Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP TẰNG LOỎNG, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI
3.2. Công cụ quản lý
3.2.1. Tình hình thực hiện công cụ chính sách, pháp luật
Công cụ pháp lý sử dụng trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai bao gồm:
- Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, quy định về BVMT tại các điều: Điều 50: Nước cộng hòa XHCN Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, BVMT, thực hiện CNH, HĐH; Điều 63: Nhà nước có chính sách BVMT; quản lý, sử dụng hiệu quả bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên...; khuyến khích mọi hoạt động BVMT, phát triển sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
Để triển khai thực hiện tốt công tác BVMT tại KCN Tằng Loỏng, các cơ quan quản lý đã thực hiện nghiêm Luật BVMT 2005 và hiện nay là Luật BVMT 2014, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các Nghị định, Thông tư, Quyết định về môi trường và dựa vào tình hình thực tế của tỉnh để ban hành các văn bản pháp luật về môi trường và thực hiện có hiệu quả khả quan, tại Quyết định số 2320/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực BVMT trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Nghị quyết đã chỉ đạo cần tập trung giải quyết 7 nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, gồm: BVMT KCN; trong hoạt động khai thác khoáng sản; khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường nông thôn, làng nghề; từng bước khắc phục ô nhiễm tại các thành phố lớn và lưu vực sông; kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu; ngăn chặn có hiệu quả sự suy thoái các hệ sinh thái, suy giảm các loài; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT;
Ngoài ra tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, quy định (trước đây là Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế) để triển khai thực hiện các nghị định trên UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3459/QĐ-UBND ngày 02/8/2017 về quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai, qua đó phân công nhiệm vụ cho ngành Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý KCN, KKT, các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến BVMT KCN;
Tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, quy định về trình tự, thành phần hồ sơ, điều kiện, mục tiêu, quy mô, tính chất ngành nghề hoạt động của dự án như thế nào sẽ phải lập đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, căn cứ vào quy định trên Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý khu kinh tế, các đơn vị liên quan sẽ đôn đốc, yêu cầu các doanh nghiệp tại KCN Tằng Loỏng thực hiện.
Căn cứ các quy định trên công tác thẩm định báo cáo ĐTM tại KCN Tằng Loỏng đã được thắt chặt ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, rà soát các đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM, đơn vị quan trắc môi trường đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Đối với báo cáo ĐTM nội dung không đạt yêu cầu UBND tỉnh đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại để hoàn thiện hồ sơ. Việc thành lập Hội đồng thẩm định được thực hiện nghiêm túc, lựa chọn các chuyên gia ngành, lĩnh vực phù hợp với loại hình dự án. Hội đồng thẩm định do 01 đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm chủ tịch Hội đồng, lãnh đạo các sở ngành, Ban Quản lý KKT là thành viên.
Về cơ bản các văn bản khi ban hành đã được các cấp, các ngành cũng như các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Tằng Loỏng triển khai thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bào Thắng, tỉnh Lào Cai.
3.2.2. Công cụ kinh tế
Hiện nay ở nước ta đang áp dụng một số loại phí như sau: Phí vệ sinh môi trường, Phí Bảo vệ môi trường đối với nước thải, Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản,Lệ phí môi trường...
Hiện nay tại KCN Tằng Loỏng các doanh nghiệp mới phải chi trả các khoản phí về xử lý nước thải, mức phí xử lý nước thải tại trạm xử lý nước thải KCN Tằng Loỏng là 50.000 đồng/m3. Việc triển khai thu phí xử lý nước thải đã có những kết
quả bước đầu nhưng vẫn còn có nhiều khó khăn do: Việc xử lý nước thải theo hình thức tập trung, nhưng việc thu phí lại không có quy định riêng mà áp dụng độc lập cho từng doanh nghiệp. Thậm chí mức thu phí còn thấp hơn mức phí thu gom, xử lý. Bên cạnh đó, tính tự giác và ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp trong kê khai và nộp phí chưa cao, tỷ lệ doanh nghiệp đóng phí còn thấp.
Đối với việc xử lý chất thải rắn, hiện nay UBND tỉnh Lào Cai đã chấp thuận cho Công CP DV môi trường xanh Việt Sơn xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại KCN Tằng Loỏng, trong tương lai, khi dự án đi vào hoạt động, các nhà máy tại KCN Tằng Loỏng sẽ phải thực hiện trả các chi phí liên quan đến xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
Ngoài ra hệ thống chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường KCN cũng là một công cụ kinh tế hữu hiệu. Hàng năm thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, Ban Quản lý khu kinh tế thường xuyên kiểm tra, đột xuất kiểm tra, phát hiện, báo cáo UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc thực hiện bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN Tằng Loỏng.
UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện thanh tra công tác bảo vệ môi trường của các đơn vị doanh nghiệp, Ban Quản lý khu kinh tế đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện tham mưu cho tỉnh xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị sai phạm, chưa chấp hành tốt chính sách về bảo vệ môi trường. Nhìn chung việc áp dụng thực hiện công cụ chính sách sách pháp luật vào công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại KCN Tằng Loỏng đã mang lại nhiều kết quả to lớn, việc áp dụng hiến pháp, luật Bảo vệ môi trường, đối chiếu các nghị định, thông tư, quyết định vào hoạt động của các doanh nghiệp đã mang tính răn đe, nhắc nhở, cảnh cáo; các doanh nghiệp khi hoạt động đã chú ý hơn đến công tác bảo vệ môi trường, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt các quy định về lập ĐTM, xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy định.
3.2.3. Công cụ kỹ thuật
Tại KCN Tằng Loỏng một số khoa học kỹ thuật đã được áp dụng trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, cụ thể:
Năm 2018 đã hoàn thành triển khai lắp đặt hệ thống camera giám sát bằng hình ảnh đối với hoạt động của các doanh nghiệp, nhà máy, theo đó hoạt động của các nhà máy sẽ được truyền trực tiếp về hệ thống quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý KKT, nên việc giám sát hoạt động xả thải của doanh nghiệp sẽ được thực hiện 24/24.
Ngoài ra, các doanh nghiệp hiện đang lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải, nước thải tự động, hiện có 8/9 doanh nghiệp với 23/31 ống khói đã được thực hiện lắp đặt thiết bị quan trắc tự động và dữ liệu sẽ được truyền về hệ thống máy chủ của Sở Tài nguyên và môi trường.
Bằng việc sử dụng công cụ kỹ thuật trên đang là nguồn thông tin dữ liệu quản lý hết sức cần thiết, giúp cho công tác quản lý môi trường KCN được chặt chẽ và có cơ sở khoa học. Vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường của KCN Tằng Loỏng sẽ được nâng cao đáng kể trong tương lai.
3.2.4. Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường
Để các quy định pháp luật được phổ biến tới các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN Tằng Loỏng để chấp hành theo quy định, hành năm UBND tỉnh Lào Cai, Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan thường xuyên ban hành văn bản đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ pháp lý về môi trường khi triển khai thực hiện dự án (lập báo cáo ĐTM/KHBVMT; ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường; xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH...).
Hàng năm định kỳ vào ngày môi trường thế giới ngày 5/6, Ban Quản lý đã tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường tại KCN Tằng
Loỏng. Tổ chức thành công các buổi tuyền truyền với nội dung Nâng cao nhận thức và hiệu quả trong công tác quản lý môi trường đối với các doanh nghiệp trong KCN. Công tác tuyên truyền đã kịp thời truyền tải các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để kịp thời thực hiện góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của các doanh nghiệp.