải.

• Sắp xếp hợp lý việc thu gom, chuyển dòng hoặc chặn dòng nước thải từ hộ dân để đảm bảo mức tối thiểu về việc xả nước thải hoặc tắc nghẽn và ngập úng cục bộ.

• Trước khi xây dựng, cần có giấy phép xả thải.

• Khi hoàn thành công trình xây dựng, bể thu gom nước thải và bể tự hoại sẽ được xả hoặc đóng kín một cách an toàn.

- QCVN 14:2008/BTNMT:

Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt - QCVN 40: 2011/

BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp

Nhà thầu PMU, CSC,

IEMC

162 Các vấn đề môi

trường xã hội Các biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm Giám sát bởi

3) Quản lý chất thải rắn

• Trước khi xây dựng, Nhà thầu phải chuẩn bị một quy trình kiểm soát chất thải rắn (trang bị kho, thùng chứa rác, Kế hoạch dọn dẹp công trường, nhân công, vv ..) và Nhà thầu phải tuân thủ chặt chẽ quy trình này trong suốt quá trình thi công.

• Trước khi thi công xây dựng phải có giấy phép xử lý chất thải.

• Chất thải rắn có thể được tạm giữ tại công trường trong khu vực được chỉ định đã được Tư vấn Giám sát Xây dựng và các cơ quan chức năng địa phương phê duyệt trước khi thu gom và thải bỏ thông qua đơn vị thu gom chất thải có giấy phép.

• Các thùng chứa chất thải phải được đạy nặp, làm từ vật liệu chống ăn mòn, chống thấm nước.

• Tuyệt đối không được đốt hoặc chôn chất thải rắn trên công trường.

• Nếu không được thu gom và vận chuyển ra khỏi công trường, chất thải rắn hoặc các rác thải xây dựng khác phải được xử lý tại một khu vực đã được xác định và duyệt bởi Tư vấn Giám sát Xây dựng và được đưa vào quy trình kiểm soát chất thải rắn. Trong bất cứ trường hợp nào, nhà thầu cũng không được phép tiêu hủy hay đổ thải, vật liệu vào các khu vực nhạy cảm về môi trường sống tự nhiên hoặc các nguồn nước.

• Hạn chế ô nhiễm chất thải từ rác thải và vật liệu xây dựng. Đặt thùng rác tại các lán trại của công nhân.

• Tạm thời thu gom và phân loại chất thải sinh hoạt. Cung cấp các thùng rác có nắp để xử lý rác thải sinh hoạt và che phủ cẩn thận để tránh gây mùi hôi và rò rỉ nước, thu hút ruồi, chuột và các loài gây bệnh khác. Định kỳ thu gom và vận chuyển chất thải để xử lý.

• Trạm trộn bê tông được đặt trên mặt đất không thấm. Thu gom chất thải và nước thải có chứa xi măng thông qua các rãnh thoát nước tại các hố lắng tại công trường xây dựng trước khi thải vào vùng nước tiếp nhận.

• Tách riêng các vật liệu có thể tái chế từ các nguồn thải để sử dụng hoặc bán trước khi đổ thải vào mỏ Cụp Cọi theo tài liệu thiết kế được chấp thuận bởi kỹ sư giám sát.

• Đá phong hóa, gỗ và gạch có thể được sử dụng lại cho mục đích như: san lấp mặt bằng. Gỗ cũng có thể dùng để nấu ăn. Sắt, thép, bao bì và các vật liệu khác có thể tái chế có thể được phân phối và bán cho cơ sở sản xuất phế liệu.

- Quyết định số,

59/2007/NĐ-CP về quản lý rác thải

- Quyết định số, 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 quản lý chất thải và phế liệu

Nhà thầu PMU, CSC,

IEMC

163 Các vấn đề môi

trường xã hội Các biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm Giám sát bởi

• Thu gom rác thải và dọn sạch các công trường khi kết thúc một ngày/ca làm việc và đưa thải chất thải ra khỏi khu vực xây dựng trong thời gian sớm nhất có thể. Nếu vật liệu nạo vét phải được lưu trữ tạm thời thì phải áp dụng các biện pháp cần thiết để kiểm soát ô nhiễm như thu giữ trong thùng, dưới lớp phủ, khu vực có rào chắn ... với các dấu hiệu cảnh báo.

• Nhà thầu sẽ ký hợp đồng với URENCO Ky Anh để thu gom chất thải rắn theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn và Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế thải.

4) Quản lý chất thải nguy hại

• Thu gom, lưu trữ và vận chuyển các chất thải nguy hại (nhựa đường, dầu thải, dầu mỡ, dung môi hữu cơ, hoá chất, sơn dầu ...) theo Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT về quản lý chất chất thải độc hại.

• Thu thập và tạm trữ dầu mỡ đã sử dụng riêng biệt trong các thùng chứa chuyên dụng và để ở nơi an toàn và không có lửa với mái nhà chống thấm, ở khoảng cách an toàn từ nguồn lửa. Ký hợp đồng với nhà cung cấp/nhà sản xuất để giao dầu và mỡ.

