Các vấn đề liên quan đến khu nghĩ dưỡng (Resort)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu động cơ làm việc của nhân viên tại vinpearl discovery 2 phú quốc (Trang 21 - 44)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.2. Các vấn đề liên quan đến khu nghĩ dưỡng (Resort)

Khu nghỉ mát hay khu nghỉ dưỡng (tiếng Anh: Resort, phát âm thông dụng tiếng Việt: Rì-sọt) dùng để chỉ một nhóm hay quần thể các khu dịch vụ phục vụ du lịch, làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí. Các dịch vụ này được triển khai trên một khuôn viên địa lý không quá lớn. Trong một khu nghỉ dưỡng thường có các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, bãi biển, hồ tắm, khu thể thao, vườn trẻ.[14]

Hai nhà Du lịch học người Úc đã viết: “Khu nghỉ dưỡng, trước tiên là cung cấp sản phẩm lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và điều dưỡng. Nhưng gần đây lại còn đóng một vai trò mới. Đó là tạo cơ hội cho các khách gặp nhau tình cờ lại kết thân với nhau, nối mạng xã hội”.[11]

Còn theo Wikipedia: “A resort is a place used for relaxation or recreation attracting visitors for holidays or vacation” (Khu nghỉ dưỡng là nơi khách đến nghỉ ngơi hay vui chơi giải trí, hấp dẫn khách đến đây vào những ngày nghỉ).[4, tr.34]

Tác giả Bảo Trâm trong bài viết của mình về resort trên báo Du lịch Việt Nam số ra tháng 9/2006 cho rằng: “Resort là một thuật ngữ Tiếng Anh chỉ một mô hình du lịch lưu trú, nghỉ dưỡng cao cấp và thư giãn đa dạng, gắn liền với cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên. Cảnh quan thiên nhiên không bị phá vỡ khi các nhà đầu tư xây dựng resort, trái lại nó được chấm phá, tô điểm thêm bởi kiến trúc hài hòa của khu resort. Trong resort có nhiều tiện nghi và các cơ sở vật chất kĩ thuật”.[13, tr.8]

Định nghĩa được coi là chung nhất về resort là: Resort (khu nghỉ dưỡng) là loại hình khách sạn được xây dựng độc lập thành khối hay quần thể bao gồm các biệt thự, căn hộ du lịch, băng – ga – lâu (bungalow) ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp và phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tham quan du lịch của con người.[13, tr.8]

Chúng ta thường thấy khu nghỉ dưỡng là một kiến trúc bên bờ biển, nhưng bản chất không có gì là “Khu nghỉ dưỡng” cả, vì sản phẩm ở đây không khác gì ở một khách sạn. Thực ra một khu “nghỉ dưỡng” có thể được xây dựng ở bất cứ nơi

nào, ngoại trừ trong thành phố, hoặc gần thành phố với sự ô nhiễm môi trường vốn là đặc trưng của khu đông dân cư. Do đó có thể có khu nghỉ dưỡng biển, khu nghỉ dưỡng núi, khu nghỉ dưỡng rừng, khu nghỉ dưỡng đồng bằng hay hải đảo...

Ngoài các sản phẩm giống như ở khách sạn, khu nghỉ dưỡng phải có hai sản phẩm sau mới được xem là điều kiện cần và đủ: đó là cảnh quan tự nhiên và bầu không khí trong lành.

Kinh doanh resort là dịch vụ cho thuê phòng phục vụ du khách nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, đồng thời khai thác một số dịch vụ bổ sung khác để phục vụ du khách (dancing, hồ bơi, casino, restaurant,…) nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận.

1.2.2. 1.1.2.2. Đối tượng khách hàng của kinh doanh resort

Thường ở lưu trú dài hạn, không di chuyển nhiều điểm, chủ yếu là nghỉ ngơi tại resort. Nói tóm lại resort đưa ra sản phẩm hoàn hảo, đầy đủ và khách hàng chỉ cần bỏ tiền ra đến để hưởng thụ dịch vụ đó.[17]

¨Doanh nhân thành đạt

Resort là một loại hình kinh doanh khách sạn cao cấp với những yêu cầu chi phí khá cao. Chính vì vậy, những doanh nhân thành đạt là nhóm đối tượng khách hàng vô cùng tiềm năng dành cho resort.

Những người thành đạt thường có lối sống vô cùng hưởng thụ, họ kiếm ra nhiều tiền và muốn sử dụng tiền đó để trải nghiệm và tận hưởng cuộc sống theo ý muốn. Các khu resort ra đời đã trở thành địa điểm lý tưởng để họ thỏa mãn ý muốn của mình, tạo ra một thiên đường riêng giúp họ rời xa cuộc sống xô bồ, ồn ã hàng ngày.

Resort thường được tổ chức thành một chuỗi liên hoàn các dịch vụ từ nghỉ dưỡng, vui chơi – giải trí, ăn uống, làm đẹp, thể thao,…giúp thỏa mãn tất cả những nhu cầu cuộc sống dù là bình dân hay cao cấp nhất cho khách hàng.

¨Du khách yêu thích nghỉ dưỡng

Điểm đặc trưng của các khu resort, là chúng thường tọa lạc tại các địa điểm cách xa trung tâm thành phố và có điều kiện khí khí hậu, môi trường vô cùng tuyệt vời. Chính vì vậy, resort được coi là điểm nghỉ dưỡng “thiên đường”, là nơi

để hưởng thụ cuộc sống tuyệt vời nhất.

Với một không khí trong lành và bình yên, là nơi du khách thả chậm cuộc sống của mình, tận hưởng những điều tuyệt vời nhất. Rời xa cuộc sống hiện đại với những thiết bị công nghệ tiện nghi họ có thể hòa mình cùng với thiên nhiên, với cuộc sống dân giã, thôn quê, tận hưởng cuộc sống mà họ chưa từng được trải qua.

¨Nhà đầu tư

Đối với một nhà đầu tư, lợi nhuận luôn là sức hút mạnh mẽ hấp dẫn nhất.

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng là một “miếng mồi” béo bở đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Đây là đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về tiềm năng đầu tư, khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh resort.

1.2.3.1.1.2.3. Các loại hình khu nghỉ dưỡng

Các nhà nghiên cứu thường căn cứ vào các yếu tố sau đây để phân biệt các loại hình khu nghỉ dưỡng: Cụ thể, khu nghỉ dưỡng được phân loại thành:[4, tr.26 - 33]

Phân loại theo yếu tố vị trí:

+Khu nghỉ dưỡng gần các trung tâm xuất khách +Khu nghỉ dưỡng vùng xa

+Khu nghỉ dưỡng biển như Phan Thiết, Nha Trang

+Khu nghỉ dưỡng ở sông, hồ như khu nghỉ dưỡng ở các cù lao trên dòng Cửu Long

+Khu nghỉ dưỡng miền núi như khu nghỉ dưỡn rừng Madagui ở Lâm Đồng +Loại hình khu nghỉ dưỡng chuyên đề

+Loại hình “Hide way”( Nơi ẩn cư) +Khu nghỉ dưỡng trên sa mạc +Khu nghĩ dưỡng Casino

Phân loại theo mức độ đầu tư:

+Khu nghĩ dưỡng gia đình

+Loại hình khu nghỉ dưỡng trung bình

+Loại hình khu nghỉ dưỡng từ 100 đơn vị phòng trở lên.

+Loại hình khu nghỉ dưỡng phức hợp (Mega resort hay Resort complex), thường thấy ở các cường quốc du lịch như Hoa Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, Úc... Nổi tiếng thế giới là ở Las Vegas, Palm Spring, Hawai... Ớ Việt Nam có phức hợp trên đảo Tuần Châu.

Phân loại theo tiêu chí môi trường.

Phân loại theo đối tượng khách phục vụ.:

+Khu nghỉ dưỡng truyền thông: phục vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí... bình thường.

+Khu nghỉ dưỡng có Casino: Nổi tiếng về sự sang trọng và chăm sóc ân cần đối với khách ở tại khu nghỉ dưỡng là Launceton Federal Club ở bang Tasmania (Úc).

+Khu nghỉ dưỡng nằm trong quần thể di sản văn hóa. ở Anh, Mỹ, Úc rất nhiều loại hình này. Mục đích của khách là tham quan, nghiên cứu các sản phẩm văn hóa này. Ớ Úc, thường gọi là “National Trust”.

+Khu nghỉ dưỡng - bệnh viện (Hospital Resort).

+Khu nghỉ dưỡng “ẩn lánh” (Reíuge Resort hay Hideavvay Lodge).

+Khu nghỉ dưỡng “ẩm thực” (Gastronomic Resort). Ví dụ điển hình là

“Hanging Rock VVinery Retreat" (bang Victoria, Úc)

Phân loại theo thời gian hoạt động:

+Có khu nghỉ dưỡng mùa Hè +Có khu nghỉ dưỡng mùa Đông

+Có khu nghĩ dưỡng hoạt động toàn thời gian

+Có khu nghi dưỡng chỉ hoạt dộng vào hai ngày cuối tuần (thứ sáu. thư bảy, chủ nhật) và những ngây lễ lớn. Phần lớn là các khu nghỉ dưỡng mang tính cách gia đình hay là một cộng đồng dân cư nhỏ.

Phán loại theo cách bán:

+Đại da số khu nghỉ dưỡng tiến hành bán phòng như khách sạn, tức là tiến phòng tính riêng và các dịch vụ khác như giặt ủi, xe đưa đón ở phi trường, nhà ga xe lửa tính riêng.

+Có khu nghi dưỡng bán phòng theo kiểu B&B, tức là trong tiền phòng có tiền ăn sáng.

+

+Nhưng cũng có loại khu nghỉ dưỡng có cách bán “tính gộp” cho mỗi khách, mỗi ngày. Tiếng Anh gọi đó là “All Inclusive Resort”, trong đó bao gồm tiền phòng, tiền ở, mỗi ngày 45 phút mát-xa, sử dụng 1 hoặc 2 ly cốc tai.

Phân loại theo tính phức hợp: Emirate Palace tại bán đảo Ả Rập, Disney World ở Hoa Kỳ,…

1.2.4. 1.1.2.4. Sự khác biệt giữa khách sạn và khu nghỉ dưỡng (Resort)

Mô hình “Resort” mới du nhập vào nước ta từ thập niên 1990 của thế kỷ 20, cho nên còn mới lạ đối với nhiều nhà đầu tư trong nước. Chúng ta thường thấy hiện tượng bên ngoài có thể đó là một kiến trúc bên bờ biển, nhưng bản chất không có gì là “Khu nghỉ dưỡng” cả, vì sản phẩm ở đây không khác gì ở một khách sạn. Thực ra một khu “nghỉ dưỡng” có thể được xây dựng ở bất cứ nơi nào, ngoại trừ trong thành phố", hoặc gần thành phố" với sự ô nhiễm môi trườngvốn là đặc trưng của khu đông dân cư. Do đó có thể có khu nghỉ dưỡng biển, khu nghỉ dưỡng núi, khu nghỉ dưỡng rừng, khu nghỉ dưỡng đồng bằng hay hải đảo... Vì ngoài các sản phẩm giống như ở khách sạn, khu nghỉ dưỡng phải có hai sản phẩm sau, mới được xem là điều kiện cần và đủ: đó là cảnh quan tự nhiên và bầu không khí trong lành. [4,tr. 37]

Trong tác phẩm “ Qu ong tác phẩm goài các sản phẩm g(Resort ) – Lý luác phẩm goài cá”, Thạc Sĩ Sơn Hồng Đức đã hệ thống hóa sự khác biệt giữa

“Khách sạn” và “Khu nghỉ dưỡng” cụ thể như sau: [4,tr.38 - 43]

Để thây rõ phần nào sự khác biệt giữa “Khách sạn” và “Khu nghỉ dưỡng”, xin hệ thống hóa như sau:[4,tr.38 - 43]

Bảng 1.1: Khác biệt giữa khách sạn và khu nghỉ dưỡng

KHÁCH SẠN RESORT

Phong cách thiết

kế

Dầy, tận dụng mặt bằng cho kinh doanh, hệ số xây dựng cao so với diện tích, đất đai thường không rộng

Chỉ xây dựng từ 40 đến 50% diện tích mặt bằng, phần còn lại dành cho cây xanh, bãi cỏ, ao hồ, suối, đường đi dạo bãi biển, sinh hoạt ngoài trời. Ngoài

lắm, thường xây cao tầng (trừ ở loại hình Motel và Travelodge).

Phòng gọi theo số thứ tự.

nhà khối nhiều phòng nhưng tối đa ba tầng, còn lại là loại hình villa trệt hay bungalow xen lẫn sân, vườn.

Tên phòng, bungalow thường đặt tên theo các loài hoa, trái, chim.

Triết lý điều hành

Áp dụng máy móc các quy trình đã lập ra, ít chịu thay đổi, xem việc tuân thủ quy trình là tiêu chí “Khuôn vàng thước ngọc”

Coi trọng việc thúc đẩy sáng tạo ở người quản lý trung gian các cấp. Chỉ xây dựng một “khung quản lý” chung nhưng rộng rãi, để cho cấp dưới linh hoạt.

Sản phẩm

Khách sạn cung cấp chủ yếu dịch vụ lưu trú, ăn uống. Có nhiều nơi không có dịch vụ vui chơi giải trí, để việc này cho khách tự lo và ra ngoài.

Một số nơi có dịch vụ vui chơi giải trí nhưng rất giới hạn về nội dung (Karaoke, Bar, Massage,…)

Resort vừa cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, nhưng phải có các hoạt động vui chơi, giải trí đê khách hàng phải đi ra ngoài tìm các thú vui. Lại còn phải có các loại hình sinh hoạt như đốt lửa trại, bóng chuyền trên bãi biễn,..

Chăm lo cho khách từ lúc thức dậy đến khi đi ngủ.

Cung cấp phục vụ

Khách ở khách sạn gần như sẵn sàng chấp nhận một cách phục vụ thống nhất, từ người ở phòng Suite (cao cấp) đén người ở phòng Standard.

Resort xây dựng một chính sách đối xử có”cung bậc”, theo nguyên tắc

“Value for money” (sản phẩm tương thích với số tiền bỏ ra) . Người thuê loại hình lưu trú “Villa” có “người phục vụ riêng” . Còn người thuê phòng thường biết rằng không có dịch vụ ấy. Khách thuê Villa làm thủ tục nhận phòng tại Villa, còn khách thuê phòng thì làm thủ tục tại quầy Lễ Tân.

Thời gian của

Khách của khách sạn dành ít thời gian ở trong các

Khách ở khu nghỉ dưỡng dành như toàn bộ thời gian trong ngày ở trong

khách

khách sạn. Thường thì ngoài 8 giờ để ngủ, họ chỉ dành một số thời gian khác ăn uống,…trong khách sạn. Số giờ còn lại họ đi ra ngoài.

khu Resort: trong phòng ngủ, phòng ăn, các khu vui chơi, giải trí, các khu sinh hoạt và xem cảnh quan. Vì Resort phần lớn rất rộng (ở nước ngoài có Resort rộng đến 200 Ha).

Yếu tố nghĩ dưỡng

Trong một khách sạn, yếu tố nghỉ dưỡng rất mờ nhạt.

Yếu tố nghỉ dưỡng là mục tiêu chính của khách, nên không khi tĩnh mịch và trong lành là sự lựa chọn hàng đầu của khách. Môi trường, cảnh quan cũng phải khuyến khích sự uy tư, tịnh dưỡng.

Chính sách sản

phẩm

Chính sách sản phẩm của khách sạn mang tính đại trà nên việc huấn luyện nhân viên tương đối dễ dàng.

Hàng ngày họ lập lại những động tác quen thuộc.

Sản phẩm của resort rất đa dạng về

“cung bậc”, về bản chất nên việc huấn luyện nhân viên khó hơn. Ví dụ, người hầu bàn ở phòng ăn đại trà có những cử chỉ, hiểu biết và cung cách giản đơn. Người hầu bàn cho khách ăn tại Villa phải có “cung cách” cao hơn, hiểu biết sâu hơn.

Thời gian vận hành

Khách sạn hoạt động 7 ngày/tuần, 365 ngày/năm, nên vấn đề sử dụng lao động không khó và ổn định.

Resort thường hoạt động 2 hay 3 ngày cuối tuần. Thậm chí có Resort chỉ hoạt động theo mùa nên rất khó trong việc xây dựng một bộ máy không phí phạm. Vì vậy, ngoài một số nhân viên lãnh lương toàn thời gian, một số lớn nhân viên là lao động thời vụ chọn từ địa phương. Nên vấn đề đào tạo tay nghề khá vất vả, phải làm lại đối với mỗi mùa hoạt động, vì có nhiều nhân viên mới.

Bộ phận Lễ tân

Trong khách sạn, vấn đề tiếp đón, bán phòng, trả

Rất phức tạp vì sự đa dạng các dạng khách. Người khách thuê Villa đòi hỏi

phòng, không phức tạp, vì mọi việc đều diễn ra tại quầy Lễ tân.

làm thủ tục nhận phòng và trả phòng ở tại Villa của họ, hoặc ít nhất việc làm thủ tục cũng phải đặc biệt, để thể hiện

“đẳng cấp” của họ. Đó cũng là chính sách của Resort để khuyến khích khách trả giá cao cho sự đối xử đặc biệt.

Việc tổ chức sinh hoạt trong các Resort thường là công việc của bộ phận Lễ tân khách đăng kí tổ chức tiệc ngoài trời,…sau đó Lễ tân sẽ liên hệ với các bộ phận khác trong Resort.

Không gian

Trong khách sạn thường phân biệt thành hai không gian:

- Không gian riêng (phòng ngủ);

- Không gian chung (sảnh, nhà hàng,…)

Trong Resort, ngoài hai không gian chung và riêng nêu trên còn có những không gian riêng mở rộng (bãi cỏ, nơi tắm nắng riêng). Ngoài ra còn có không gian để tham quan (các vườn hoa) để sinh hoạt ngoài trời (bãi biển), thư viện, phòng chiếu phim, khu giải trí, sân chơi của trẻ em,…

Đơn vị không gian

Khách sạn là một đơn vị khép kín: một lỗi vào ra cho khách, một lối vào ra cho Nhân viên và tiếp phẩm, nên dễ kiểm soát, bảo vệ.

Resort là một không gian mở, nhưng thách thức về an ninh và an toàn cũng cao. Phần lớn các Resort biển, rừng có rào, công phía trước, rào hai bên;

nhưng phía tiếp với rừng, bãi biển thì lại khó rào.

Kinh doanh bộ phận Ẩm

thực

Đối với Bộ phận Kinh doanh Âm thực: Khách sạn giống như Resort là có các nhà hàng cung cấp sản phẩm ẩm thực của các nền bếp khác nhau. Tuy nhiên,

Trong Resort, sản phẩm ăn uống thuộc phạm trù “ Nghệ thuật ẩm thực”, tính khoa học dinh dưỡng cao, trình bày đẹp hơn, sử dụng các dịch vụ phục vụ (dĩa, chén,…) cao cấp hơn.

phần lớn các khách sạn cung cấp sản phẩm ẩm thực ở mức độ “chế biến”, chứ không phải ở mức độ

“nghệ thuật ẩm thực”.

Tổ chức

Tổ chức của Bộ phận Quản gia khách sạn thường bao gồm: Tổ phòng, Tổ vệ sinh công cộng, tổ cây cảnh (Gardening).

Trong các Resort có vài khác biệt. Tổ cây cảnh trở thành Bộ phận Cảnh quan và tách riêng , chịu sự điều hành riêng.

Công việc bao gồm việc xây dựng cảnh quan, chắm sóc, trồng mới… để lúc nào không gian cũng có màu xanh quyến rũ.

Trong khách sạn, thường không có bộ phận giặt ủi, vì có thể hợp đồng với các công ty - giặt ủi bên ngoài. Còn trong các Resort, thường phải đầu tư cho dịch vụ này.

Yếu tố trang trí

Trong các khách sạn quốc tế người ta thường chọn yếu tố sang trọng và cực kỳ hiện đại.

Trong các Resort, người ta thường chú ý nhiều đến các yếu tố bản địa, những nét mộc mạc (các lu, gáo nước, gạch thô nung). Ngoài ra còn có chú trọng đến những gì gần với thiên nhiên trong trang trí. Lẽ dĩ nhiên phòng ốc, buồng tắm phải có thiết bị hiện đại mà khách quen sử dụng. Chính các yếu tố trang trí sẽ tạo hồn cho khu nghỉ dưỡng.

Tổ chức sinh hoạt

và vui chơi giải

Có khách sạn không có hẳn hoạt động này, phần lớn có tổ chức nhưng chỉ giới hạn ở hoạt động Câu lạc bộ (Club) cho khách quen ở

Trong các khu nghỉ dưỡng, các sinh hoạt vừa là nguồn thu lớn, vừa tránh sự nhàm chán. Người ta có thể liệt kê như sau :

-Các hoạt động giải trí thông thường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu động cơ làm việc của nhân viên tại vinpearl discovery 2 phú quốc (Trang 21 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w