Nhân viên được bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và kỹ năng được đào tạo
Khối lượng công việc hợp lý
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019)
2.2.4. Kiểm định
2.2.4.1. Ki.4.1.hết quả xử lý số liệu điều tra, 2019)rình độ chuyên môn và kỹ năng được đào tạolập thành 6 nhóm và 6 nh
Kiểm định này được sử dụng nhằm xem xét có sự khác biệt hay không trong đánh giá của nhân viên nam và nữ về các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của nhân viên tại Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc.
Giả thiết cần kiểm định:
Giả thiết 1: (Kiểm định sự đồng nhất về phương sai) H0: Phương sai của hai mẫu độc lập là đồng nhất.
H1: Phương sai của hai mẫu độc lập là không đồng nhất.
Mức độ ý nghĩa
- Giá trị sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) < 0.05: Phương sai của hai mẫu độc lập là không đồng nhất.
- Giá trị sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) > 0.05: Phương sai của hai mẫu độc lập là đồng nhất.
Giả thiết 2:
H0: Không có sự khác biệt giữa các nhân viên nam và nữ trong đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của nhân viên.
H1: Có sự khác biệt giữa các nhân viên nam và nữ trong đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của nhân viên.
Mức độ ý nghĩa
- Giá trị sig. của kiểm định t ≤ 0.05: Có sự khác biệt có ý nghĩa về đánh giá sự ảnh hưởng các nhân tố động cơ giữa nhân viên nam và nữ.
- Giá trị sig. của kiểm định t > 0.05: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về đánh giá sự ảnh hưởng các nhân tố động cơ giữa nhân viên nam và nữ.
Bảng 2.2.4.1: Kết quả kiểm định Independent – sample T – test
Nhân tố
Kiểm định F Kiểm định t
F Sig. T Sig.(2-
tailed)
1. Môi trường làm việc 2.666 0.105 -0.744 0.458 2. Chế độ lương thưởng và phúc lợi 0.015 0.903 - 0.489 0.626 3. Đánh giá chung về động cơ 0.126 0.723 - 1.296 0.198 4. Mối quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo 0.163 0.688 0.529 0.598 5. Công việc và sự công nhận 0.012 0.913 0.685 0.495 6. Bố trí, sắp xếp công việc 0.012 0.913 0.685 0.495 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019) Kết quả dữ liệu ở bảng trên cho thấy:
Đối với 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của nhân viên thì giá trị Sig. (kiểm định F) của 6 nhóm lần lượt là nhóm nhân tố thứ 1 (0.105), nhóm nhân tố thứ 2 (0.903), nhóm nhân tố thứ 3 (0.723), nhóm nhân tố thứ 4 (0.688), nhóm nhân tố thứ 5 (0.913) và nhóm nhân tố thứ 6 (0.913) đều > 0.05, do đó chấp nhận giả thuyết H0 (1) tức là phương sai của 2 mẫu độc lập là thống nhất. Tiếp tục sử dụng kết quả ở dòng Equal variances assumed, ta lại có giá trị Sig. (kiểm định t) của 6 nhóm đó lần lượt là (0.458), (0.626), (0.198), (0.598), (0.495), ( 0.495) đều > 0.05, chấp nhận giả thuyết H0 (2) điều này cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về đánh giá sự ảnh hưởng các nhân tố động cơ giữa nhân viên nam và nữ. Vì vậy, khi đưa ra chế độ hay chính sách làm việc mới, Ban lãnh đạo thường đưa ra quyết định một cách chung nhất cho toàn thể nhân viên và không phân biệt giới tính khi có sự phân công công việc. Do đó, nhân viên nam và nữ thường không có sự phân chia trong đảm nhận các chức vụ và khi có sự luân chuyễn.
2.4 2 .1 4 .2. Phân tích h nữ thường không có sự phân chia trong đả
Phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) là phương pháp để kiểm định liệu có sự khác biệt hay không trong đánh giá của nhân viên về mức độ đáp ứng các nhân tố động cơ làm việc theo các yếu tố độ tuổi, trình độ học vấn, bộ phận làm việc, chức vụ, thu nhập, số năm làm việc với điều kiện tổng thể có phân phối chuẩn với phương sai giữa các nhóm đồng nhất.
Giả thuyết đặt ra:
Cặp kiểm định Levene:
H0: Không có sự khác biệt về phương sai
H : Có sự khác biệt về phương sai.
Kết quả kiểm định Levene, Sig <α (α = 0.05) nên bác bỏ giả thuyết H0 không đủ điều kiện để phân tích tiếp ANOVA.
Kết quả kiểm định Levene, Sig ≥ α (α= 0.05) nên chấp nhận giả thuyết H0 đủ điều kiện để phân tích ANOVA.