• Chất thải hóa học dưới bất kỳ hình thức nào phải được xử lý tại bãi chôn lấp phù hợp và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Nhà thầu phải có giấy chứng nhận xử lý.

• Việc loại bỏ vật liệu chứa amiăng hoặc các chất độc hại khác phải được thực hiện và thải bỏ bởi những công nhân được tập huấn đặc biệt và có giấy chứng nhận.

• Dầu mỡ đã qua sử dụng phải được đưa ra khỏi công trường và bán cho một công ty tái chế dầu.

• Việc sử dụng dầu, chất bôi trơn, vật liệu tẩy rửa, vv từ việc bảo trì xe cộ và máy móc phải được thu gom trong các thùng chứa và vận chuyển khỏi khu vực bởi một công ty tái chế dầu thải được cấp phép.

• Các loại dầu đã qua sử dụng hoặc các vật liệu bị ô nhiễm dầu có khả năng chứa PCBs phải được cất giữ an toàn để tránh bị rò rỉ hoặc ảnh hưởng đến người lao động.

• Nhựa đường và các chế phẩm từ nhựa đường chưa sử dụng hoặc bị thừa phải được trả lại cho nhà máy cung cấp.

• Các cơ quan liên quan sẽ được thông báo kịp thời về bất cứ sự cố nào.

• Lưu trữ các hóa chất và dán nhãn thích hợp.

- Thông tư. 36/2015/TT- BTNMT về quản lý chất thải nguy hại;

- Quyết định số.

38/2015/NĐ-CP dated 24/04/2015 về quản lý chất thải và phế liệu

Nhà thầu PMU, CSC,

IEMC

164 Các vấn đề môi

trường xã hội Các biện pháp giảm thiểu Quy định của Việt Nam Trách nhiệm Giám sát bởi

• Phải có các chương trình truyền thông và đào tạo thích hợp để chuẩn bị cho người lao động để nhận biết và ứng phó với các rủi ro hóa học tại nơi làm việc.

• Chuẩn bị và đề xướng một biện pháp khắc phục hậu quả sau khi xảy ra sự cố tràn dầu. Trong trường hợp này, nhà thầu phải cung cấp một bản báo cáo giải thích nguyên nhân vụ tràn/sự cố, hành động khắc phục hậu quả, hậu quả/thiệt hại do sự cố tràn dầu, và các biện pháp khắc phục đề xuất.

5) Ô nhiễm nguồn

nước • Nhà thầu chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng nước mặt khi xả ra ngoài công trường theo QCVN 08-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt và QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.

• Xây dựng các hố lắng và mương thoát nước tạm ở các công trường xây dựng như khu vực đường, hồ điều hoà.

• Cung cấp nhà vệ sinh di động cho công nhân xây dựng tại công trường.

• Tránh đào và san lấptrong mùa mưa.

• Thu thập vật liệu và chất thải trong quá trình đào và san lấp, thu gom và vận chuyển ra khỏi công trường đến các địa điểm xử lý đã được phê duyệt trong thời gian sớm nhất có thể.

• Không cho phép tập kết vật liệu tạm thời và trộn bê tông trong phạm vi 50m từ ao, hồ, sông, suối hoặc các nguồn nước khác. Duy trì khoảng cách tối đa có thể giữa các điểm tập trung vào các nguồn nước trong việc xây dựng kè sông Trí.

• Lưu trữ dầu và xăng đã qua sử dụng và chưa sử dụng trong các thùng chứa kín trên nền đất không thấm nước, có mái che, có tường chắn xung quanh để dễ kiểm soát và thu gom nếu xảy ra rò rỉ. Không đặt kho xăng dầu trong phạm vi 25m từ ao hồ, sông suối.

• Thu gom và vận chuyển đất đào từ việc xây dựng cống ra khỏi công trường trong vòng 24 giờ.

• Chỉ thực hiện công việc bảo trì xe và thiết bị có động cơ, kể cả dầu thay thế hoặc bôi trơn ở khu vực quy định, không cho phép các hóa chất, xăng, dầu, dầu mỡ chảy trên đất hoặc vào hệ thống thoát nước hoặc nguồn nước. Sử dụng khay để chứa giẻ và vật liệu được sử dụng trong bảo trì. Thu gom và thải bỏ chất thải phù hợp với quy chế quản lý chất thải nguy hại.

- QCVN 09:2008/BTNMT:

Quy chuẩn quốc gia về nước ngầm;

- QCVN 14:2008/BTNMT:

Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt - QCVN 40: 2011/

BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp;

- TCVN 7222: 2002: Yêu cầu chung đối với các nhà máy xử lý nước thải

Nhà thầu PMU, CSC,

IEMC

6) Tác động đến thực vật và các loài thủy sinh

• Nhà thầu phải chuẩn bị một kế hoạch Quản lý giải phóng mặt bằng, tái tạo và phục hồi thảm thực vật;

- Luật xây dựng số.

55/2014/QH13

Nhà thầu PMU, CSC,

IEMC

Một phần của tài liệu DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP CÁC ĐÔ THỊ ĐỘNG LỰC TIỂU DỰ ÁN KỲ ANH - TỈNH HÀ TĨNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG - XÃ HỘI (Trang 173 - 234)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(280 trang)