Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu động cơ làm việc của nhân viên tại vinpearl discovery 2 phú quốc (Trang 63 - 79)

Sơ lượt về quá trình điều tra:

Điều tra mẫu thông qua việc phát cho nhân viên của bộ phận các phiếu khảo sát.

Quá trình khảo sát về động cơ làm việc của nhân viên tại Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc được tiến hành như sau:

Số mẫu điều tra: 200 phiếu

Trong quá trình khảo sát phát ra 200 phiếu, thu về 150 phiếu, trong đó có 119 phiếu hợp lệ.

Đối tượng điều tra: nhân viên đang làm việc tại Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc

Thời gian khảo sát: tháng 3 năm 2018

Địa điểm điều tra: Tiến hành gửi bảng khảo sát tại nơi làm việc của các nhân viên tại Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc

Sau quá trình nghiên cứu thông qua phát bảng hỏi điều tra, dữ liệu sau khi thu về được mã hóa và nhập dữ liệu vào phần mềm hỗ trợ SPSS 22.0, sử dụng các phương pháp phân tích và xử lý số liệu để đưa ra kết quả cuối cùng cho đề tài nghiên cứu này và kết quả phân tích dữ liệu điều tra được trình bày cụ thể như sau:

2.2.1. Thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng nhằm thống kê tần số, tần suất, giá trị trung

bình của tổng thể để khái quát thông tin một cách rõ ràng. Qua đó, thống kê được cụ thể thông tin dữ liệu cần sử dụng cho quá trình nghiên cứu, mô tả cụ thể số liệu đã được thống kê.Cụ thể được thống kê như sau:

Bảng 2.2.1.1: Được nhận vào làm việc tại Vinpearl Discovery 2 bằng hình thức

Hình thức Tần số Phần trăm (%)

Tuyển dụng 96 80.7

Được người quen giới thiệu 16 13.4

Hình thức khác 7 5.9

Tổng 119 100.0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019) Trong 119 bảng hỏi thu được thì có 96 nhân viên được nhận vào làm việc tại resort thông qua hình thức tuyển dụng chiếm 80.7% và 16 nhân viên được người quen giới thiệu chiếm 13.4% và thông qua hình thức khác với 7 nhân viên chiếm 5.9% của tổng thể.

Nhận xét: Đa số nhân viên đến làm việc tại Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc thông qua hình thức thi tuyển vào bằng việc ứng tuyển khi có chính sách tuyển dụng. Do đó, đảm bảo được chất lượng về nguồn nhân lực, đáp ứng đủ yêu cầu của khu nghỉ dưỡng đề ra khi nhân viên được khảo sát và tuyển chọn thông qua nhiều vòng khác nhau.

Bảng 2.2.1.2: Lý do làm việc tại Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc

Lý do Tần số Phần trăm (%)

Thu nhập 54 45.4

Phát triển sự nghiệp 34 28.6

Đam mê với công việc 28 23.5

Lý do khác 3 2.5

Tổng 119 100.0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019)

Trong 119 bảng hỏi hợp lệ, có 54 nhân viên làm việc với lý do về mặt thu nhập chiếm 45.4%, 34 nhân viên có lý do vì phát triển sự nghiệp chiếm 28.6%, có 28 nhân viên làm việc vì đam mê với công việc chiếm 23.5% và có 3 nhân viên có lý do khác chiếm 2.5% trong tổng thể.

Nhận xét: Qua thống kê số liệu, ta thấy phần lớn nhân viên đến làm việc tại Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc với lý do là thu nhập. Điều này được giải thích vì nhân viên dù làm công việc gì, chức vụ nào thì vẫn quy về mức lương thu nhập mà họ nhận được vào cuối mỗi tháng. Mặc dù, nhân viên sinh hoạt trong một môi trường khắc nghiệt đầy nắng gió như Phú Quốc nhưng nhân viên vẫn chấp nhận làm việc, đó là vì Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc đã đánh trúng vào tâm lý của một người nhân viên làm việc khi đưa ra các chế độ hấp dẫn ngoài tiền lương như chính sách thưởng, phúc lợi, phụ cấp tiền ăn ở,.... Đây là một trong những lí dó thiết yếu khiến nhân viên vào làm việc tại Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc, do động cơ làm việc của họ rất cụ thể nên họ luôn cố gắng thể hiện rõ tinh thần khi làm việc.

Các nhóm lý do còn lại vẫn được thể hiện cụ thể trong số liệu thống kê thông qua đánh giá của nhân viên, từ đó giúp nhà quản lý có cái nhìn cụ thể hơn vào mục tiêu và tinh thần làm việc của nhân viên, giúp nâng cao chính sách quản lý.

Bảng 2.2.1.3: Anh/chị có hài lòng với công việc hiện tại không

Sự hài lòng Tần số Phần trăm (%)

Có 89 74.8

Không 4 3.4

Bình thường 26 21.8

Tổng 119 100.0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019) Trong 119 bảng hỏi thu về hợp lệ, có 89 nhân viên hài lòng với công việc hiện tại chiếm 74.8%, 4 nhân viên không hài lòng chiếm 3.4%, 26 nhân viên thấy bình thường về sự hài lòng đối với công việc hiện tại chiếm 21.8% trong tổng thể.

Nhận xét: Đa phần nhân viên làm việc tại Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc đều hài lòng với công việc hiện tại của mình chiếm đến 74.8% so với tổng thể, qua đó cho thấy các nhân tố tác động đến động cơ làm việc đều mang lại sự hài lòng cho nhân viên, giúp nhân viên hào hứng, tận tâm khi làm việc và từ đó làm cho hiệu quả công việc được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Bảng 2.2.1.4: Giới tính

Giới tính Tần số Phần trăm (%)

Nam 77 64.7

Nữ 42 35.3

Tổng 119 100.0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019) Trong 119 bảng hỏi hợp lệ có 77 nhân viên là nam chiếm 64.7% và 42 nhân viên là nữ chiếm 35.3% của tổng thể.

Nhận xét: Số lượng nhân viên trong Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc có sự chênh lệch tương đối về mặt giới tính, do bản chất công việc đòi hỏi có sự cân bằng tương đối trong số lượng nhân viên giữa nam và nữ, và số lượng nhân viên này phải luôn đảm bảo thực hiện và hoàn thành tốt công việc được giao. Đảm bảo cung cấp các dịch vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu cao của du khách.

Bảng 2.2.1.5: Độ tuổi

Tuổi Tần số Phần trăm (%)

Dưới 25 72 60.5

Từ 25 đến 35 44 37.0

Từ 36 đến 45 3 2.5

Trên 45 0 0.0

Tổng 119 100.0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019) Trong 119 bảng hỏi hợp lệ, có 72 nhân viên có độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm 60.5% trong tổng số, 44 nhân viên có độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi chiếm 37.0%

trong tổng số nhân viên, 3 nhân viên có độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi chiếm 2.5% và không có nhân viên trên 45 tuổi.

Nhận xét: Độ tuổi lao động chính của Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc là nhóm lao động nằm trong nhóm dưới 25 tuổi chiếm 60.5%. Đây là nguồn lao động chiếm hơn một nữa nhân lực của khách sạn. Qua đó cho thấy, Vinpearl

Discovery cố gắng đào tạo nguồn lao động trẻ, lâu năm, tập trung xây dựng một nguồn nhân lực đảm bảo chắc chắn, có đủ kinh nghiệm chuyên môn và năng lực để làm việc và cống hiến cho khách sạn. Đây cũng là nhóm lao động có tinh thần học hỏi, nhiệt tình và công hiến khi làm việc tại một đảo xa với đất liền.

Bảng 2.2.1.6: Trình độ học vấn

Trình độ học vấn Tần số Phần trăm (%)

Lao động phổ thông 9 7.6

Trung cấp 29 24.4

Cao đẳng 34 28.6

Đại học 47 39.5

Trên đại học 0 0.0

Tổng 119 100.0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019) Trong tổng số 119 bảng hỏi hợp lệ, trong đó cho thấy nhóm nhân viên có trình độ đại học là nhóm có số lượng cao nhất chiếm 39.5% tương đương với 47 nhân viên và có sự phân bố tương đối đồng đều giữa các nhóm còn lại, ngoại trừ nhóm trên đại học. Nhóm nhân viên có trình độ học vấn bậc cao đẳng chiếm 28.6% tương đương với 34 nhân viên, nhóm nhân viên có trình độ trung cấp chiếm 24.4% tương ứng với số lượng 29 nhân viên trong tổng thể và nhóm lao động phổ thông có 9 người chiếm 7.6% trong tổng thể.

Nhận xét: Trình độ học vấn của nhân viên tại Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc đa phần nằm ở nhóm có trình độ học vấn cao, phù hợp với yêu cầu công việc của khu nghỉ dưỡng. Qua đây, ta thấy nhân lực của Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc mang tầm quan trọng vững chắc, có sự đào tạo kỹ càng và năng lực đáp ứng để tạo ra dịch vụ tốt nhất cung cấp cho du khách. Nâng cao chất lượng dịch vụ cho Vinpearl Discovery và giữ vững được lòng tin cho du khách.

Bảng 2.2.1.7: Bộ phận làm việc

Bộ phận làm việc Tần số Phần trăm (%)

Văn phòng 4 3.4

Tiền sảnh 16 13.4

Nhà hàng 38 31.9

Buồng phòng 16 13.4

Cây xanh 10 8.4

Kĩ thuật 13 10.9

Bảo vệ 11 9.2

Bếp 11 9.2

Tổng 119 100.0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019) Trong tổng số 119 bảng hỏi thu về hợp lệ, có 4 nhân viên làm việc ở bộ phận văn phòng chiếm 3.4%, 16 nhân viên thuộc bộ phận tiền sảnh chiếm 13.4%, 38 nhân viên của bộ phận nhà hàng chiếm 31.9%, 16 nhân viên thuộc bộ phận Buồng phòng chiếm 13.4%, có 10 nhân viên bộ phận cây xanh chiếm 8.4%, có 13 nhân viên của bộ phận kĩ thuật chiếm 10.9 %, bộ phận bảo vệ và bếp đều có 11 nhân viên chiếm 9.2% trong cả tổng thể.

Nhận xét: Số lượng nhân viên có sự phân bố tương đối đồng đều giữa các bộ phận làm việc, tuy nhiên chủ yếu tập trung nhân lực vào các bộ phận cung cấp dịch vụ cho du khách là nhà hàng, bếp, buồng phòng, tiền sảnh nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của họ. Qua đó có thể thấy, Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc có sự đầu tư mạnh cho việc cung cấp dịch vụ cho du khách, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ở mức tốt nhất. Các hoạt động, chương trình phục vụ du khách tại Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc luôn được các bộ phận hỗ trợ nhau để tạo nên những điều hấp dẫn, thu vị nhất dành do khách ở villa.

Bảng 2.2.1.8: Chức vụ

Chức vụ Tần số Phần trăm (%)

Quản lý 4 3.4

Giám sát 13 10.9

Nhân viên 98 82.4

Chuyên viên 4 3.4

Tổng 119 100.0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019) Trong tổng 119 bảng hỏi hợp lệ, số người là quản lý chiếm 4 người tương ứng với 3.4%, là giám sát viên có 13 người chiếm 10.9%, và số nhân viên và chuyên viên lần lượt là là 98 người chiếm 82.4% và 4 người chiếm 3.4%.

Nhận xét: Tương ứng với mỗi bộ phận khác nhau sẽ có số lượng quản lý, giám sát và số lượng nhân viên, chuyên viên khác nhau. Việc số lượng nhân viên đông đảo và phân chia chức vụ cụ thể sẽ giúp công việc diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao khi vận hành theo đúng quy trình của Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc và Ban lãnh đạo Tập đoàn.

Bảng 2.2.1.9: Thu nhập cá nhân

Thu nhập cá nhân Tần số Phần trăm (%)

Dưới 10 triệu 39 32.8

Từ 10 đến 15 triệu 49 41.2

Trên 15 đến 20 triệu 28 23.5

Trên 20 triệu 3 2.5

Tổng 119 100.0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019) Trong tổng số bảng hỏi thu được hợp lệ, có 39 nhân viên có mức thuc nhập dưới 10 triệu mỗi tháng, 49 nhân viên có thu nhập từ 10 đến 15 triệu/tháng chiếm 41.2%, 28 nhân viên có thu nhập trên 15 đến 20 triệu/tháng chiếm 23.5%, 3 người có thu nhập trên 20 triệu/tháng chiếm 2.5% trong tổng thể.

Nhận xét: Mức thu nhập của nhân viên tại Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc phần lớn ở mức thu nhập khá cao, điều này được giải thích khi nhân viên làm việc tại Vinpearl Phú Quốc ngoài việc hưởng lương hàng tháng thì mức thu nhập còn tăng thêm nhờ phụ cấp chính sách thưởng và phúc lợi. Ngoài ra, mức thu nhập cá nhân của nhân viên viên tại Vinpearl Discovery 2 Phú Quốc còn được trả theo năng lực và trình độ bản thân của nhân viên.

Bảng 2.2.1.10: Số năm làm việc

Số năm làm việc Tần số Phần trăm (%)

Dưới 1 năm 65 54.6

Từ 1 đến 3 năm 40 33.6

Trên 3 đến 5 năm 11 9.2

Trên 5 năm 3 2.5

Tổng số 119 100.0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019) Trong tổng số 119 bảng hỏi thu về đều hợp lệ, có 65 nhân viên làm việc dưới 1 năm tại Vinpearl Discovery 2, chiếm 54.6%, có 40 nhân viên làm việc từ 1 đến 3 năm chiếm 33.6%, 11 nhân viên làm việc trên 3 đến 5 năm chiếm 9.2%

và 3 nhân viên làm việc trên 5 năm chiếm 2.5% trong tổng thể.

Nhận xét: Qua số liệu thống kê cho thấy, đa số nhân viên làm việc tại khách sạn có số năm làm việc dưới 1 năm chiếm hơn 50% số nhân viên của khách sạn, số còn lại phân bố tương đối không đồng đều cho các nhóm năm.

Nhìn chung, đa số nhân viên làm việc đều là nhân viên trẻ và thường không gắn bó lâu dài với khu nghỉ dưỡng vì rất nhiều lí do như điều kiện sống tại Phú Quốc, công việc không đủ sự hấp dẫn để giữ chân nhân viên,...nên sự thay đổi nguồn nhân lực diễn ra một cách thường xuyên nhất là vào những mùa cao điểm. Nhưng có một số lượng nhân viên có thâm niên và gắn bó lâu dài với khách sạn. Số lượng nhân viên được thể hiện cụ thể qua từng con số được thông kê như trên.

2.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha theo thang đo của Chu Thị Mộng Ngọc để đo lường độ tin cậy của thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng nhằm

loại các biến không phù hợp, nhằm đảm bảo độ tin cậy của thang đo chỉ những nhân tố nào có Cronbach’s alpha tổng lớn hơn 0.7 thì mới được xem là thang đo có độ tin cậy và được giữ lại. Ngoài ra, mối quan hệ tương quan biến tổng cũng được xem xét, chỉ những biến nào có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 mới được giữ lại.

Kiểm định thang đo lần 1:

Bảng 2.2.2.1: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha tổng lần 1 Hệ số Cronbachs’Alpha biến tổng Tổng số biến

0.833 26

Bảng 2.2.2.2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 1

Các biến

Hệ số tương quan

biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha loại biến 1. Môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh 0.397 0.827

2. Nơi làm việc rất an toàn 0.377 0.827

3. Được cung cấp đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ

cho công việc 0.403 0.826

4. Thời gian làm việc hợp lý 0.410 0.826

5. Lãnh đạo đối xử công bằng với nhân viên 0.416 0.826 6. Quản lý luôn hiểu rõ những khó khăn trong

công việc của nhân viên 0.352 0.828

7. Đồng nghiệp phối hợp tốt khi làm việc 0.438 0.825 8. Tập thể nhân viên luôn đoàn kết, giúp đỡ

lẫn nhau trong công việc 0.322 0.829

9. Công việc thú vị và có thử thách 0.208 0.835 10. Công việc phù hợp với năng lực và trình

độ của nhân viên 0.254 0.833

11. Nhân viên được chủ động và chịu trách

nhiệm với công việc của bản thân. 0.395 0.827

12. Tiền lương được thanh toán đúng thời hạn

như cam kết 0.471 0.825

13. Chính sách phúc lợi thỏa đáng 0.462 0.826

14. Lương phù hợp với khả năng và đóng góp của 0.417 0.826

nhân viên

15. Lãnh đạo luôn ghi nhận ý kiến đóng góp của

nhân viên 0.489 0.823

16. Nhân viên được tạo điều kiện phát triển

năng lực chuyên môn 0.467 0.825

17. Tổ chức thi đua, khen thưởng và biểu

dương nhân viên xuất sắc 0.261 0.832

18. Được đào tạo các kỹ năng cần thiết để thực

hiện tốt công việc của mình 0.287 0.830

19.Khối lượng công việc hợp lý 0.365 0.828

20. Nhân viên được bố trí công việc phù hợp với

trình độ chuyên môn và kỹ năng được đào tạo. 0.319 0.829 21. Hệ thống tiêu chuẩn thăng tiến được công

bố cụ thể, rõ ràng 0.414 0.826

22. Có chính sách luân chuyển công việc hợp lý 0.222 0.833 23. Tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực 0.453 0.824 24. Nhân viên cảm thấy hài lòng đối với công

việc hiện tại 0.320 0.830

25. Nhân viên có ý định gắn bó lâu dài với

công việc tại resort 0.366 0.828

26. Nhân viên luôn cảm thấy thoải mái, hào

hứng khi làm việc 0.478 0.825

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019) Kết quả phân tích Cronbach’ Alpha lần 1 hệ số Cronbach’s Alpha biến tổng là 0.833 trên 26 biến, có tổng cộng 5 biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 là biến số 9. Công việc thú vị và có thử thách (0.208), biến số 10. Công việc phù hợp với năng lực và trình độ của nhân viên (0.254), biến số 17. Tổ chức thi đua, khen thưởng và biểu dương nhân viên xuất sắc (0.261), biến số 18. Được đào tạo các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc của mình (0.287) biến số 22. Có chính sách luân chuyển công việc hợp lý (0.222) nên loại bỏ các biến này. Nghĩa là 5 biến đó sẽ loại khỏi mô hình và còn lại 21 biến tiếp tục phân tích lần 2.

Kiểm định thang đo lần 2:

Bảng 2.2.2.3: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha tổng lần 2 Hệ số Cronbach’s Alpha biến tổng Tổng số biến

0.834 21 Bảng 2.2.2.4: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2

Các biến Hệ số tương

quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s

Alpha loại biến 1. Môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo

vệ sinh 0.447 0.825

2. Nơi làm việc rất an toàn 0.404 0.827

3. Được cung cấp đầy đủ trang thiết bị hỗ

trợ cho công việc 0.433 0.825

4. Thời gian làm việc hợp lý 0.472 0.823

5. Lãnh đạo đối xử công bằng với nhân viên 0.480 0.823 6. Quản lý luôn hiểu rõ những khó khăn

trong công việc của nhân viên 0.385 0.828

7. Đồng nghiệp phối hợp tốt khi làm việc 0.452 0.824 8. Tập thể nhân viên luôn đoàn kết, giúp

đỡ lẫn nhau trong công việc 0.324 0.830

11. Nhân viên được chủ động và chịu trách

nhiệm với công việc của bản thân. 0.311 0.831

12. Tiền lương được thanh toán đúng thời

hạn như cam kết 0.439 0.826

13. Chính sách phúc lợi thỏa đáng 0.469 0.826

14. Lương phù hợp với khả năng và đóng góp

của nhân viên 0.432 0.825

15. Lãnh đạo luôn ghi nhận ý kiến đóng góp

của nhân viên 0.438 0.825

16. Nhân viên được tạo điều kiện phát triển

năng lực chuyên môn 0.433 0.826

19.Khối lượng công việc hợp lý 0.350 0.829

20. Nhân viên được bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và kỹ năng được đào tạo.

0.302 0.831

21. Hệ thống tiêu chuẩn thăng tiến được

công bố cụ thể, rõ ràng 0.337 0.829

23. Tạo cơ hội thăng tiến cho người có

năng lực 0.445 0.825

24. Nhân viên cảm thấy hài lòng đối với

công việc hiện tại 0.338 0.830

25. Nhân viên có ý định gắn bó lâu dài với

công việc tại resort 0.369 0.828

26. Nhân viên luôn cảm thấy thoải mái,

hào hứng khi làm việc 0.472 0.824

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019) Sau khi loại bỏ 5 biến trên, kết quả phân tích Cronbach’ Alpha lần 2 ta cũng được hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0.834, các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3, do đó sẽ phân tích động cơ làm việc từ 21 biến còn lại. Điều này đồng nghĩa với thang đo tốt đáp ứng được tiêu chuẩn của nghiên cứu.

2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố lần 1:

Bảng 2.2.3.1: Kết quả hệ số KMO và Bartlett’s trong phân tích nhân tố lần 1 Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.711 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 884.695

Df 210

Sig. 0.000

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2019) KMO (Keiser Meyer Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Hệ số KMO = 0.711 > 0.5: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Kết quả kiểm định Bartlett’s là 884.695 với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05, ( bác bỏ giả thuyết ): các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể ) như vậy giả thuyết về mô hình nhân tố là không phù hợp và sẽ bị bác bỏ;

điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.

Giá trị tổng phương sai trích = 63.946% > 50%: đạt yêu cầu, khi đó có thể nói rằng một nhân tố này giải thích 63.946% biến thiên của dữ liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu động cơ làm việc của nhân viên tại vinpearl discovery 2 phú quốc (Trang 63 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w