Thực hiện phân tích ANOVA với các biến như: độ tuổi, trình độ học vấn, bộ phận làm việc, chức vụ, thu nhập, số năm làm việc để kiểm định xem có sự khác biệt theo từng tiêu chí khác nhau hay không. Vậy để thực hiện kiểm định trên, có các giả thuyếtnhư sau:
H0: Không có sự khác biệt.
H1: Có sự khác biệt.
Nếu sig ≤ 0.05 bỏ H0 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Nếu sig > 0.05 chấp nhận H0 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Sau khi chạy số liệu phân tích phương sai một nhân tố, số liệu được tác giả tổng hợp, xem xét và phân tích cụ thể thông qua bảng kêt quả sau:
Bảng 2.2.4.2: Kết quả phân tích phương sai One-way ANOVA Giá
trị trung
bình Độ tuổi
Trình độ học
vấn
Bộ phận
làm việc
Chức vụ
Thu nhập
cá nhân
Số năm làm việc
1. Môi trường làm việc 3.95 NS NS NS NS NS NS
2. Chế độ lương thưởng
và phúc lợi 4.00 NS NS NS NS NS NS
3. Đánh giá chung về
động cơ 3.61 NS NS NS NS NS NS
4. Mối quan hệ với đồng
nghiệp và lãnh đạo 3.77 NS NS * NS NS NS
5. Công việc và sự công
nhận 3.76 NS NS NS NS NS NS
6. Bố trí, sắp xếp công
việc 3.76 NS NS NS NS NS NS
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019) Chú thích:
NS (non-significant): không có ý nghĩa về mặt thống kê (Sig. > 0.05)
*: Sig. < 0.05: có ý nghĩa
-:không đủ điều kiện để phân tích ANOVA
Từ kết quả của bảng phân tích ANOVA ta thấy, giá trị trung bình của các nhóm nhân tố đánh giá không có sự chênh lệch nhiều và tất cả đều nằm trong nhóm đồng ý (3.61 – 4.00), nhóm nhân tố có giá trị trung bình cao nhất là nhóm
“Chế độ lương thưởng và phúc lợi” là 4.00 và thấp nhất là nhóm nhân tố “Đánh giá chung về động cơ” có giá trị trung bình là 3.61.Qua đó cho ta thấy, nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến động cơ làm việc của nhân viên chính là nhóm “Chế độ lương thưởng và phúc lợi ” và nhóm ảnh hưởng ít nhất là “Đánh giá chung về động cơ”.
Kết quả điều tra còn cho thấy nhân viên đánh giá đồng nhất về các tiêu chí trong ý kiến đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của nhân viên và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (sig > 0,05) giữa các nhóm nhân viên có Độ tuổi, Trình độ học vấn, Chức vụ, Thu nhập cá nhân, Số năm làm việc.
Do vậy khi đề ra các giải pháp để đáp ứng các tiêu chí ảnh hưởng đến động cơ làm việc của nhân viên thì không cần phải xem xét, so sánh đến ý kiến đánh giá giữa những nhân viên có Độ tuổi, Trình độ học vấn, Chức vụ, Thu nhập cá nhân và Số năm làm việc bởi vì tất cả ý kiến của nhân viên đều có sự đồng nhất. Riêng đối với các nhân viên thuộc nhóm yếu tố Bộ phận làm việc thì có sự khác biệt về ý kiến đánh giá. Chính vì vậy, Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc cần phải đáp ứng các tiêu chí có sự khác biệt về ý kiến đánh giá của nhân viên.
Về bộ phận làm việc: Theo kết quả phân tích ANOVA cho thấy, có sự khác biệt trong đánh giá của nhân viên theo từng bộ phận làm việc khác nhau đối với
nhân tố “ Mối quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo”. Có thể thấy rằng, nhân viên ở các bộ phận khác nhau sẽ có những đánh giá khác nhau về động cơ làm việc chung và những mối quan hệ giữa đồng nghiệp và lãnh đạo. Mỗi một bộ phận sẽ có những quản lý, giám sát làm việc theo những cách khác nhau, điều này khiến cho nhân viên tại mỗi bộ phận sẽ có những thái độ, suy nghĩ và hành động khác nhau khi làm việc. Vì vậy, khu nghỉ dưỡng cần nắm rõ các đặc điểm, tính chất của mỗi bộ phận để có những phân bố công việc hợp lí, không gặp áp lực khi làm việc đặc biệt tạo sự thoải mái, đoàn kết giữa các nhân viên trong cùng một bộ phận và các bộ phận với nhau. Đó là việc mà một Tổng quản lý Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc nói chung và cùng quản lý của các bộ phận như Tiền sảnh, Nhà hàng, Cây xanh,… nói riêng cần phải quan tâm. Việc khai thác một cách có hiệu quả nguồn nhân lực sẽ giúp khu nghỉ dưỡng tạo ra các dịch vụ tốt nhất, mang tính lợi thế cạnh tranh cao với thị trường du lịch hiện tại.
CHƯƠNG 3: