Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP TẰNG LOỎNG, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI
3.5. Đánh giá về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Lực lượng cán bộ còn mỏng so với nhu cầu quản lý trong điều kiện đang thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế và ngày càng thu hút đầu tư mạnh mẽ như hiện nay ở tỉnh.
- Cán bộ của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai tuy có trình độ, kiến thức chuyên môn nhưng hầu hết còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về quản lý nhà nước nên năng lực tham mưu còn hạn chế, lúng túng khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chậm hoàn thành so với tiến độ yêu cầu.
3.5.3.2. Nguyên nhân khách quan
* Về cơ chế, chính sách, quy định pháp luật:
- Các yêu cầu về BVMT chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các ngành, các cấp. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về BVMT ở các cấp được củng cố, kiện toàn nhưng chất lượng hoạt động còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ nhất là ở cấp cơ sở trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về môi trường.
- Chưa có văn bản bản pháp quy cụ thể hoá các quy định BVMT đối với các vấn đề nổi cộm.
- Thiếu cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hoá công tác BVMT. Đặc biệt, thiếu cơ chế, hướng dẫn về cơ cấu, tổ chức, bộ máy, hoạt động của các đơn vị thu gom, xử lý rác, chủ yếu được hình thành tự phát nên các tổ chức này đã gặp nhiều khó khăn về kinh phí vận hành và đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển, cũng như chưa có cơ chế quản lý, giám sát hoạt động xử lý chất thải sau thu gom đối với các tổ chức này nên nhiều khi hoạt động còn tùy tiện.
- Chưa xây dựng chỉ tiêu đánh giá và tổ chức tổng kết kết quả thực hiện công tác BVMT theo lĩnh vực quản lý của từng ngành và UBND các cấp; kiểm điểm trách nhiệm của ngành, địa phương, đơn vị đối với các vấn đề môi trường nổi cộm.
* Về ý thức, trách nhiệm, sự phối hợp của các cấp, các ngành
- Công tác BVMT đã được các cấp, các ngành quan tâm, nhưng chưa đầy đủ, thiếu sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ giữa các ngành và các ngành và với các cấp trong công tác BVMT ở từng lĩnh vực quản lý, như: việc thực hiện quy hoạch; gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế của ngành với BVMT; triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án, kế hoạch BVMT đã được UBND tỉnh phê duyệt; thực hiện thủ tục hành chính, nhiều dự án đầu tư mới bỏ qua thủ tục đánh giá tác động môi trường khi thực hiện thủ tục đầu tư; bỏ trống nhiệm vụ BVMT thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.
- Ý thức chấp hành pháp luật BVMT của các doanh nghiệp còn hạn chế do chỉ coi trọng lợi ích kinh tế, được sự quan tâm, tạo điều kiện của cơ quan quản lý ở các cấp, các biện pháp, bình thức xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe.
- Sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, chính sách về môi trường còn chưa tích cực, hiệu quả, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp để thực hiện vai trò.
* Về tài chính, công nghệ
- Nguồn lực tài chính cho BVMT còn hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu, bên cạnh đó nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường và phí BVMT chưa được quản lý, phân bổ sử dụng đúng mục đích.
- Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế; sản xuất manh mún, thiết bị, công nghệ cũ và lạc hậu, tiềm năng ô nhiễm lớn; nằm xen kẽ trong khu dân cư, thiếu quỹ đất và khoảng cách an toàn nên không có điều kiện để đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải.
- Chưa có biện pháp kiểm soát dịch vụ tư vấn môi trường đang phát triển tràn lan, chất lượng dịch vụ tư vấn thấp cả về lĩnh vực công nghệ lẫn tư vấn thực hiện thủ tục hành chính và các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật khác.
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KCN TẰNG LOỎNG,
HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI