PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.2. Cơ sở thực tiễn liên quan đến động cơ
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch tại Đảo Ngọc Phú Quốc
Hệ thống cơ sở lưu trú ở Phú Quốc phát triển khá nhanh theo xu hướng chung của du lịch cả nước, hướng đến hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu của du khách. Toàn huyện đảo hiện có hơn 600 cơ sở lưu trú, với hơn 12.000 phòng, trong đó gần 60 khách sạn được xếp hạng 1 - 2 sao, 10 khách sạn 3 - 4 sao, 5 khách sạn 5 sao. Toàn huyện có 75 doanh nghiệp, chi nhánh kinh doanh lữ hành, trong đó 6 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.[19]
Hiện nay, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có 8 hãng hàng không khai thác 12 đường bay quốc tế đến 4 nước gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Thái Lan và có 4 đường bay về các tỉnh, thành phố trong nước là Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng nên việc kết nối tour, tuyến đã được các doanh nghiệp du lịch trên cả nước quan tâm đưa vào khai thác. Đây là điều kiện thuận lợi để Phú Quốc kết nối với các tỉnh, thành phố cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch, thu hút dự án nước ngoài đầu tư vào Phú Quốc.
Ở Phú Quốc đang có các sản phẩm làng nghề truyền thống, sản vật phục vụ du khách như ngọc trai, nước mắm, hồ tiêu, rượu sim… được đưa vào các tour, tuyến du lịch. Các loại hình du lịch biển như lặn biển, ngắm san hô, câu cá…
đang đưa vào khai thác phục vụ du khách.
Theo UBND huyện Phú Quốc, trên “đảo ngọc” hiện có hơn 25 khu, điểm đến du lịch như: Khu du lịch di tích quốc gia đặc biệt Trại giam tù binh Phú Quốc, Khu du lịch Vinpearl Land, Vinpearl Safari, Dinh Cậu, chùa Hộ Quốc, Bảo tàng Cội Nguồn, làng chài cổ Hàm Ninh, Vườn quốc gia Phú Quốc, nhà thùng sản xuất nước mắm Phú Quốc, cơ sở sản xuất ngọc trai, suối Tranh, suối Đá Bàn, bãi Sao, bãi Khem, bãi Trường, bãi ông Lang, bãi Đất Đỏ…ngoài các sản phẩm du lịch được thiên nhiên ưu ái ban tặng, Phú Quốc còn được nhiều nhà đầu tư lớn đầu tư công trình du lịch có quy mô, phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của du khách.
Cụ thể, Tập đoàn Vingroup đã đầu tư và đưa vào khai thác chuỗi dự án khu nghỉ dưỡng Vinpearl Phú Quốc Resort & Golf, khu vui chơi giải trí Vinpearl Land và Công viên chăm sóc và bảo tồn động vật Vinpearl Safari. Đây là vườn thú bán hoang dã đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được xây dựng theo mô hình Safari thế giới.[19]
Đầu năm 2018, Tập đoàn Sun Group khai trương tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới nối liền thị trấn An Thới với xã Hòn Thơm. Đây là hạng mục đầu tiên trong quần thể vui chơi giải trí biển tập đoàn này đang xây dựng, hứa hẹn đem đến cho du lịch Phú Quốc những phẩm mới lạ, độc đáo.
Phú Quốc tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ đạo nhằm tạo nội lực cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh tế khác trên “đảo ngọc” phát triển. Theo đó, Phú Quốc tiếp tục đầu tư phát triển đa dạng các loại hình du lịch, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, du lịch kết hợp kiểm tra sức khỏe, nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch cộng đồng…
Bên cạnh đó, tập trung nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động dịch vụ du lịch trên cơ sở đào tạo nguồn nhân lực làm du lịch; tăng cường giới thiệu toàn diện du lịch Phú Quốc với du khách trong và ngoài nước; tiếp tục mời gọi, thu hút đầu tư vào du lịch Phú Quốc…
1.2.2. Một số nghiên cứu về động cơ làm việc của nhân viên
Theo một số nghiên cứu về động cơ làm việc của nhân viên tại các cơ sở, các tác giả đều đưa ra cho mình những mô hình về các nhân tố tác động khác nhau. Cụ thể:
Theo Nguyễn Thị Phương Dung và Nguyễn Hoàng Như Ngọc (2012), nghiên cứu Ảnh hưởng của động cơ làm việc đến hành vi thực hiện công việc của nhân viên khối văn phòng tại thành phố Cần Thơ, nhóm tác giả đã đưa ra các động cơ làm việc bao gồm: (1) Sự hỗ trợ của cấp trên; (2) Lương bổng; (3) Mối quan hệ với đồng nghiệp; (4) Công đoàn; (5) Cơ hội học tập và thăng tiến; (4) Mục tiêu công việc; (6) Điều kiện làm việc; (7) Sự công nhận kết quả làm việc;
(8) Sự phản hồi; (9) Công việc thử thách; (10) Chính sách, phong trào của tổ chức; (11) Cảm giác được thực hiện; (12) Công việc thú vị; (13) Sự tự hào về tổ chức. [5, tr.4-5]
Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Huế, tác giả Trần Thị Hoàng Oanh (2016), Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên tại khách sạn Hoàng Cung – Huế, đã đưa ra 5 nhóm động cơ cụ thể là: (I) Môi trường làm việc;
(II) Mối quan hệ với đồng nghiệp; (III) Bản chất công việc; (IV) Cơ hội phát triển nghề nghiệp và thăng tiến; (V) Lương thưởng và phúc lợi. [6, tr.21].
Trong khóa luận tốt nghiệp Khoa Du Lịch – Đại học Huế, tác giả Hồ Phước Vũ (2011), nghiên cứu Động cơ làm việc của nhân viên khách sạn Park View Huế, đã đưa ra 5 nhóm động cơ lần lượt là: (a) Động cơ về môi trường làm việc;
(b)Động cơ về lương thưởng, phúc lợi; (c) Động cơ về bố trí, sắp xếp công việc;
(d) Động cơ về sự hấp dẫn của bản thân công việc; (e) Động cơ về cơ hội phát triển nghề nghiệp và thăng tiến. [7, tr.21].
1.
CHƯƠNG 2: