Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với một số KCN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lài Cai (Luận văn thạc sĩ) (Trang 42 - 46)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP

1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với một số KCN ở Việt Nam

1.2.1.1. KCN Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Đông Phố Mới tỷ lệ 1/2000 đã được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt tại Quyết định số 4099/QĐ-UBND ngày 25/12/2008.

Đến ngày 30/3/2009 UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt thành lập KCN Đông Phố Mới tại Quyết định số: 717/QĐ-UBND.

KCN Đông Phố Mới nằm cách trung tâm Thành phố Lào Cai khoảng 4km về phía Đông Bắc, trên địa bàn phường Phố Mới. Tổng diện tích: 1.000.000 m2 (100 ha). Trong đó đất quy hoạch cho công nghiệp là 71,85ha, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã bàn giao cho UBND thành phố Lào Cai xây dựng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp là 2,2ha. Diện tích đất công nghiệp Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai quản lý là 69,95ha.

KCN Đông Phố Mới được quy hoạch là KCN “sạch”, dành bố trí cho các loại hình công nghiệp như: Công nghiệp lắp ráp điện tử, gia công sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, xuất khẩu như: May mặc, thủ công mỹ nghệ… và các kho tàng bến bãi trung chuyển hàng hóa.

Tính đến nay KCN có 41 dự án đang hoạt động và đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 1.158 tỷ đồng. tổng diện tích đất đã giao cho các nhà đầu tư thực hiện dự án là 67,33 ha, với tỷ lệ lấp đầy 96.67%. (KCN Đông Phố Mới được quy hoạch là KCN sạch nên ngành nghề hoạt động chủ yếu là kho bãi chứa hàng và kinh doanh thương mại). Dự án đã đi vào hoạt động sản xuất ổn định: 36 dự án.

Dự án đang triển khai xây dựng: 04 dự án. Dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư để xây dựng: 01 dự án.

- Hiện nay KCN Đông Phố Mới đã đầu tư xây dựng xong Trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 500m3/ngày.đêm và đang triển khai các thủ tục để đi vào vận hành. KCN Đông Phố Mới đã đầu tư tách riêng hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung.

- KCN Đông Phố Mới đã thực hiện lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết và được phê duyệt tại Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 18/3/2018.

Với đặc thù của KCN nằm trong lòng thành phố Lào Cai, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai 04 km, KCN Đông Phố Mới được UBND tỉnh Lào Cai định hướng phê duyệt ngay từ bước lập quy hoạch chú trọng tới vấn đề bảo vệ môi trường, vì vậy khu tiếp nhận các dự án đầu tư, UBND tỉnh đã chủ trọng thu hút những dự án đầu tư thân thiện, không làm ảnh hưởng đến môi trường, vì vậy KCN Đông Phố Mới không phát sinh các vấn đề môi trường. Ngoài ra Ban Quản lý đã thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất trong phạm

vi quản lý. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ngành chức năng để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố môi trường xảy ra và các xử lý các hành vi vi phạm liên quan tới lĩnh vực môi trường.

1.2.1.2. KCN Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình

KCN Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình nằm cạnh trục đường đi Nam Định, Hải Phòng, do vậy vấn đề giao thông vận tải rất thuận tiện. Diện tích 101,89 ha. Phía Bắc giáp khu dân cư xã Phú Xuân, phía Nam giáp đường Nguyễn Đức Cảnh, phía Tây giáp sông Bạch, phía Đông giáp đường Lý Bôn. BQL KCN xác định rất rõ nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên tổ chức nhiều cuộc họp với các doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, nhắc nhở, phối hợp kiểm tra việc chấp hành bảo vệ môi trường KCN. Công tác quản lý nhà nước về môi trường tại KCN Nguyễn Đức Cảnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể như:

KCN đã có trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 4.560m3/ ngày đêm, đến nay 100% các doanh nghiệp đã đấu nối với hệ thống thu gom nước thải KCN.

Hầu hết nước thải của các công ty trong KCN đều đã xử lý sơ bộ trước khi thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Thời gian đầu, trạm xử lý nước thải đi vào hoạt động, hầu hết các doanh nghiệp không phải trả chi phí cho công tác xử lý chất thải tại các KCN nên việc quản lý môi trường gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, BQL đã trình UBND tỉnh phê duyệt phí xử lý nước thải, tổ chức triển khai đến từng doanh nghiệp. Đến nay, 80% doanh nghiệp trong KCN Nguyễn Đức Cảnh đã đồng ý trả phí xử lý nước thải, số doanh nghiệp còn lại đang được BQL vận động thực hiện. Nhà máy xử lý nước thải KCN đạt tiêu chuẩn A trước khi xả thải ra môi trường. Đặc biệt, nhà máy xử lý nước thải có xây dựng hồ kiểm chứng chứa nước khi xả ra môi trường để nhân dân công khai giám sát. Đến nay, chất thải rắn của các doanh nghiệp cơ bản được kiểm soát.

KCN có nhiều nhà máy chịu ảnh hưởng của môi trường chung do hoạt động của các nhà máy có hoạt động sản xuất gây bụi, tiếng ồn, khí thải… Để khắc phục những ảnh hưởng trên, BQL KCN đã vận động, tuyên truyền và nhắc nhở các nhà máy về vấn đề môi trường KCN. Vì vậy, hầu hết các nhà máy đã tạo dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng tốt, đầu tư mang tính chất chiến lược lâu dài, trồng nhiều cây xanh

bao quanh, ngăn bụi điều hòa không khí tại nhà máy, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp. Nhà máy thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu, khống chế ô nhiễm môi trường đảm bảo xử lý chất thải theo Tiêu chuẩn và quy chuẩn về môi trường hiện hành; giám sát chặt chẽ lượng phát thải, nguồn thải trong quá trình vận hành hoạt động. Đồng thời, BQL KCN cũng đẩy mạnh bộ phận chuyên trách về môi trường KCN, nâng cao chuyên môn và dành kinh phí hàng năm cho việc quan trắc, giám sát và quản lý môi trường.

1.2.1.3. KCN Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

KCN Tây Bắc Đồng Hới được thành lập theo Quyết định số 10/2005/QĐ- UBND ngày 04/3/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình, địa điểm xây dựng tại Phường Bắc Lý, TP Đồng Hới. KCN Tây Bắc Đồng Hới nằm ở phía Tây Bắc TP Đồng Hới cách Trung tâm TP Đồng Hới 3km, cách quốc lộ 1A 2km, cách đường Hồ Chí Minh 1,5km, cách đường sắt Bắc Nam 1km, cách sân bay Đồng Hới 2,5km, khu công nghiệp Tây Bắc Đông Hới có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế đa dạng.

Tổng diện tích đất khu công nghiệp là 62,56 ha trong đó: Diện tích đất xây dựng nhà máy : 41,16 ha; Diện tích đất xây dựng trung tâm điều hành, dịch vụ : 0,75 ha;

Diện tích cây xanh mặt nước : 12,66 ha; Diện tích đất đường giao thông: 7,99 ha Hạ tầng kỹ thuật và xã hội KCN Tây Bắc Đồng Hới được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước với tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đồng, hiện nay đã hoàn thành cơ bản hệ thống giao thông chính, san đắp mặt bằng; thu hút đầu tư lấp đầy khoảng 80% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê.

KCN Tây Bắc Đồng Hới hiện là khu vực có lượng chất thải lớn với 15 dự án đang hoạt động thuộc các ngành nghề chế biến gỗ, sản xuất ván ép, sản xuất bê tông ly tâm và bê tông thương phẩm, chiết nạp ga, gia công may mặc… KCN Tây Bắc Đồng Hới chủ yếu thu hút đầu tư các doanh nghiệp có mức độc hại thấp, ít tác động đến môi trường nên lượng nước thải công nghiệp và chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sản xuất của các doanh nghiệp là không lớn.

Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới phát sinh tổng khối lượng chất thải rắn là 32.934,5 kg/tháng, nhìn chung lượng chất thải rắn từ quá trình sản xuất phần lớn được thu gom, phân loại để tái sử dụng, phần còn được thu gom và xử lý theo phương thức của rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại.

Lượng nước thải phát sinh tại KCN Tây Bắc Đồng Hới khoảng 1.708,2 m3/tháng, trong đó: lượng nước thải sinh hoạt: 1513,2 m3/tháng; lượng nước thải sản xuất: 195 m3/tháng. Với tính chất của các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động, nguồn phát sinh nước thải công nghiệp tại đây chủ yếu là từ các cơ sở sản xuất bê tông thông qua công đoạn vệ sinh dụng cụ, bảo dưỡng các cấu kiện bê tông đúc sẵn và từ lò hơi các cơ sở sản xuất gỗ, ván ép, bao bì…Hầu hết các doanh nghiệp không lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải, khối lượng nước thải phát sinh tại các doanh nghiệp chỉ được ước tính dựa trên khối lượng nước cấp (80%

lượng nước cấp), vì vậy có sự chênh lệch giữa số liệu thống kê và số liệu thực tế đầu vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN.Theo kết quả quan trắc định kỳ, hầu hết các mẫu phân tích chất lượng nước thải, nước mặt, đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép của các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành và không biến động nhiều giữa các năm.

Theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí năm 2017, các chỉ tiêu phân tích gồm hàm lượng bụi, nồng độ các khí SO2, CO2, NO2 và độ ồn tại các vị trí quan trắc đều có kết quả nằm trong giới hạn cho phép của các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành và không thay đổi nhiều so với kết quả quan trắc 04 năm về trước.

Tuy nhiên, nhờ tuân thủ các yêu cầu về xử lý chất thải nên kết quả quan trắc môi trường định kỳ năm 2017 tại KCN Tây Bắc Đồng Hới cho thấy, chất lượng môi trường không khí, nước mặt, nước dưới đất đều đạt giới hạn Quy chuẩn Việt Nam hiện hành. Riêng đối với mẫu nước thải tại một số doanh nghiệp vẫn còn một số chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép của QCVN 40: 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lài Cai (Luận văn thạc sĩ) (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)